Dấu ấn vẻ vang của nền báo chí nước nhà
Hòa vào dòng chảy của báo chí hiện đại | |
Nhà báo Hồ Quang Lợi: "Báo chí không được theo đuôi mạng xã hội" | |
Bảo tàng Báo chí Việt Nam chính thức được thành lập |
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, PV báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam xoay quanh chủ đề này.
- PV: Mặc dù chỉ mở ra trong 3 tháng nhưng Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là một trang lịch sử không thể nào quên đối với báo chí Việt Nam. Xin ông cho biết, bối cảnh thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng?
Nhà báo Hồ Quang Lợi: 70 năm về trước, tại xóm Bờ Rạ (xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã mọc lên một ngôi trường tranh tre nứa lá mang tên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Trường do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đặt tên và chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh tổ chức thực hiện. Ban Giám đốc trường được chỉ định thành lập gồm 5 người. Trong đó, Giám đốc là nhà báo Đỗ Đức Dục, Phó Giám đốc là nhà báo Xuân Thủy, ủy viên là các nhà báo: Như Phong, Đồ Phồn, Tú Mỡ.
Do hoàn cảnh kháng chiến, trường chỉ tổ chức được duy nhất một khóa học ngắn hạn. Học viên không đông, gồm 42 người, hầu hết đều là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí của cả nước gửi về, nhưng 29 giảng viên tham gia giảng dạy đều là những đồng chí lãnh đạo giàu kinh nghiệm chính trị và phong phú lý luận, thực tiễn, là những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ có tên tuổi như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Nguyễn Thành Lê, Quang Đạm, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nam Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân …
Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam. |
Ba tháng tham gia lớp học đã giúp các học viên lĩnh hội một chương trình đồ sộ gồm cả lý thuyết, chuyên môn và thực hành. Sau khi tốt nghiệp, các học viên đều trở thành các nhà báo, nhà hoạt động văn hóa văn nghệ trụ cột của nước nhà, như: Nhà báo Thép Mới, Chính Yên, Trần Kiên (Báo Nhân Dân); Mai Thanh Hải, Mai Hồ (Báo Cứu Quốc) hay đạo diễn Bành Bảo, nhà văn Hữu Mai, nhà thơ Hải Như, nhà thơ Từ Bích Hoàng (Việt Phương) …
- PV: Được biết, Di tích lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng hiện còn lưu giữ 3 “báu vật” gồm: 2 bức thư của Bác Hồ và bút tích Tổng Bí thư Trường Chinh, như là cẩm nang cho những người làm báo chí cách mạng Việt Nam hôm nay. Ông có thể cho biết thêm về những “báu vật” này?
Nhà báo Hồ Quang Lợi: Đặc biệt quan tâm đến việc dạy và học làm báo tại trường, trong 3 tháng khóa học diễn ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần gửi thư động viên, dạy bảo, hướng dẫn nghiệp vụ làm báo cách mạng cho các học viên... Hôm nay, chúng ta ngồi đọc lại và suy ngẫm về lời Bác Hồ dạy thì chúng ta càng thấm thía sâu sắc hơn nhiệm vụ của báo chí cách mạng, phong cách làm báo và mục tiêu, cái đích mà báo chí cần phải hướng tới. Và càng thấy rõ ràng, Bác Hồ vừa là lãnh tụ của đất nước vừa là người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Lời dạy của Bác ở lớp báo đó và cả những năm sau này đối với những người làm báo thực sự là những lời dạy hết sức cụ thể, sâu sắc, tính dẫn đường chỉ lối cao, không chỉ về chính trị tư tưởng mà còn về các hoạt động tác nghiệp. Những người làm báo ngày hôm nay càng thấy rõ hơn trách nghiệm của mình. Chúng ta làm nghề phải trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật; làm nghề vì lợi ích của cộng đồng xã hội đất nước; làm nghề để sáng tỏ sự thật, bảo vệ công lý và lẽ phải. Tất cả những điều này đã được thể hiện trong 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của nhà báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành thực hiện từ ngày 1/1/2017 đến nay.
- PV: Thưa ông, từ “địa chỉ đỏ” tại Thái Nguyên cách đây 70 năm, đến nay, công tác đào tạo báo chí tại Việt Nam đã phát triển ra sao?
Nhà báo Hồ Quang Lợi: Trong khói lửa của chiến tranh, gian khổ như thế nhưng Bác Hồ và Đảng ta đã nhận thấy được vai trò đặc biệt của báo chí và rất chú trọng đến việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo về bản lĩnh chính trị, đào tạo đạo đức nghề nghiệp. Báo chí ở đây là báo chí phục vụ cách mạng, phục vụ đất nước, phục vụ dân tộc và một nền báo chí chiến đấu vì lợi ích của đất nước, nhân dân. Truyền thống vẻ vang đó của báo chí cách mạng Việt Nam từ những bước khởi đầu đã được tiếp nối cho tới những năm sau này.
