Người giữ “hồn” quê hương
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm |
Nghệ nhân Nhân dân Phan Thị Kim Dung vốn là “con nhà nòi”, sớm thừa hưởng niềm đam mê với âm nhạc cổ truyền từ người cha là nghệ nhân Phan Đức Hậu. Từ nhỏ, các điệu hát xẩm, hát chèo, hát văn đã trở thành niềm yêu thích của bà. Cùng với việc được cha truyền nghề kỹ càng, bà luôn miệt mài học hỏi.
“Tôi may mắn được trời phú cho một chất giọng rất riêng, cộng với niềm yêu thích ca hát từ nhỏ, rồi cứ nhân lên mỗi ngày, ấp ủ, nuôi dưỡng đam mê. Càng gắn bó, tôi càng thấy thêm yêu âm nhạc cổ truyền và mong muốn những gía trị văn hóa truyền thống sẽ được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ sau”, nghệ nhân Phan Thị Kim Dung chia sẻ.
![]() |
Nghệ nhân Nhân dân Phan Thị Kim Dung cùng một số hội viên tập luyện tại nhà văn chỉ làng Mọc - Quan Nhân. |
Năm 1995, gia đình nghệ nhân Phan Thị Kim Dung chuyển từ Nam Định về làng Mọc - Quan Nhân sinh sống. Tiếp xúc với bà con xóm phố, bà cảm nhận được sự chân thật, cởi mở của người dân, và thấy nơi đây cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng sôi nổi.
Điều đó đã thôi thúc bà sáng lập một Câu lạc bộ Dân ca, vừa để thỏa niềm đam mê ca hát, giao lưu, chia sẻ với những người cùng sở thích, vừa muốn lan tỏa sức sống của âm nhạc dân gian trong đời sống cộng đồng, đặc biệt là truyền dạy lại cho những người trẻ có mong muốn học nghề.
Đem nguyện vọng đó bày tỏ với lãnh đạo chính quyền địa phương, nghệ nhân Phan Thị Kim Dung được ủng hộ nhiệt tình. Năm 2009, Câu lạc bộ Dân ca làng Mọc - Quan nhân ra đời và nhà văn chỉ làng Mọc, nơi diễn ra nhiều sinh hoạt cộng đồng của khu dân cư cũng trở thành nơi sinh hoạt, tập luyện thường kỳ của Câu lạc bộ.
Ban đầu, Câu lạc bộ cũng chỉ có ít hội viên, chủ yếu là các bà, các chị đã nghỉ hưu, yêu thích dân ca tham gia, rồi sau một thời gian, tiếng lành vang xa, số hội viên muốn học hát dân ca từ “bà giáo” Phan Thị Kim Dung cứ đông dần. Không chỉ có các bà, các chị, mà nhiều cặp vợ chồng trong phường Nhân Chính, nhiều cháu học sinh cấp 1, cấp 2 trên địa bàn quận Thanh Xuân... cũng đến học hát chèo, hát xẩm.
Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung cho hay: Tôi coi làng Mọc - Quan Nhân là quê hương thứ hai của mình, và rất vui khi Câu lạc bộ đã trở thành nơi giao lưu của nhiều hội viên cùng sở thích. Tôi cũng rất may mắn khi được chồng, con hết lòng ủng hộ việc tham gia Câu lạc bộ cũng như truyền dạy cho hội viên, cho các cháu học sinh. Có những chị em chưa biết gì về ca hát, sau khi tham gia Câu lạc bộ, đã rất tự tin. Đến nay, Câu lạc bộ đã tham gia biểu diễn ở rất nhiều nơi, khắp các tỉnh, thành và luôn được đánh giá cao.
Cứ vào đầu năm học, bà lại cùng Trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân đi tuyển sinh tại các trường học trên địa bàn quận Thanh Xuân, mỗi đợt tuyển khoảng 200 cháu, rồi lọc dần, cũng còn vài chục cháu phù hợp. Các cháu có năng khiếu, hoặc đam mê đều được nghệ nhân Phan Thị Kim Dung nhiệt tình kèm cặp, hướng dẫn hoàn toàn miễn phí.
Mỗi tuần, Câu lạc bộ Dân ca làng Mọc - Quan Nhân sinh hoạt định kỳ vào ngày thứ 6, và nghệ nhân Phan Thị Kim Dung dạy cho các cháu học sinh tại Trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân vào ngày thứ 7 và Chủ nhật. Những ngày còn lại, bà dành soạn giáo án, để truyền đạt thật bài bản, dễ hiểu, dễ học. Trước khi dạy 1 bài hát, một làn điệu, bà đều giảng giải cho các cháu nội dung, ý nghĩa, cốt cách câu chuyện để các cháu hiểu và biết thể hiện tình cảm, sau đó rồi mới dạy hát.
