Đấu thầu giá mua điện mặt trời: Cuộc đối đầu bất cân xứng!
EVN Hà Nội: Hơn 50% khách hàng trọng điểm đăng ký tham gia điều chỉnh phụ tải điện | |
Điện mặt trời áp mái: Hệ thống năng lượng tương lai | |
EVN Hà Nội cung cấp mẫu đăng ký bán Điện mặt trời áp mái |
Sẽ thí điểm đấu thầu giá điện mặt trời vào cuối năm 2020
Theo văn bản kết luận cuộc họp thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: Thực hiện theo hình thức đấu thầu công khai, minh bạch, cạnh tranh để giảm giá mua điện từ các dự án điện mặt trời.
Đấu thầu giá điện mặt trời làm khó doanh nghiệp trong nước? |
Như vậy, sẽ chỉ có biểu giá khuyến khích cố định (biểu giá FIT) áp dụng chung cho điện mặt trời áp mái; Việc ban hành biểu giá cố định cũng được xem xét áp dụng cho các dự án đã ký hợp đồng mua bán điện và đang triển khai thi công xây dựng đưa vào vận hành trong năm 2020. Như vậy, tất cả các dự án ngoài danh mục “vận hành năm 2020” sẽ được tiến hành đấu thầu để hướng đến mục tiêu giảm giá mua điện mặt trời.
Đại diện Ban Năng lượng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra một thông tin “rất đáng chờ đợi”: Trước khi Campuchia tiến hành đấu thầu giá điện mặt trời thì giá mua điện ở nước này là 7,06 cent/kWh, nhưng hiện nay (sau khi thực hiện cơ chế đấu thầu), giá mua điện mặt trời ở Campuchia chỉ còn 3,77 cent/kWh. Đại diện Ban Năng lượng, ADB cũng khẳng định, rõ ràng, việc thay đổi cơ chế đấu thầu đã có thể đưa đến mức giá tốt nhất. Tuy nhiên, vị đại diện này cũng cho rằng, tùy từng nơi mà giá có thể thay đổi tốt nhất nhưng phải có quy trình thực hiện như thế nào mới đạt được hiệu quả tốt như thế.
Hiện ADB cũng làm việc với Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam để chuẩn bị thí điểm đấu thầu, sớm nhất có thể tiến hành đấu thầu thí điểm vào cuối năm 2020. Trước thông tin về việc sẽ thí điểm đấu thầu giá điện mặt trời, không ít chuyên gia tỏ ra lo ngại khi cho rằng, liệu vấn đề triển khai có được thuận lợi theo phương án trên, thậm chí không ít người nghi ngại các vấn đề liên quan đến việc thông thầu…
Trước vấn đề trên, ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, đấu thầu là xu hướng tất yếu, nếu làm tốt có thể giảm đến 30-40% giá mua. Trên thế giới, sau khi có biểu giá khuyến khích cố định thì đến giai đoạn đấu thầu. Đây là hình thức bảo đảm công khai minh bạch nhất để mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia. Ông Quân cũng cho biết, Bộ đang nghiên cứu quy trình để đấu thầu thành công dự án điện mặt trời. Đang thực hiện các bước rà soát các vấn đề quy định của pháp luật, ai đứng ra tổ chức đấu thầu.
“Hiện có 2 phương án đang được tính đến, bao gồm đấu thầu theo trạm biến áp (có trạm còn đủ dung lượng truyền tải lên hệ thống sẽ tiến hành đấu thầu với các dự án xung quanh trạm này để chọn được dự án bán với mức giá thấp nhất) và phương án thứ 2 là giải phóng mặt bằng sạch, sau đó mời nhà đầu tư vào thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án”, ông Quân cho hay.
Cũng liên quan đến vấn đề đấu thầu giá điện mặt trời, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, việc đấu thầu là cần thiết, đã có luật và quy chế rồi nên cần khẩn trương làm một số dự án thí điểm để đến năm 2021 có thể tiến hành rộng rãi. “Để đấu thầu được giá điện, thì bước lập hồ sơ mời thầu là quan trọng nhất, khi đó phải xác định được 1 ha đất sản xuất ra được bao nhiêu kWh điện, từ đó sẽ xác định suất đầu tư và tổng mức đầu tư để đưa ra giá hợp lý nhất để các nhà đầu tư dự thầu”, ông Ngãi nhấn mạnh.
Doanh nghiệp nội có đủ chức cạnh tranh?
