-->

Dấu ấn và kỳ vọng

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021 diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp đó là hệ lụy của đại dịch Covid-19. Trong nước, hết thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch Covid-19 lại ập đến ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế- xã hội... song dưới sự lãnh đạo của Đảng, với phương châm: “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ Nhân dân”- Chính phủ đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ông Phạm Minh Chính trở thành tân Thủ tướng Chính phủ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được giới thiệu bầu làm Thủ tướng Chính phủ Ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch nước
Dấu ấn và kỳ vọng
Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (tính đến ngày 5/4) đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã để lại nhiều dấu ấn trong điều hành kinh tế- xã hội. (Ảnh: Một phiên họp Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành- nay là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam)

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, ngay khi bước vào đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đưa ra thông điệp là quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, hướng tới người dân, doanh nghiệp, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ.

Vì vậy, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đặc biệt chú trọng đề cao trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ, trách nhiệm của từng thành viên Chính phủ, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm các cơ quan, đơn vị và thống nhất quan điểm không để trình trạng “bắn chỉ thiên” hoặc “trên bảo dưới không nghe”.

Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ phương thức làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cơ quan hành chính nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính xây dựng Chính phủ điện tử.

Điểm lại những thành tựu nổi bật nhất của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, có thể kể đến việc đầu tiên là công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Chính phủ đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật đồng bộ, thống nhất; tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế, khơi thông, tạo động lực cho phát triển;

Đồng thời, chỉ đạo đổi mới tư duy, quy trình xây dựng chính sách, pháp luật theo hướng 01 luật chỉ ban hành tối đa 02 nghị định; 01 nghị định ban hành 01 thông tư hướng dẫn; thực hiện ban hành 01 văn bản mới thì phải bỏ 01 văn bản cũ. Nhờ đó, tính đến ngày 21/3/2021, Chính phủ đã ban hành 760 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 238 quyết định quy phạm pháp luật.

Trên bình diện kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt khoảng 5,99% (thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới); riêng năm 2020, dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,91% (mức tăng trưởng cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,2% (giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 7,65%). Lạm phát cơ bản được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân đạt 1,81% (giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 5,15%). Đặc biệt, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 3,45%, vượt mục tiêu đề ra là không quá 3,99%.

Cũng không thể không kể đến nhiệm vụ: “Chủ động, quyết liệt, ứng phó kịp thời, ngăn chặn, kiểm soát tốt đại dịch Covid-19”. Khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra ngay khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”, với những cách làm bài bản, khoa học, thần tốc đến nay có thể tự hào Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong phòng, chống đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, dấu ấn nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021 không thể bỏ qua là thành công trong việc đẩy mạnh thủ tục hành chính. Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, xử lý công việc trên môi trường mạng hướng tới “Chính phủ phi giấy tờ”.

Dấu ấn và kỳ vọng
Cử tri và người dân tin tưởng phát huy những kết quả đã đạt được, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa để đưa đất nước ngày càng phát triển. (Ảnh: Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính Tuyên thệ nhậm chức chiều ngày 5/4).

Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng Chính phủ.

Tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính với tư cách là người đứng đầu Chính phủ- người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong các lĩnh vực sẽ tạo ra một Chính phủ đoàn kết, kiến tạo và hành động tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu trên bình diện kinh tế- xã hội; quốc phòng, an ninh… đưa đất nước ngày càng phát triển.

H. Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã bổ sung thêm 2 dự án nhà ở vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Phúc Thọ. Như vậy, năm 2025 huyện Phúc Thọ sẽ triển khai 151 dự án với diện tích 540,53 ha.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 23/1, Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng tại Di tích nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm).

Tin khác

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Một trong những thông điệp của chuyến thăm, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 7/1, chính là phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm, tiến tới xóa nghèo.
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Ngày 22/12, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (gọi tắt là Nghị quyết). Đây thực sự là Nghị quyết mang tầm chiến lược để nước ta đi tắt, đón đầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, đưa đất nước “hóa rồng” trong kỷ nguyên mới.
Nguy cơ dân số già và tâm lý  “ngại đẻ”!

Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, robot tự động gì đi chăng nữa vẫn không thể thay được nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động