Từ sự “truyền nghề” của nghệ nhân Phan Thị Kim Dung, nhiều cháu thiếu nhi trong Câu lạc bộ đã tham gia biểu diễn trong các buổi sinh hoạt dưới cờ những làn điệu dân gian như hát xẩm tại trường Tiểu học Nhân Chính, biểu diễn hát văn tại Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung; biểu diễn trong lễ hội hoa anh đào, lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại …
“Cũng rất nhiều cháu thích học âm nhạc dân gian. Tuy vậy, dù nhiệt tình, đam mê nhưng năng khiếu không có, thì cũng chưa thể đủ để làm được gì. Tôi mong tìm được người có năng khiếu, có cùng đam mê với mình, thì dù họ ở xa, tôi cũng sẽ đến truyền dạy cho họ.
Bây giờ tôi chỉ trăn trở một điều thôi, đó là mình đã cao tuổi, phải làm sao đào tạo được những người mà họ tiếp thu được tất cả những gì cổ truyền của các cụ để lại, đặc biệt là duy trì được cốt cách, nề nếp của các làn điệu dân ca để còn lưu truyền mãi về sau. Một số cháu cũng rất đam mê, nhưng đôi khi lại “phiêu” nhiều quá, làm mất đi cái cốt cách, lề lối của các cụ, không còn lại nét ngày xưa nữa. Tôi cũng mong môn nghệ thuật truyền thống sẽ được đưa vào học đường, có như vậy mới được gìn giữ được dài lâu”, nghệ nhân Kim Dung bày tỏ.
Bà Vũ Thị Hải, hội viên Câu lạc bộ Dân ca làng Mọc - Quan Nhân là một công nhân đã nghỉ hưu vui vẻ chia sẻ: “Câu lạc bộ chúng tôi có trên 30 hội viên, hoạt động rất đa dạng, có hát xẩm, hát chèo, quan họ... và cả các điệu múa dân gian. Mỗi khi có các lễ hội, các sự kiện văn hóa của phường, của quận và được các địa phương mời, Câu lạc bộ lại tham gia biểu diễn.
Với lứa tuổi già, tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ thật sự rất thú vị, bổ ích, tốt cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung rất tâm huyết, khi truyền dạy rất kỹ càng, từ việc nhắc nhở các hội viên phải hát cho tròn vành, rõ chữ... đặc biệt là dành nhiều thời gian để truyền dạy cho các cháu học sinh”.
Ngoài vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ Dân ca làng Mọc - Quan Nhân, nghệ nhân Phan Thị Kim Dung còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn nghệ của người khuyết tật quận Thanh Xuân; là hội viên tích cực của Câu lac bộ Nghệ thuật truyền thống quận Thanh Xuân... và tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện.
Với nhiều đóng góp cho cộng đồng, bà Phan Thị Kim Dung đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý; được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen về thành tích “Xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”, danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp Thành phố và vinh dự là 1 trong 10 Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024... |
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025
Văn hóa 25/07/2025 18:57

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô
Văn hóa 25/07/2025 18:51

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3
Văn hóa 24/07/2025 13:53

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025
Văn hóa 23/07/2025 15:12

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 23/07/2025 12:51

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0
Văn hóa 21/07/2025 19:18

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3
Văn hóa 21/07/2025 17:30

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam
Media 19/07/2025 13:26