Đâu là giải pháp đối với trẻ tăng động?
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên | |
Tâm sự của giáo viên dạy học theo công nghệ giáo dục |
Những đứa trẻ cô đơn và tuyệt vọng
Nhìn bức ảnh cháu bé đứng bên cửa sổ lớp học, bị “giữ chân” bởi sợi dây trói qua cổ, ánh mắt hoảng loạn, như van nài cầu cứu đã gây “bão mạng” xã hội suốt nhiều ngày qua. Quả thực, nhìn bức ảnh nhiều người cảm thấy giận giữ, phẫn nộ là điều đương nhiên. Bởi rất khó để chấp nhận việc đối xử với một đứa trẻ như vậy, nhất là với một đứa trẻ bị khuyết tật, tăng động giảm chú ý. Như trong Công văn số 159/PGD-ĐT, ngày 29/11/ 2018, của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Trực Ninh (Nam Định), khẳng định cháu bé trong trường hợp trên bị rối loạn phổ tự kỷ/chậm phát triển trí tuệ (có giấy xác nhận của Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương).
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia tư vấn tâm lý học Đinh Đoàn, Công ty TNHH Tư vấn tâm lý – Đào tạo phát triển Cá nhân & Cộng đồng cho biết: Đối với trẻ tăng động giảm chú ý cần có phương pháp giáo dục đăc biệt, tuy nhiên không phải là sử dụng biện pháp buộc hay trói trẻ để khống chế,“giữ chân” không cho chạy nhảy, nghịch ngợm như trên. Chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn phân tích: Đặc thù của trẻ tăng động giảm chú ý là khó ngồi im để tham gia một hoạt động nào cần sự tập trung chú ý mà không chạy nhảy lung tung.
Hình ảnh cháu bé bị buộc vào cửa sổ tại Nam Định. |
Nếu bắt ngồi, trẻ thường vặn vẹo, ngọ nguậy, quay bên nọ ngó bên kia, co chân duỗi tay không ngừng; thậm chí là có hành động ảnh hưởng đến các bạn xung quanh như lấy đồ, giựt tóc, kéo áo bạn,… Tuy nhiên, trẻ tăng động giảm chú ý thường không ý thức được hành động của mình. Thậm chí, khi bị trách phạt chúng cũng không thể điều chỉnh được hành vi cho đúng chuẩn mực.
Cũng theo chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn, biểu hiện của trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường xuất hiện rất sớm (khoảng 18 tháng tuổi). Tuy nhiên, biểu hiện rõ nhất và thường được phát hiện chủ yếu ở lứa tuổi bắt đầu giai đoạn đi học, nghĩa là khoảng từ tuổi mẫu giáo lớn khi trẻ bắt đầu phải quen với các hoạt động đòi hỏi sự tập trung. “Và cũng cần phải hiểu rằng, một đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý dường như rất cô đơn. Chính vì vậy chúng luôn phải cố gắng để gây sự chú ý, hoặc tìm kiếm một người có thể hiểu và chú ý đến mình. Nhưng cũng chính vì luôn mất tập trung, tăng động nên trẻ gần như không thể hoàn thiện việc được giao, do đó trẻ luôn có cảm giác thất bại, tuyệt vọng và bị cô lập”, nhà tâm lý học Đinh Đoàn nhấn mạnh.
Được biết, cháu bé 4 tuổi bị buộc vào cửa sổ lớp học hoàn cảnh của cháu bé rất éo le, bố mất sớm từ khi cháu P còn chưa lọt lòng, mẹ bị trầm cảm và bỏ đi khi vừa sinh cháu được một thời gian. Việc nuôi dạy cháu đều do một tay bà nội đã 60 tuổi chăm sóc. Hằng ngày, bà nội vẫn phải đi mò cua bắt ốc, ai thuê gì làm lấy để có tiền cho cháu ăn học và khám chữa bệnh. Do cháu P. có triệu chứng tăng động, nên việc kèm cặp cháu rất khó khăn. Hàng tháng cháu đều phải đi chữa bệnh 10 ngày, gia cảnh khó khăn nên nhà trường tạo điều kiện nhận cháu được đến trường. |
Đặc biệt, những rối loạn của chứng tăng động giảm chú ý bắt đầu từ não bộ. Vì vậy, việc dùng bạo lực, dùng dây trói “giữ chân” trẻ chỉ càng khiến cho não bộ bị kích thích tiêu cực, khiến đứa trẻ tăng động nhiều hơn. Mặc dù vậy, đứa trẻ bị tăng động vẫn cảm nhận được việc mình bị mọi người khó chịu, không nhận được sự yêu thương. “Chính vì vậy, để nuôi dưỡng một đứa trẻ tăng động giảm chú ý đòi hỏi nhiệt huyết, kể cả thời gian, tâm sức, năng lượng và tình yêu thương của cha mẹ, người thân và các cô giáo. Đặc biệt là vai trò của các thầy, cô giáo – những người giúp các em sớm hòa mình vào thế giới xung quanh và phát triển như bao đứa trẻ khác khi tới trường”, nhà tâm lý học Đinh Đoàn cho biết.
Các cô giáo có phải làm phúc phải tội?
