Đã có 5000 trường hợp tử vong do Ebola
Tích lũy từ tháng 12/2013 đến ngày 2/11/2014, thế giới đã ghi nhận 13.633 trường hợp mắc, trong đó 5.000 trường hợp tử vong.
WHO cũng xác nhận đến thời điểm hiện nay đã có 531 trường hợp là cán bộ y tế mắc bệnh, trong đó có 277 trường hợp tử vong.
Theo Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế thì Ebola virus là một tác nhân của ít nhất 30 virus có khả năng gây ra hội chứng sốt xuất huyết. Người nhiễm loài Ebola virus bắt nguồn từ châu Phi có đặc điểm về thời kỳ ủ bệnh điển hình từ 3 – 8 ngày ở các trường hợp nhiễm nguyên phát, dài hơn một chút trong các trường hợp nhiễm thứ phát. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thời kỳ ủ bệnh dài từ 19 – 21 ngày.
Theo ông Phu các triệu chứng lâm sàng khởi phát đột ngột. Nhức đầu nặng (50% - 74%), đau khớp hoặc đau cơ (50% - 79%), sốt kèm theo hoặc không kèm theo lạnh run (95%), biếng ăn (45%) và liệt, nhược cơ thể (85% - 95%) xảy ra ở giai đoạn bệnh sớm.
Triệu chứng đường tiêu hóa gồm đau bụng (65%), buồn nôn và nôn (68% - 73%) và tiêu chảy (85%) xảy ra sớm. Chứng cớ liên quan đến niêm mạc gồm viêm kết mạc (45%), hoặc khó nuốt (57%) và chảy máu nhiều nơi khác nhau ở đường tiêu hóa. Chảy máu niêm mạc và các nơi tiêm chích gặp ở 40% - 50% bệnh nhân.
Ông Phu cũng cho biết thêm, mặc dầu chưa rõ cơ chế, kết quả được ghi nhận ở các trường hợp tử vong trong cả hai vụ dịch năm 1976 và năm 1995 ở Cộng hòa Dân chủ Congo cho thấy thở nhanh là dấu hiệu khác biệt nhất để phân biệt những bệnh nhân còn sống (100% không khó thở) với những bệnh nhân tử vong (37% khó thở nhanh).
Hiện nay chưa có thông báo hay tài liệu chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) về việc lây virus Ebola qua đường không khí. Đại diện Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) cho rằng chưa có bằng chứng khoa học để xác định việc thay đổi phương thức lây truyền từ người sang người cũng như từ người sang động vật theo đường không khí.
Hiện chưa sẵn có thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết do Ebolavirus. Do đó, theo CDC điều trị hỗ trợ là quan trọng. Việc chăm sóc, quản lý với hàng rào cách ly nghiêm ngặt. Vì chưa biết được nguồn gốc xuất phát của Ebola virus, nên việc truyền bá kiến thức và phòng ngừa cho các trường hợp sơ nhiễm còn là một vấn đề nan giải. Truyền bá kiến thức cho cộng đồng về nguy cơ, đặc biệt là nhân viên y tế, có thể giảm được số lượng rất lớn trường hợp lây nhiễm thứ phát từ người sang người.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, kiểm soát việc lây nhiễm bên trong và bên ngoài các cơ sở y tế nhờ vào hàng rào bảo vệ bằng cách dùng găng tay 2 lớp, áo quần bảo hộ không thấm dịch, mạng nhựa trong che mặt bảo vệ mắt, vải phủ chân và cẳng tay.
Phương An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trên 30.000 người lao động tham gia chương trình Tết Sum vầy
Giá xăng dầu hôm nay (28/1): Giá dầu thế giới thấp nhất trong 2 tuần
Tỷ giá USD hôm nay (28/1): Đồng USD lại giảm
Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo
Giá vàng hôm nay (28/1): Vàng thế giới giảm mạnh
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm
Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết
Tin khác
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40