-->

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Quận Hoàng Mai: 65 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề tập trung vào các nội dung: “Về các dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng: Những điểm mới trong Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; Những điểm mới trong dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng; Những điểm mới trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng; Những điểm mới trong dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 Khóa XIII cũng là một điểm mới về hình thức truyền đạt và quán triệt Nghị quyết về các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Thông thường sau Hội nghị lần thứ 10, chúng ta tiếp thu ý kiến Trung ương để hoàn thiện các văn bản, trên cơ sở đó chuyển cho các cấp để thảo luận tại Đại hội đảng các cấp. Nhưng từ Hội nghị lần thứ 10 đến Hội nghị lần thứ 11, bối cảnh tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề mới phát sinh, khó lường, khó định đoán. Ở trong nước, chúng ta làm rất nhiều việc trong thời gian ngắn với yêu cầu cao, nội dung phong phú, mọi việc đều phải kịp thời, nhanh, để triển khai đáp ứng yêu cầu thực tiễn như cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy; đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong điều kiện mới; phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn; xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế quốc gia…

Những nội dung này đòi hỏi phải bổ sung, cập nhật hoàn thiện các dự thảo văn kiện mà Hội nghị lần thứ 10 chúng ta chưa kịp bổ sung. Thủ tướng nhấn mạnh, đây chính là sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Trung ương, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, lấy thực tiễn khách quan để đo lường kết quả, thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén của Đảng ta.

Thủ tướng cho biết, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo các Tiểu ban Văn kiện cập nhật tình hình, đồng thời chúng ta rút gọn lại các văn kiện (ít nhất là 30 - 40%). Như vậy, từ Hội nghị lần thứ 10 đến Hội nghị lần thứ 11, chúng ta thay đổi nhiều về hình thức và nội dung, ngắn gọn hơn, súc tích hơn, thể hiện tính chiến đấu, khả thi, tính xác thực và đặc biệt là thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.

Tại Hội nghị lần thứ 11, Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận và đã có 538 lượt ý kiến để hoàn thiện dự thảo các văn kiện. Các ý kiến đều rất thực tiễn, thảo luận rất sôi nổi, tích cực.

Về những điểm mới trong dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dự thảo báo cáo tiếp tục hoàn thiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dựa vào 3 trụ cột chính là: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân, của dân, gần dân, sát dân và hiểu dân; xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng và phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân.

Xuyên suốt trong 3 trụ cột nêu trên là lấy người dân làm trung tâm, vì vậy, Thủ tướng một lần nữa khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh, nhưng phải bền vững”.

Thủ tướng cũng cho biết, chúng ta tiếp tục xây dựng Đảng phải trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bằng các biện pháp mới, tư duy mới; kinh tế là trung tâm, tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, phát triển nhanh, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế…; kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất hiệu quả…

Về những điểm mới trong dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, bối cảnh hiện nay đan xen giữa thời cơ và thuận lợi và khó khăn, thách thức, phải xác định khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn. Như vậy, mới chuẩn bị được tâm thế luôn luôn chủ động về chiến lược, không để bị động, bất ngờ về chiến lược.

Mặt khác, với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển trí tuệ nhân tạo thì phải thích ứng, đáp ứng được yêu cầu về phát triển trí tuệ nhân tạo, song không được để thua trí tuệ nhân tạo.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Thủ tướng cũng nêu quan điểm chỉ đạo là tiếp tục phát huy đại đoàn kết đại dân tộc và làm mới để phù hợp với tình hình; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong bất cứ hoàn cảnh nào, bởi vai trò lãnh đạo của Đảng mang tính chất quyết định, sức mạnh là từ nhân dân, nhân dân làm nên lịch sử. Giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đặc biệt là sức sản xuất mới là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo; tháo gỡ thể chế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhưng tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Bên cạnh đó, huy động mọi nguồn lực của xã hội cho sự phát triển, xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế quốc gia. Mục tiêu phát triển xác định rõ 3 nội dung: Ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; ổn định môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển nhanh và bền vững; hạnh phúc, ấm no của người dân phải được tăng cường, người dân phải được hưởng thụ thành quả của sự nghiệp đổi mới.

Về chỉ tiêu 5 năm giai đoạn 2026 - 2030, Thủ tướng cho biết, chỉ tiêu lớn nhất được điều chỉnh lại là phấn đấu tăng trưởng đạt mức hai con số; và phải có các giải pháp về nhận thức, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Sóc Sơn đã triển khai sâu rộng các phong trào thi đua nhằm động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên, CNVCLĐ.
Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.

Tin khác

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.
Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường, được ứng dụng, phục vụ trong cuộc sống để tránh bị lãng phí nguồn lực...
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí  vẫn là quan ngại lớn của người dân

PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân

Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2024 (Chỉ số PAPI 2024), với nhiều kết quả đáng quan tâm.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động