-->

Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, tính đến ngày 31/5/2020, có 53 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đã nhận được hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của đơn vị, doanh nghiệp. Theo đó: Tổng số đơn vị đã được phê duyệt hồ sơ tạm dừng đóng là 1.171 đơn vị, tương ứng với 107.327 lao động và số tiền ước khoảng 396 tỷ đồng.
Thủ tục hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

Kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Thông tin về kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 5 tháng đầu năm 2020, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết: 5 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp và hàng ngàn người lao động.

Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại nhà cho người dân trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. Ảnh: B.D

Dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương, để chung tay cùng Chính phủ vượt qua đại dịch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã khẩn trương, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh gây ra; đảm bảo công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp trong khai báo y tế điện tử, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Cụ thể, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia với các Bộ, ngành hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kịp thời ban hành trên 25 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng phó với dịch bệnh Covid-19 như: Thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 4,5 trong cùng một kỳ chi trả cho người hưởng qua thẻ ATM, trực tiếp tại nhà; kịp thời chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh gây ra.

Trong công tác khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được kịp thời khám chữa bệnh hoặc chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi nghi ngờ nhiễm virus Corona; thực hiện ngay việc tạm ứng kinh phí cho các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đặc biệt là các cơ sở khám chữa bệnh có người bệnh bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19; sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu để mua thuốc sát trùng và xà phòng chống dịch Covid-19; cấp thuốc điều trị ngoại trú đối với các trường hợp mắc bệnh mãn tính, điều trị dài ngày trong thời gian chống dịch Covid-19; hướng dẫn, hỗ trợ người dân cung cấp mã số bảo hiểm xã hội thực hiện khai báo y tế điện tử…

Đặc biệt, đã kịp thời thẩm định hồ sơ, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tính đến ngày 31/5/2020, có 53 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đã nhận được hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của đơn vị, doanh nghiệp; theo đó: Tổng số đơn vị đã được phê duyệt hồ sơ tạm dừng đóng là 1.171 đơn vị, tương ứng với 107.327 lao động và số tiền ước khoảng 396 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia được ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời, giúp người dân vượt qua khó khăn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp. Hiện toàn ngành Bảo hiểm xã hội đang thực hiện chi trả cho hơn 3,2 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Uớc đến ngày 3/6/2020, toàn ngành đã giải quyết hưởng mới các chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp) cho khoảng 50.297 người; giải quyết hưởng mới các chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp một lần, tuất một lần cho khoảng 353.616 người với số tiền chi trả là 13.154,7 tỷ đồng; giải quyết chế độ ốm đau cho khoảng 2.992.172 lượt người với số tiền chi trả là 1.413,3 tỷ đồng; thai sản cho khoảng 743.310 lượt người với số tiền chi trả là 9.591,5 tỷ đồng; dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho khoảng 162.132 lượt người với số tiền chi trả 417,8 tỷ đồng; chi trả cho 558.418 người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (trong đó hưởng mới là 298.833 người) với số tiền chi trả là 5.009 tỷ đồng.

Ước đến ngày 4/6/2020, số tiền chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được các cơ sở đề nghị quyết toán trên Hệ thống giám định bảo hiểm y tế là khoảng 38.005.146 triệu đồng (chưa bao gồm số chi của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), với tỷ lệ sử dụng dự toán năm khoảng 38%.

“Với vai trò của mình, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đã giúp đảm bảo phần nào đời sống, củng cố sức khoẻ cho hàng ngàn người lao động thất nghiệp và gia đình; giảm thiểu áp lực kinh tế đối với các đơn vị, doanh nghiệp trong việc đảm bảo sản xuất, kinh doanh; góp phần ổn định kinh tế, xã hội của đất nước. Toàn ngành Bảo hiểm xã hội luôn xác định và nỗ lực vì tinh thần chung, nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển”, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh khẳng định.

