-->

Những bệnh nguy hiểm, nhưng người dân lại lơ là

Gần đây, trên thế giới xuất hiện một số dịch bệnh mới nổi khá nguy hiểm như MERS-CoV, Ebola. Tuy chưa xâm nhập vào Việt Nam, song tâm lý của người dân là nơm nớp lo lắng và đề cao cảnh giác với những căn bệnh này. Trong khi đó, những bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm tại Việt Nam, dễ mắc và giết chết không biết bao nhiêu người như: Sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản thì lại bị nhiều người lơ là, chủ quan.
nhung benh nguy hiem nhung nguoi dan lai lo la Những bệnh nguy hiểm rình rập do thói quen ngồi nhiều
nhung benh nguy hiem nhung nguoi dan lai lo la
Nhiều em bé bị di chứng thần kinh do viêm não Nhật Bản. Ảnh: M.P

TPHCM “đứng đầu bảng” về sốt xuất huyết

Mới đây, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho hay, 6 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận hơn 45.000 ca sốt xuất huyết, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. 14 người đã tử vong. Số bệnh nhân tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, miền Trung. Đặc biệt, Cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh, TPHCM “đứng đầu bảng” về bệnh sốt xuất huyết với hơn 10.000 ca mắc. Các tỉnh lân cận khu vực miền Đông Nam Bộ cũng thuộc “top” tỉnh thành có số ca mắc cao như Bình Dương, Đồng Nai. Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc và tử vong tương đương song khác biệt là năm nay dịch xuất hiện sớm hơn.

Bên cạnh sốt xuất huyết, các bệnh có nguồn truyền nhiễm xoay quanh con muỗi như viêm não Nhật Bản cũng luôn thường trực. Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, bệnh sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng số ca mắc từ tháng 6. Đặc biệt, trong đầu tháng 7, số ca mắc tăng rất nhanh. Chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 7, TPHCM đã ghi nhận 456 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Trong khi đó, số ca mắc trung bình ghi nhận trong 1 tuần ở tháng 6 là 346. TPHCM cũng ghi nhận rải rác số ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản tại các quận huyện.

Với sự gia tăng dịch bệnh, nơi chịu áp lực nặng nề chính là các bệnh viện lớn tại TPHCM. Điển hình như tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, số liệu báo cáo của bệnh viện này cho thấy, tính từ đầu năm 2017 đến ngày 2.7, số ca truyền nhiễm nhập viện là 1.666 ca, trong đó, số bệnh nhân của các tỉnh khác là 733 ca, chiếm 44%. Tỷ lệ bệnh nhi từ các tỉnh đang tăng lên và bệnh viện phải chịu một áp lực rất lớn với lượng bệnh nhân chuyển về mỗi ngày. Nhiều giường bệnh tại khoa Sốt xuất huyết, Nhiễm – Thần kinh có đến 2-3 bệnh nhi nằm chung. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, Bệnh viện được giao 1.400 giường nhưng thực kê là hơn 1.600 giường. Tuy đã kê thêm giường bệnh, song, số bệnh nhi nhập viện vượt quá số giường trên. Và bệnh viện rất khó từ chối những ca bệnh chuyển từ tỉnh khác lên.

Không chỉ gia tăng ở trẻ nhỏ, tình trạng gia tăng ca bệnh sốt xuất huyết cũng xảy ra ở người lớn. Đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, anh Võ Thành Phương (19 tuổi, ở quận Tân Bình) phải điều trị theo phác đồ chống sốc. Bệnh nhân đã sốt 7 ngày và có biểu hiện tụt huyết áp, mạch nhẹ. Anh Phương cho biết: “Lúc có triệu chứng sốt mệt, nhức đầu, tôi nghĩ mình bị sốt siêu vi và đi truyền dịch. Truyền dịch mà không hết sốt cộng với tụt huyết áp nên tôi được đưa đi cấp cứu. Vô đây mới biết bị sốt xuất huyết”.

