-->

Đấu giá trực tuyến vì mục tiêu minh bạch hóa

(LĐTĐ) Hình thức đấu giá trực tuyến với nhiều ưu điểm, mọi hoạt động được thực hiện qua mạng đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện, góp phần hạn chế thông đồng, dìm giá, những can thiệp mang tính chủ quan trong hoạt động đấu giá. Từ đó, bảo đảm tính khách quan cũng như giảm đáng kể chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, quy định về đấu giá trực tuyến tại Nghị định số 62/2017/NĐ-CP đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, đang được Bộ Tư pháp xem xét, đề xuất sửa đổi.
Thêm nhiều ưu điểm Đề nghị có chế tài xử lý các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá, thị trường bất động sản Làm “sạch” hoạt động đấu giá đất

Không đảm bảo tính thống nhất tổ chức thực hiện

Bộ Tư pháp vừa họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản.

Theo Tờ trình Dự thảo Nghị định, đấu giá trực tuyến đã được sử dụng rộng rãi tại một số địa phương, nhờ đó vừa đảm bảo việc xử lý tài sản của các cơ quan, tổ chức theo đúng kế hoạch, vừa góp phần hạn chế tối đa tình trạng thông đồng, dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”, “xã hội đen”, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Đấu giá trực tuyến vì mục tiêu minh bạch hóa
Bộ Tư pháp họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2017/NĐ-CP.

Tuy nhiên, việc thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến theo quy định của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP cũng đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, không đảm bảo tính thống nhất trong thực tiễn tổ chức thực hiện. Cụ thể, Nghị định số 62/2017/NĐ-CP chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ hình thức đấu giá trực tuyến hoàn toàn trên môi trường Internet, chỉ quy định cuộc đấu giá được tổ chức trực tuyến, còn quy trình niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá, việc bán hồ sơ, nộp hồ sơ, tiền đặt trước… vẫn được thực hiện trực tiếp như các hình thức đấu giá khác.

Điều này khiến các tổ chức đấu giá tài sản lúng túng trong việc áp dụng, mỗi tổ chức thực hiện một cách khác nhau, làm giảm tính hiệu quả của hình thức đấu giá trực tuyến trên thực tế.

Cũng do quy định về hình thức đấu giá trực tuyến chưa đầy đủ nên một số tổ chức đấu giá tài sản đã hướng dẫn người tham gia đấu giá mua hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá thông qua email hoặc tài khoản web đã được đăng ký; một số thì yêu cầu nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.

Việc nộp tiền đặt trước cũng thực hiện không thống nhất, một số tổ chức đấu giá yêu cầu người tham gia đấu giá nộp tiền đặt trước thông qua chuyển khoản ngân hàng, một số lại yêu cầu nộp thông qua tài khoản truy cập của trang đấu giá trực tuyến đã cấp… Điều này phản ánh không đúng bản chất của hình thức đấu giá trực tuyến (toàn bộ quy trình đều được thực hiện trên môi trường Internet).

Bên cạnh đó, việc Nghị định số 62/2017/NĐ-CP quy định các tổ chức đấu giá tài sản tự xây dựng và vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của mình sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt mà chưa có quy định về Trang điện tử đấu giá trực tuyến thống nhất đã gây khó khăn cho các tổ chức đấu giá, người có tài sản trong quá trình lựa chọn hình thức đấu giá trực tuyến, tổ chức thực hiện cũng như việc áp dụng rộng rãi hình thức đấu giá này trên phạm vi toàn quốc, nhất là việc đấu giá tài sản công, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn.

Vì vậy, thực tiễn đặt ra yêu cầu cần việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2017/NĐ-CP để quy định đầy đủ, thống nhất, đồng bộ hình thức đấu giá trực tuyến, đảm bảo toàn bộ quy trình đấu giá trực tuyến được thực hiện trên môi trường Internet và xây dựng Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến thống nhất (tích hợp vào Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản đang vận hành như hiện nay) do cơ quan quản lý Nhà nước là đầu mối vận hành, quản lý thống nhất, thông suốt trên phạm vi toàn quốc.

Xây dựng trang đấu giá trực tuyến thống nhất trong cả nước

Dự thảo Nghị định bổ sung, Bộ Tư pháp là cơ quan xây dựng, vận hành và quản lý Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến thống nhất trong phạm vi cả nước (được tích hợp vào Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá trực tuyến hiện nay) bên cạnh quy định các tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng được xây dựng và vận hành Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến.