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh tư liệu) |
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng như một ngọn lửa nghề, từ chiến khu Việt Bắc lan tỏa, chiếu sáng nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trường là điển hình của cách dạy và học nghiêm túc dù trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng khó khăn. 42 học viên và 29 giảng viên thực sự là những hạt nhân của báo chí cách mạng; góp phần to lớn làm nên những trang sử vẻ vang của báo chí nước nhà suốt 70 năm qua.
Từ dấu son đầu tiên của sự nghiệp đào tạo báo chí tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đến nay chúng ta đã có hơn chục cơ sở đào tạo cán bộ báo chí cho cả 4 loại hình: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử với trình độ từ cao đẳng tới tiến sỹ. Năm 1949, chúng ta có khoảng chục tờ báo với khoảng 300 người làm báo thì nay chúng ta có hơn 900 cơ quan báo chí và 50.000 người làm báo trong đó có 24.000 người là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam…
- PV: Báo chí nước ta đang bước vào thời điểm hội nhập 4.0, có rất nhiều sự thay đổi. Những giá trị lịch sử nào cách đây 70 năm mà thế hệ làm báo hôm nay cần trân trọng, gìn giữ và phát huy, thưa ông?
Nhà báo Hồ Quang Lợi: Báo chí trong thời kỳ kháng chiến hoạt động trong điều kiện đặc thù của chiến tranh, của sự nghiệp giải phóng dân tộc đầy gian khổ, khó khăn và hy sinh. Trong điều kiện làm báo thô sơ nhưng báo chí vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với cách mạng và đất nước bởi tinh thần dấn thân, cống hiến của những người làm báo. Điều mà báo chí thời đó làm được là đã bồi đắp được tinh thần yêu nước, niềm tin vào chiến thắng để cho bộ đội, nhân dân vượt qua được những khó khăn tưởng chừng như không bao giờ có thể vượt qua nổi để có được sức mạnh tinh thần, từ sức mạnh tinh thần đó trở thành sức mạnh tổng hợp để chúng ta chiến đấu và chiến thắng.
Chính vì vậy, việc báo chí là ngọn cờ tư tưởng xây đắp niềm tin là vô cùng quan trọng, vẫn nóng bỏng tính thời sự trong thời đại truyền thông kỹ thuật số ngày hôm nay. Khi chúng ta cũng có đầy đủ các phương tiện làm báo hiện đại, chúng ta tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ, sử dụng những nền tảng công nghệ mới thì vấn đề báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng ngay từ mặt trận tư tưởng văn hóa, dẫn dắt và định hướng dư luận xã hội, xây đắp niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên của đất nước. Đây là những nhiệm vụ hết sức trọng yếu của báo chí ngày hôm nay.
- PV: Ngày mai (4/4), tại Thái Nguyên, sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Xin ông có thể cho biết đôi điều về sự kiện này?
Nhà báo Hồ Quang Lợi: Khi phát hiện ra địa điểm nơi đã ra đời Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên và duy nhất trong kháng chiến chống Pháp thì lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam nói riêng và giới báo chí cả nước nói chung đều cảm thấy rất vui mừng. Bởi lâu nay, trong tiềm thức và suy nghĩ của những người làm báo các thế hệ bao giờ cũng nhớ đến ngôi trường này nhưng không biết trường nằm ở đâu. Và bây giờ, sau khi xác định được, chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi và xúc động.
Nhân đây tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ Hội Nhà báo Việt Nam một cách tận tình, có hiệu quả để xác lập vị trí nơi thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và phối hợp nhiệt tình để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm được diễn ra trang trọng, ấm áp. Đồng thời tôi cũng thay mặt Hội Nhà báo Việt Nam chân thành cảm ơn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã kịp thời ra quyết định công nhận Di tích lịch sử quốc gia tại nơi thành lập trường. Như vậy, với việc công nhận di tích lịch sử quốc gia này thì chi riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, báo giới đã có 5/49 di tích quốc gia là nơi thành lập các cơ quan Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Hội Nhà báo Việt Nam (Định Hóa), Báo Văn nghệ Cứu quốc và Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (Đại Từ).
Có thể nói là, trong thời gian rất ngắn kể từ khi xác định được vị trí ra đời của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng thì Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với tỉnh Thái Nguyên và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch giải quyết một khối lượng công việc đồ sộ để kịp dựng bia và làm lễ kỷ niệm đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ra đời của trường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Tin mới 24/01/2025 19:23
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/01/2025 17:30
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Sự kiện 24/01/2025 17:07
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55