BS CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết, thời điểm hiện tại có khá nhiều ca sốc sốt xuất huyết. Bệnh nhân thường là những ca đã sốt ở ngày thứ 4 và thứ 7 với những biểu hiện đau bụng, nôn ói, chảy máu. Với những ca này, bác sĩ phải theo dõi sát và nếu phát hiện diễn tiến nặng sẽ chuyển ngay xuống phòng Hồi sức tích cực. “Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm vì thường bị bỏ qua. Nhiều người thấy sốt cao nhưng quyết không đi khám bệnh mà tự ý mua thuốc uống, tự ý đi truyền dịch dẫn đến những biến chứng nặng, nguy hiểm”. Theo BS Nguyễn Thanh Phong: “Năm nay bệnh sốt xuất huyết khá lạ, mặc dù chỉ mới bắt đầu mùa mưa nhưng lượng bệnh nhân đã tăng có lúc gấp đôi bình thường. Với tình hình vô mùa sớm và thời tiết thất thường như thế này thì diễn tiến bệnh có lẽ sẽ phức tạp”. Theo thống kê, tại khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, những tháng bình thường, trung bình có khoảng 40 bệnh nhân điều trị nội trú vì sốt xuất huyết.

nhung benh nguy hiem nhung nguoi dan lai lo la
Bệnh nhi nhập viện vì bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM. Ảnh: K.Q

Cho tiêm miễn phí nhưng phụ huynh vẫn từ chối

Bên cạnh sốt xuất huyết, một bệnh vô cùng nguy hiểm là viêm não Nhật Bản cũng bị người dân lơ là. Điều đáng nói, mặc dù hiện nay, vaccine viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm miễn phí cho trẻ từ 12 tháng đến 3 tuổi. Các cơ sở tiêm chủng dịch vụ cũng thực hiện. Song, tại các bệnh viện của TPHCM vẫn luôn ghi nhận những bệnh nhân mắc căn bệnh này. Họ là những người chưa tiêm vaccine này. Trong số đó, không ít bệnh nhân phải chịu di chứng thần kinh nặng. Nhiều em bé phải sống đời sống thực vật.

Tại khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 thời điểm này luôn ghi nhận khoảng 7-10 bệnh nhi điều trị tại đây. BS CKII Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đa phần các bé chưa được tiêm ngừa vaccine. Nhiều phụ huynh khi đề cập đến vaccine đã vô cùng ngạc nhiên vì họ thực sự không biết đã có vaccine ngừa bệnh. BS Khanh chia sẻ: “Tôi làm bác sĩ nhiễm gần 30 năm và vẫn thường nghe các câu hỏi khá “nhột” của bác sĩ nước ngoài như: “Viêm não ở mấy đứa nhỏ này do cái gì? Có vaccine rồi mà”… Ở các nước phát triển, bệnh viêm não Nhật Bản gần như được loại trừ nhờ vaccine.

Các bệnh nguy hiểm đều “xoay quanh con muỗi”

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho rằng, các bệnh truyền nhiễm hiện nay như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản đều có nguyên nhân truyền bệnh… xoay quanh con muỗi. Do vậy, những giải pháp khống chế bệnh phải tập trung vào vấn đề tiêu diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy. Việc phòng chống dịch không chỉ dựa vào riêng ngành y tế mà phải có sự chung tay và chủ động của người dân.

Bên cạnh đó, ở khối điều trị, đặc thù các bệnh viện lớn tại TPHCM là hơn 40% bệnh nhân từ các tỉnh đổ về. Đó cũng là lý do mầm bệnh từ 20 tỉnh thành phía Nam tập trung về. Do vậy, các bệnh viện phải làm sạch mầm bệnh, tránh lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, TPHCM phải tập huấn các tỉnh về điều trị an toàn và chuyển bệnh, hạn chế mầm bệnh về TP và nâng cao năng lực y tế tuyến dưới.

Th.S.BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM thì cho rằng để khống chế bệnh, bên cạnh việc phát hiện, xử lý các điểm nguy cơ cao bằng các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng thì cần hướng đến những biện pháp lâu dài như: nghiên cứu vaccine sốt xuất huyết, tăng cường xử phạt hành vi làm lây truyền bệnh, nghiên cứu các biện pháp sinh học nhằm làm giảm sự sinh sản của loài muỗi vằn truyền bệnh...

Phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân bị sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết thì cần đến bệnh viện, cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời. Ban đầu người bệnh chỉ có biểu hiện sốt nên dễ nhầm với cúm và một số bệnh khác. Bệnh có thể chuyển từ nhẹ sang nặng rất nhanh, đặc biệt gây sốc. Do đó, để xác định bệnh sốt xuất huyết, nhân viên y tế chú ý cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu.

Bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là diệt muỗi, lăng quăng, và phòng muỗi đốt. Để chủ động phòng bệnh, các gia đình cần chú ý đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không có nơi đẻ trứng, thả cá vào nơi chứa nước để diệt lăng quăng, bọ gậy; thay rửa dụng cụ chứa nước thường xuyên; thường xuyên thay nước bình hoa, đổ nước đọng ở khay nước tủ lạnh, đổ dầu hoặc muối hoặc hóa chất vào bát nước kê chân chạng; loại bỏ hoặc lật úp các vật phế thải (chai lọ, vỏ dừa, lốp vỏ xe cũ); ngủ màn, mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt ngay cả ban ngày. Người dân cũng cần phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi, lăng quăng…

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh do muỗi truyền, có thể gây ra những biến chứng như suy hô hấp, co giật, viêm phổi, di chứng thần kinh, tâm thần... Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm ngừa vaccine, ngoài ra cha mẹ không nên để trẻ chơi gần bụi rậm, đi ngủ phải mắc màn. Muỗi truyền viêm não thường đốt vào ban đêm. Để phòng bệnh, trẻ cần tiêm vaccine mũi 1 lúc một tuổi; mũi 2 sau mũi một 1-2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 một năm. Nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%; tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.

Theo Vũ Quỳnh/laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Trên 30.000 người lao động tham gia chương trình Tết Sum vầy

Trên 30.000 người lao động tham gia chương trình Tết Sum vầy

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do các cấp Công đoàn Thủ đô tổ chức nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã thu hút trên 30.000 người tham dự. Tại chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, mang lại không khí Tết đầm ấm, vui tươi trong đoàn viên, người lao động.
Giá xăng dầu hôm nay (28/1): Giá dầu thế giới thấp nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (28/1): Giá dầu thế giới thấp nhất trong 2 tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (28/1), giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong 2 tuần khi AI DeepSeek của Trung Quốc thúc đẩy lo ngại về nhu cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,08 USD/thùng, giảm 2,12%; giá dầu Brent ở mốc 76,96 USD/thùng, giảm 1,96%.
Tỷ giá USD hôm nay (28/1): Đồng USD lại giảm

Tỷ giá USD hôm nay (28/1): Đồng USD lại giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (28/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,11%, xuống mức 107,33.
Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo

Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo

(LĐTĐ) Tết là dịp gia đình đoàn viên, nhưng ngoài đảo xa, các cán bộ, chiến sĩ vẫn miệt mài sản xuất, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Với họ, hậu phương vững chắc chính là động lực tinh thần mạnh mẽ để vượt qua mọi thử thách nơi đầu sóng ngọn gió, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
Giá vàng hôm nay (28/1): Vàng thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (28/1): Vàng thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (28/1) giá vàng thế giới giảm mạnh do chịu tác động bởi sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu. Thị trường vàng trong nước đang trong kỷ nghỉ Tết Nguyên đán.
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/1 (tức 29 Tết Ất Tỵ), trời nhiều mây không mưa, trưa chiều giảm mây, trời rét đậm.

Tin khác

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

(LĐTĐ) Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện của Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí thường trực 4 cấp, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế phục vụ cho người bệnh được cấp cứu kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

(LĐTĐ) Nhiều gian hàng 0 đồng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mua sắm ngay tại bệnh viện; tổ chức phát bánh chưng, quà Tết cho bệnh nhân; trang trí góc Tết cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chụp ảnh; cung cấp những suất ăn miễn phí… là những hoạt động ý nghĩa và thấm đẫm tính nhân văn mà nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo đảm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động