--> -->

Dấu xưa giữa lòng phố thị

Cùng với quá trình chỉnh trang, phát triển đô thị, nhiều làng ở Hà Nội dần “thay da đổi thịt” với hàng loạt khu dân cư mới, đường sá thênh thang, nhà cao cửa rộng. Là thị dân giữa phố phường sầm uất, song nếu chậm rãi đi tìm lại những trầm tích lắng đọng chắc hẳn không ít người hoài cổ có thể dễ dàng thấy chất “làng” vẫn ít nhiều được lưu giữ.
dau xua giua long pho thi Căn nhà 100 năm tuổi đẹp nao lòng giữa phố thị

1. Chứng tích rõ ràng nhất của chất làng quê trong phố thị nếu nhắc đến hẳn phải kể tới những ngôi làng mang tên “Kẻ” của Hà Nội xưa. Theo lý giải của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, Kẻ là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước và có tuổi đời trên 2.000 năm. Theo lời nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Tọa, cứ nhẩn nha mà tính, Hà Nội lùi về thời điểm quãng trăm năm trước có rất nhiều… Kẻ. Đầu tiên có thể kể tới Kẻ Bưởi ôm ấp trong mình nhiều ngôi làng như Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Trung Nha…

Tại vùng đất mang tên Kẻ Bưởi này hiện có nhiều làng nghề, trong đó có 2 nghề nổi tiếng là dệt lĩnh và làm giấy dó. Nhắc chuyện này, hẳn chẳng riêng tôi mà không ít người sẽ đều nhớ đến tiếng chày giã dó đã đi vào câu ca dao nổi tiếng trong những cuốn sách giáo khoa bậc tiểu học: “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

dau xua giua long pho thi
Làng cổ là dấu ấn khó phai giữa nhịp sống đô thị xô bồ. Ảnh: Đức hà

Hà Nội khi xưa còn có vùng đất mang tên gọi là Kẻ Đơ. Dĩ nhiên những dấu vết của Kẻ Đơ để lại cho đô thị ngày nay có lẽ chỉ còn tìm thấy tại làng Triều Khúc… Trong nhịp chảy thời gian, những Kẻ Đáy, Kẻ Giàn, Kẻ Mọc, Kẻ Vẽ, Kẻ Noi… dần chỉ còn tìm thấy trong sách vở. Dấu tích xưa phai nhạt giờ muốn tìm cũng khó bởi trên đất xưa đã không còn tên xưa làng cũ nữa. Có chăng chỉ còn những bảng hiệu mang tính biểu trưng, nhận diện cho các ngôi làng trong Kẻ xưa như ở Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm…

Cũng lạ, bản thân tôi đã không ít lần lạc bước đến làng Vẽ Đông Ngạc. Thế nhưng, phải mãi đến tận giờ tôi mới biết đó chỉ là tên nôm. Nay muốn tìm đến làng, muốn cánh xe ôm hiểu và đưa đến đúng địa chỉ thì phải gọi là phường Đông Ngạc. Có một chuyện ít người biết đó là dải đất này ngoài chuyện được xếp “top” đầu trong những làng cổ nhất, khoa bảng nhất thì nơi đây còn là điểm lưu giữ được nhiều di tích, nhiều nét văn hóa làng xã bậc nhất ở khu ngoại ô Hà Nội. Và càng đáng trân trọng hơn khi sự quan tâm, giúp đỡ nhau trên vùng đất này sau bao biến thiên, xô bồ của cuộc sống vẫn không có mấy đổi thay.

2. Lại nữa, nhắc đến làng trong phố, người Hà Nội sống nhiều năm dường như ai cũng biết đến những làng hoa Ngọc Hà, Nhật Tân hay húng Láng… Thế nhưng, những tên hoa, tên rau ấy giờ chỉ còn trong ký ức. Càng bất ngờ hơn khi biết Hà Nội cũ cũng đã từng có 109 chiếc cổng làng cổ. Hà Tây trước khi nhập về Hà Nội thì có hơn 100 cổng làng. Hầu hết những cổng này được xây dựng trước năm 1945.

dau xua giua long pho thi

Thế nhưng, dấu tích xưa nay ít nhiều đã phai nhạt. Nay hồn xưa được lưu giữ chắc chỉ còn thấy được tại một số nơi như cổng làng Mông Phụ ở Đường Lâm, Sơn Tây, cổng làng Chi Quan ở Thạch Thất, cổng làng Ước Lễ ở Thanh Oai… Số cổng làng còn lại thì sao? Dĩ nhiên, đa số chúng đã bị sửa sang, không còn giữ được những giá trị ban đầu. Nhiều cổng còn bị bủa vây bởi đủ loại hàng quán rồi bị chìm khuất giữa những kiến trúc hiện đại óng ánh khác.