Như vậy, trở lại vụ việc trẻ bị trói vào cửa sổ, hai cô giáo mầm non trông lớp 4 tuổi này cũng thừa nhận việc họ làm như trong ảnh. Tuy nhiên, hai cô giáo giải thích: Do lớp học đông và chỉ có hai cô chăm sóc, nên những lúc cháu bé này tăng động quá, cô giáo đã buộc dây vào người cháu để giữ “an toàn” cho chính cháu cùng các bạn trong lớp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn, lý giải của các cô giáo cho thấy cách làm của các cô giáo thể hiện nhận thức rất hạn chế, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm với trẻ khuyết tật, cụ thể ở đây là trẻ tăng động, nên đã có những hành vi không khéo và không đúng chuẩn mực, gây phản cảm. Cách xử lý như vậy, vừa không thể hiện được tình cảm yêu thương trẻ, càng khiến trẻ bất hợp tác; lại vừa có những tác động ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của chính đứa trẻ đó.
Đáng lo ngại, việc trẻ bị đối xử tệ bạc, cũng có thể khiến trẻ bị tách biệt khỏi bạn bè. Những đứa trẻ thấy các bạn bị đối xử tách biệt khi không hiểu lý do, chỉ nghĩ rằng hư sẽ bị như vậy, từ đó tạo ra sự tẩy chay giữa các trẻ với nhau. Dần dần bạn bị đối xử tách biệt sẽ cảm thấy bị cô độc, bản thân có vấn đề, tự đổ lỗi cho bản thân…Nếu tình trạng này kéo dài, đến một lúc nào đó, trẻ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu và rối loạn về mặt cảm xúc. Những điều này cũng ảnh hưởng đến hành vi sau này của trẻ.
Cũng theo nhà tâm lý học Đinh Đoàn, xét trong hoàn cảnh cụ thể để đánh giá bản chất sự việc hành vi của các cô giáo là sai, nhưng cô không có ác ý với trẻ. Hai cô cũng đáng được cảm thông, bởi họ chưa có chuyên môn sâu trong việc nuôi dạy trẻ khuyết tật. Được biết, cháu bé 4 tuổi bị buộc vào cửa sổ lớp học hoàn cảnh của cháu bé rất éo le, bố mất sớm từ khi cháu P còn chưa lọt lòng, mẹ bị trầm cảm và bỏ đi khi vừa sinh cháu được một thời gian.
Việc nuôi dạy cháu đều do một tay bà nội đã 60 tuổi chăm sóc. Hằng ngày, bà nội vẫn phải đi mò cua bắt ốc, ai thuê gì làm lấy để có tiền cho cháu ăn học và khám chữa bệnh. Do cháu P. có triệu chứng tăng động, nên việc kèm cặp cháu rất khó khăn. Hàng tháng cháu đều phải đi chữa bệnh 10 ngày, gia cảnh khó khăn nên nhà trường tạo điều kiện nhận cháu được đến trường. Dù lúng túng vì không được đào tạo, thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý, nhưng vì thương hoàn cảnh của cháu bé các cô vẫn nhận để giúp đứa trẻ được đi học đó là điều đáng quý.
Nhưng vẫn cần phải phân biệt rạch ròi hai chuyện giữa cảm thông với cô giáo và hành vi cô làm. Bởi lẽ, sự việc này có thể coi là biện pháp giáo dục nhưng lại phản giáo dục, làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh người giáo viên. Nhiều chuyên gia tâm lý tư vấn cũng nhận xét, phải thẳng thắn nhìn nhận, dùng dây cột cháu bé như thế là không thể chấp nhận được. Đây là việc làm rất thiếu tình người, dù hoàn cảnh là gì đi nữa. Nếu như không may, con cháu của các cô cũng bị đối xử như vậy? Các cô sẽ nghĩ sao.
Nếu đến trường trẻ lại bị giữ bằng dây buộc vào cửa sổ, không được hòa mình vui chơi cùng bạn bè,… vậy việc tạo điều kiện cho trẻ đi học như vậy có phải là lựa chọn hiệu quả. “Trong trường hợp nhà trường không có khả năng dạy cháu thì nên tư vấn cho gia đình cho cháu đi các Trung tâm chuyên biệtdành cho trẻ tự kỷ, tăng động… đấy mới là cách xử lý khôn ngoan, hợp tình hợp lý. Và Bộ giáo dục nên có những khóa học đào tạo ngắn hạn cho các cô giác, đặc biệt là giáo viên mầm non và tiểu học để có thể ứng phó, và xử lý tốt nếu như trong lớp có những học sinh đặc biệt, cá biệt…”, nhà tâm lý học Đinh Đoàn cho biết thêm.
Như vậy, cứ một thời gian, dư luận lại xôn xao khi vụ việc giáo viên mầm non đối xử tách biệt hoặc bạo hành trẻ được đưa ra ánh sáng. Nhiều giáo viên bị kỷ luật, đình chỉ… và cũng không ít trường hợp giáo viên mang án tù vì hành vi bạo hành trẻ. Với những trường hợp trẻ bị cô giáo bạo hành, đối xử tách biệt trẻ không chỉ bị tổn thương về thể xác lẫn tinh thần không thể nào đong đếm được, có thể dai dẳng suốt cả cuộc đời.
Bởi vậy, bất kể vì lý do gì thì những hành vi bạo hành trẻ là không thể bao biện được và cần phải lên án.Với những án phạt đó thêm sự phẫn nộ của dư luận là lời cảnh báo cho các cô giáo mầm non khi chăm sóc trẻ nhỏ, tránh để những trường hợp đáng tiếc như trên xảy ra.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18