3 mô hình đấu giá trực tuyến phổ biến trên thế giới

Theo Bộ Tư pháp, trên thế giới hiện có 3 mô hình chính về đấu giá trực tuyến:

Mô hình 1 là tổ chức thương mại thành lập trang thông tin điện tử có hình thức đấu giá trực tuyến để người có tài sản, người mua tài sản thực hiện mua bán trên đó, như các trang đấu giá eBay, eBid, Charaty Auctions Today, Web store... Nhìn chung, trang điện tử đấu giá trực tuyến dạng này hoạt động giống như là một nơi họp chợ cho các thành viên, hoặc các doanh nghiệp sử dụng để đấu giá các sản phẩm, dịch vụ thông thường, giá trị nhỏ. Việc đấu giá trực tuyến các hàng hóa do các doanh nghiệp thương mại thực hiện dựa trên quy định của pháp luật về giao dịch thương mại điện tử, thủ tục đấu giá đơn giản, không do tổ chức đấu giá thực hiện.

Mô hình 2 là Nhà nước giao cho một doanh nghiệp Nhà nước đứng ra thành lập Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để bán đấu giá tất cả các tài sản công hoặc tài sản khác được cơ quan có thẩm quyền giao (mô hình của Công ty quản lý tài sản của Hàn Quốc (KAMCO). KAMCO được Chính phủ ủy quyền cho phép thực hiện bán đấu giá tài sản công để thu hồi tiền về cho ngân sách, các loại tài sản bán đấu giá rất đa đạng và từ tháng 10/2014, hình thức đấu giá tài sản công truyền thông với tài sản công đã bị hủy bỏ, chuyển 100% sang hình thức trực tuyến này.

Mô hình 3 là tổ chức đấu giá tài sản thành lập trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của mình và tổ chức đấu giá trên đó. Những tổ chức đấu giá không thể thành lập trang tin này thì có thể ký hợp đồng với tổ chức đấu giá có trang tin để thuê cơ sở hạ tầng đấu giá trực tuyến.

Tổ chức đấu giá, Hội đồng đấu giá hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá sử dụng hoặc thuê Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP về trình tự thực hiện đấu giá. Theo đó, toàn bộ quy trình tổ chức đấu giá từ niêm yết, thông báo công khai, việc tổ chức bán, nộp hồ sơ, nộp tiền đặt trước đến việc tổ chức cuộc đấu giá, lập biên bản đấu giá đều được thực hiện trên môi trường internet, thay vì một số công đoạn đang được thực hiện trực tiếp và một số công đoạn đang được thực hiện trực tuyến như quy định hiện hành.

Tại cuộc họp, các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến vào Dự thảo Nghị định. Bên cạnh đó, một số ý kiến góp ý về quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật Đấu giá tài sản. Ví dụ như Điều 50 Luật Đấu giá tài sản quy định về rút lại giá đã trả, giá đã chấp nhận đối với hình thức đấu giá trực tiếp nhưng không có quy định đối với hình thức đấu giá trực tuyến, vì vậy cần làm rõ việc đấu giá trực tuyến có được rút lại giá đã trả không? Đồng thời, cần quy định cụ thể về việc thu hồi thẻ đấu giá viên; quy trình tổ chức đấu giá; cơ quan quản lý, thẩm định chất lượng phần mềm bán đấu giá trực tuyến hoặc quy định khung về vấn đề này...

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị Cục Bổ trợ tư pháp sau cuộc họp tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Nghị định theo ý kiến của Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Mặc dù Dự thảo Nghị định được áp dụng theo trình tự thủ tục rút gọn nhưng Thứ trưởng đề nghị cần tổ chức lấy ý kiến một số bộ, ngành và một số tổ chức đấu giá tài sản.

Liên quan đến đấu giá trực tuyến, tại Hà Nội, từ năm 2020, Sở Tư pháp Hà Nội đã phê duyệt tổ chức đấu giá tài sản đủ điều kiện thực hiện đấu giá trực tuyến với Công ty đấu giá hợp danh số 5 quốc gia. Đây là tổ chức đấu giá tài sản đầu tiên trong cả nước đủ điều kiện thực hiện đấu giá trực tuyến theo quy định của Luật đấu giá tài sản năm 2016. Công ty này đã xây dựng phần mềm có thể tổ chức cho hàng trăm nghìn người tham gia trên web đấu giá trực tuyến http://daugiaso5.vn (http://daugiaviet.vn)./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương hoàn thiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian từ 18 - 20/2).
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Chiều nay (23/1), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

(LĐTĐ) Sáng 23/1, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và trao Huân chương Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Ngày 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dâng hương tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng và các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp) người dân và phương tiện lần lượt rời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để về quê đón Tết, khiến khu vực cửa ngõ thành phố kẹt cứng. Hàng nghìn người và phương tiện chen chân, mệt mỏi, xếp thành hàng dài trên các quốc lộ, cao tốc, đường dẫn lên cao tốc. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô trong sáng ngày 23/1.
Xem thêm
Phiên bản di động