Quanh chuyện cổng làng cũng có không ít thú vị. Làng Hồ Khẩu, nay nằm trên đường Thụy Khuê, thuộc cụm dân cư số 1 và số 2 phường Bưởi, quận Tây Hồ là một ví dụ. Nghe các cao niên kể lại, thuở xưa, ở cổng làng này, hễ dong chân bước qua là khách phải… nhập gia tùy tục. Bởi, lệ làng là vậy. Ra vào làng, không phải ai cũng có thể tùy tiện đi qua bất cứ cái cổng nào, bởi mỗi chiếc cổng làng đều được dành cho các đối tượng riêng biệt. Cổng dành cho quan, cho dân, cho đám ma và đám cưới là hoàn toàn khác nhau.

Dĩ nhiên, dù đối tượng qua cổng khác nhau nhưng cổng làng luôn mở quanh năm cho tất cả mọi người. Đang tìm hiểu về lịch sử thăng trầm của những chiếc cổng làng ở giữa Thủ đô, cụ Nguyễn Thị Tư, phường Nghĩa Đô, năm nay đã hơn 90 tuổi, gọi với tôi lại rồi rỉ rả: “Nếu mà tôi không đau chân phải tập tễnh thì tôi sẽ đi tuyên truyền. Phải tuyên truyền, kể chuyện để giữ lại những di tích lịch sử của làng, mà chiếc cổng làng phải được gìn giữ đầu tiên”.

3. Nhắc đến những thi vị của làng hẳn không thể thiếu đồ ăn, thức uống truyền thống. Tương Mông Phụ là một điển hình. Ít ai biết rằng, thức gia vị dân giã đặc biệt này là đặc sản của đất hai vua Đường Lâm - thị xã Sơn Tây. Một “thổ địa” làng bảo, phải vào tận những ngôi nhà cổ, ăn cơm cùng gia chủ mới cảm được hết cái tình, cái thi vị của ngôi làng cổ đất Bắc này. Bữa cơm có thể đơn giản là cơm trắng, rau muống luộc và tương nếp chấm, cà muối xổi nhưng cũng đủ ngon, đủ ấm áp và gần gũi.

Lại nhắc chuyện làm tương, men theo con đường làng hình xương cá, tôi tìm đến nhà ông Hà Hữu Thể - một trong những gia đình nắm được kiểu cách làm tương truyền thống. Nghe kể, để có được bát tương ngon cũng hội tụ không ít nét cầu kỳ, kiểu cách. Đầu tiên phải kén kỹ đỗ tương với những hạt to, đều và bóng. Đỗ được rang nhỏ lửa, quấy đều, chín vừa. Rang xong, người làng sẽ xay nhỏ đỗ rồi đổ ra mẹt phơi một ngày, hôm sau bỏ vào chum sành, đổ nước vừa đủ và ngâm. Nước ngâm cũng phải lấy ở giếng làng mới đủ độ mát và trong.

Thứ nữa, gạo nếp làm tương cũng phải chọn kỹ là giống nếp cái hoa vàng, vị bùi, thơm và không xát trắng quá để giữ nguyên tinh chất dinh dưỡng của hạt gạo. Nếp đem đồ xôi, có mùi thơm gạo đầu mùa, hạt dẻo vừa phải là vừa ngon. Cho tương vào chum nước ngâm khoảng 4 - 5 ngày là lên men. Nếu thời tiết lạnh thì phải ngâm 5 ngày còn ngày nóng như mùa hè thì 4 ngày là gạo đã lên men. Khi đã ủ mốc xong, cho nước muối vào chum trước, tiếp là nước tương, bột đậu, sau cùng cho mốc. Khâu đánh tương cũng rất quan trọng. Nghe bảo, buổi sáng mở nắp chum phải quấy tương đều tay từ dưới và phơi nắng cho đến tối thì úp nắp chum.

Đánh tương liên tục khoảng 12 ngày đến 1 tháng để cho bay hết hơi mốc, cái tương chìm xuống, nước cốt tương nổi lên ngả màu vàng óng màu vàng hoa cải là màu đẹp nhất của tương. Chừng ấy chưa đủ, làm tương còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Nếu trời không có nắng, quá lạnh, độ ẩm cao, thấp cũng không thể cho ra đời mẻ tương ngon. Cho đến nay, với những gia đình ở Đường Lâm, chén tương chấm hằng ngày quen thuộc và trong mâm cơm cúng tổ tiên những ngày lễ Tết cũng chẳng thể thiếu. Người ta vẫn rỉ rả bảo nhau rằng: “Còn trời, còn đất, còn mây. Còn ao rau muống, còn đầy chum tương”.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Ngày 24/5, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳnh Lưu tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, người lao động”.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.
Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, việc xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở trong ngày 23/5 đã gây thiệt hại cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Thành phố Hà Nội bổ sung 3 dự án xây dựng tuyến đường tại phường Ngọc Thụy vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Long Biên.
Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động