Cũng theo ông Đào Việt Ánh, những kết quả trong 5 tháng đầu năm, đặc biệt là những giải pháp hỗ trợ kịp thời tới người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, càng cho thấy sự ra đời của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đóng vai trò tích cực trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước.

Tập trung phát triển đối tượng tham gia

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 31/5, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14,404 triệu người, đạt 89,8% kế hoạch giao (giảm 11,5 nghìn người so với tháng 4/2020, giảm 796 nghìn người so với năm 2019). Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 600,6 nghìn người, đạt 50% kế hoạch giao (tăng 42 nghìn người so với tháng 4/2020, tăng 26 nghìn người so với năm 2019). Số người tham gia bảo hiểm y tế là 85,078 triệu người, đạt 96,6% kế hoạch giao (giảm 109 nghìn người so với tháng 4/2020, giảm 849 nghìn người so với năm 2019).

Theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, người lao động không có việc làm phải ngưng việc, nghỉ việc, thu nhập người dân giảm do dịch bệnh nên có một bộ phận không thể tham gia hoặc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế…

Vì vậy, theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong thời điểm hiện tại, trước tình hình dịch Covid-19 ở nước ta đã cơ bản được kiểm soát, bước vào giai đoạn bình thường mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tập trung huy động mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đặt ra cho năm 2020; đồng thời, tiếp tục ưu tiên cho việc bố trí kinh phí để đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho người tham gia.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, xã hội đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền, tập trung vào các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, CNVCLĐ trong kỷ nguyên mới

Vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, CNVCLĐ trong kỷ nguyên mới

Mới đây Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Chương trình tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa đối với kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
LĐLĐ quận Long Biên tổ chức Cuộc thi “Cùng nhau vào bếp - Gắn kết yêu thương”

LĐLĐ quận Long Biên tổ chức Cuộc thi “Cùng nhau vào bếp - Gắn kết yêu thương”

Nhằm thiết thực hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Cuộc thi “Cùng nhau vào bếp - Gắn kết yêu thương” trong công nhân, viên chức, lao động quận Long Biên lần thứ I, năm 2025.
Khám phá Không gian văn hóa Hồ Chí Minh của Công đoàn Trường Tiểu học Đức Giang

Khám phá Không gian văn hóa Hồ Chí Minh của Công đoàn Trường Tiểu học Đức Giang

Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Đức Giang (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) vừa ra mắt mô hình Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Kỳ 1: Nỗ lực nâng cao nhận thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong CNVCLĐ

Kỳ 1: Nỗ lực nâng cao nhận thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong CNVCLĐ

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời đại số không chỉ là nhiệm vụ của người đứng đầu, mà còn là trách nhiệm của từng đoàn viên, từng người lao động, những hạt nhân bền bỉ trong guồng máy xây dựng và phát triển đất nước.
Nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo đoàn viên, người lao động

Nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo đoàn viên, người lao động

Trong dịp Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
Khoảnh khắc khó quên khi đón đoàn tàu Thống nhất tại ga Vinh

Khoảnh khắc khó quên khi đón đoàn tàu Thống nhất tại ga Vinh

Tối 30/4, sân ga Vinh rực rỡ ánh đèn và tràn ngập tiếng reo vui khi đoàn tàu Thống Nhất – hành trình đặc biệt chính thức cập bến ga Vinh.
Vinamilk gửi tặng hơn 150.000 sản phẩm đến người dân tham gia “concert quốc gia”

Vinamilk gửi tặng hơn 150.000 sản phẩm đến người dân tham gia “concert quốc gia”

Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải Phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP.HCM, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.

Tin khác

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng phụ cấp lưu trú khi đi công tác; Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức và quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025.
Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp. Cùng với lịch nghỉ, công nhân, người lao động quan tâm đến những quy định về tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng.
Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định Điều chỉnh chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, và thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn khi chưa tìm được việc làm mới. Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới nhất, áp dụng từ tháng 4/2025 về thủ tục khi người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố khác.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có sự điều chỉnh từ 1/7/2025.
Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật BHXH 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như số năm đóng BHXH.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động