Bên cạnh một số ý kiến nghi ngại về tính khả thi của phương án đấu thầu giá điện mặt trời, rất nhiều ý kiến lại đồng tình với cơ chế đấu thầu mà Thủ tướng vừa kết luận. Theo đó, các chuyên gia trong ngành năng lượng cho rằng, khi đấu thầu thì số tiền ngân sách Nhà nước bỏ ra để bù giá điện sẽ ít hơn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng sẽ mua được giá điện “phải chăng” hơn. Tuy nhiên, lý thuyết là vậy nhưng để thực hiện được đấu thầu không dễ, nhất là trong tình thế hiện nay, khi vấn đề thiếu điện đang hiện hữu ngay trước mắt.
Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Vinh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hà Đô Ninh Thuận bày tỏ: Đấu thầu để đảm bảo mục tiêu minh bạch công khai là tốt nhưng mục tiêu trước mắt là chúng ta phải có điện để sử dụng. Vậy bao giờ mới có cơ chế đấu thầu để có thể có điện cung cấp lên lưới? Thứ hai nữa, Luật đấu thầu quy định, muốn thực hiện đấu thầu phải có mặt bằng sạch. Muốn có có đất sạch thì phải có quy hoạch.
Trong khi đó theo ông Vinh, 10 tháng nay tất cả các quy hoạch đều bị dừng lại, không thể triển khai. Bao giờ có quy hoạch thì mới triển khai công tác giải phóng mặt bằng, có đất sạch bàn giao thì chủ đầu tư mới có cơ sở để thực hiện dự án mời thầu. Mất bao lâu mới xong những công đoạn này trong khi tài nguyên gió, tài nguyên mặt trời vẫn cứ phát quanh năm. Qua đó, sẽ thất thoát rất nhiều tài nguyên.
“Cơ chế đấu thầu này có thể khiến doanh nghiệp trong nước “thua trắng” trước các doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể, về lý, muốn thực hiện đấu thầu thì phải có mặt bằng rồi, phải có đường dây truyền tải hiện hữu. Do đó, câu chuyện đấu thầu dự án điện mặt trời trở thành câu chuyện đấu thấu thiết bị bởi tỷ trọng đầu tư thiết bị trong một dự án năng lượng mặt trời chiếm cao nhất, có thể tới 90%. Trong khi hiện Việt Nam hoàn toàn phải nhập khẩu nguồn này, xem như chưa đấu thầu doanh nghiệp Việt đã… thua chắc”, ông Vinh lý giải.
Do đó, ông Vinh cho rằng, đấu thầu là cần thiết, là ý nghĩa nhưng cũng cần phải đánh giá lại tình hình thực hiện các dự án điện mặt trời hiện nay, để xem xét nên đưa ra phương án nào đúng đắn và phù hợp nhất với tình hình của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tận dụng được hết nguồn tài nguyên sẵn có mỗi ngày?.
Cùng chung quan điểm với ông Vinh, nhiều doanh nghiệp cũng tỏ ra lo ngại khi hàng trăm dự án điện mặt trời, điện gió đã được các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu, khảo sát…thì khi thực hiện đấu thầu sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nước ngoài tích cực tham gia. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp này lại có sự hỗ trợ rất lớn từ Ngân hàng thế giới và các tổ chức song phương, đa phương khác.
Trong khi đó, liên quan đến vấn đề đấu thầu, theo các chuyên gia năng lượng, về nguyên tắc giá là yếu tố đầu tiên. Tuy nhiên, trong đó vẫn có những tiêu chí cạnh tranh khác như tỷ lệ tham gia của doanh nghiệp địa phương, tỷ lệ sử dụng lao động và vật liệu xây dựng địa phương…những tiêu chí tưởng như “có lợi” ấy, thực chất lại trở thành những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nội. Bởi thế, không chỉ riêng ông Vinh mà nhiều doanh nghiệp khác cũng “lắc đầu” cho rằng, chưa đấu thầu đã biết doanh nghiệp nội thất thế.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Thị trường 02/02/2025 21:41
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ
Thị trường 02/02/2025 09:04
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết
Thị trường 01/02/2025 20:35
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết
Thị trường 01/02/2025 17:33
Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm
Thị trường 01/02/2025 08:00
Giá xăng dầu hôm nay (1/2): Giá dầu thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp
Thị trường 01/02/2025 07:59
Giá vàng hôm nay (1/2): Vàng thế giới lập kỷ lục mới
Thị trường 01/02/2025 06:09
Tín dụng 2025 tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
Thị trường 31/01/2025 19:38
Cập nhật giá vàng ngày 31/1: Vàng thế giới tăng "phi mã"
Thị trường 31/01/2025 17:55
Giá xăng dầu hôm nay (31/1): Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Thị trường 31/01/2025 07:07