Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm
Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề truyền thống Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống |
Có thể nói, sau thành công vang dội từ triển lãm “Linh thú thời nay” đầy ấn tượng, nghệ nhân Trần Nam Tước tiếp tục ghi dấu ấn cá nhân với triển lãm “Nam Tước - Hồn của đất” bằng những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, khai thác sâu hơn vẻ đẹp tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt từ đất mẹ.
Từng tác phẩm gốm, với những đường nét mềm mại, uyển chuyển, như những câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ của đất sét. Mỗi tác phẩm đều mang một hồn cốt, ý nghĩa riêng; tất cả cùng nhau tạo nên một bức tranh toàn cảnh về tài năng và tâm hồn của nghệ nhân Trần Nam Tước.
Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước phát biểu tại triển lãm “Nam Tước - Hồn của đất”. |
“Bén duyên” từ làng gốm Bát Tràng
Sinh ra và lớn lên tại quê lúa Kiến Xương, Thái Bình, nhưng nghệ nhân Trần Nam Tước lại chọn làng Bát Tràng (Hà Nội) là nơi lập nghiệp. Những tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Nam Tước - Hồn của đất” là quá trình nghiên cứu, trải nghiệm và sáng tạo những cách thể hiện mới cho chất liệu gốm truyền thống của anh.
Nghệ nhân Trần Nam Tước chia sẻ, ngày anh đặt chân về làng gốm Bát Tràng chính là định mệnh giúp anh “bén duyên” với gốm. Anh chọn gốm là vì nó đại diện cho một dân tộc, thể hiện được chiều sâu văn hóa của dân tộc đó. Gốm còn giúp anh định hình giá trị văn hóa qua các thời kỳ lịch sử. Vì vậy, gốm trở thành một trong những ngôn ngữ giúp anh truyền đạt cảm xúc đến với công chúng.
Với đôi tay của nghệ nhân Trần Nam Tước, đất sét vô tri có thể biến thành những tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc.
Trước khi thành công, người nghệ nhân ấy đã phải trải qua nhiều khó khăn và thất bại. Anh kể, khi mới chập chững làm nghề, anh thường đi xin nung nhờ nhà người quen, chứ không có xưởng của riêng mình. “Gốm rất khó làm, nhưng càng khó thì người làm nghề càng bị cuốn hút. Nghề gốm không chỉ là một nghề, mà còn là một cuộc hành trình đầy cảm xúc”, nghệ nhân Trần Nam Tước chia sẻ.
Với đôi bàn tay tài hoa và tâm hồn nghệ sĩ, nghệ nhân Trần Nam Tước không ngừng sáng tạo trên hành trình nghệ thuật, đạt nhiều giải thưởng và tham gia trùng tu, phục chế nhiều sản phẩm gốm nổi tiếng như: “Cổng Nghi Môn”, “Linh nghê”, “Kỳ lân”… Năm 2023, triển lãm “Linh thú ngày nay” của anh từng gây sốt trong giới nghệ thuật với những tác phẩm điêu khắc gốm độc đáo, tái hiện hình ảnh các loài vật linh thiêng trong văn hóa Việt Nam như “Rồng bay”, “Ngựa chầu”, “Cá rồng”... Thành công của triển lãm này đã khẳng định tài năng và sự sáng tạo của nghệ nhân Trần Nam Tước; thôi thúc anh về những dự án mang đậm tinh hoa dân tộc. Từ đó, triển lãm “Nam Tước - Hồn của đất” đã được ra đời, tiếp nối hành trình lưu giữ và bảo tồn văn hoá Việt.
Tiếng đất vọng qua từng tác phẩm
Tham dự tại triển lãm “Nam Tước - Hồn của đất”, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn chia sẻ: “Từ thấu đất, màu men, đến kỹ thuật nặn gốm, đều được Nam Tước thổi vào cái hồn rất riêng của người nghệ sĩ. Nếu không có quá khứ, lịch sử và những bậc tiền nhân, có lẽ Nam Tước sẽ vẫn đang trong hành trình tìm kiếm nguồn cảm hứng để theo đuổi cho đến hôm nay”.
Đến với triển lãm “Nam Tước - Hồn của đất”, khách tham quan như được hòa mình vào không gian độc đáo của các loại hình gốm. Mỗi tầng chủ đề tương ứng với các giai đoạn lớn trong cuộc đời của nghệ nhân, mang đến với công chúng những góc nhìn khác nhau về gốm sứ, đồng thời khám phá thêm nhiều nét văn hoá đặc sắc đậm hồn cốt Việt. Các tác phẩm trong triển lãm được nhiều khách yêu thích như “Về đâu?”, “Trưng Vương”, “Chim cá”… đều mang đậm hơi thở nghệ thuật, giao thoa giữa thẩm mỹ truyền thống và đương đại.
Nổi bật trong triển lãm là tác phẩm “Trâu”, một sáng tác mang đậm dấu ấn cá nhân của nghệ nhân Trần Nam Tước. Hình ảnh con trâu - biểu tượng của sức mạnh, của sự cần cù, chịu khó - được tái hiện một cách sinh động và đầy cảm xúc. Qua đó, nghệ nhân Trần Nam Tước không chỉ muốn tôn vinh giá trị của con trâu trong văn hóa nông nghiệp Việt Nam, mà còn muốn gửi gắm thông điệp về sự cần cù, kiên trì trong cuộc sống. Để tạo ra tác phẩm này, nghệ nhân đã sử dụng kỹ thuật đắp nổi kết hợp với kỹ thuật chạm khắc, tạo nên một tác phẩm vừa có sự mạnh mẽ, vừa có sự mềm mại.
Người xem nhìn ngắm các tác phẩm của nghệ nhân Trần Nam Tước tại triển lãm “Nam Tước - Hồn của đất”. |
Chia sẻ về cảm nhận khi được tham quan và ngắm nhìn các tác phẩm trong triển lãm, nhà báo Mai Thư chia sẻ: “Triển lãm như một hành trình khám phá nghệ thuật đa dạng. Với 3 tầng trưng bày, mỗi tầng mang đến một góc nhìn khác nhau về gốm sứ. Điều khiến tôi ấn tượng là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong các tác phẩm. Đặc biệt, chủ đề “Chất liệu gốm Bát Tràng” đã khơi gợi trong tôi niềm tự hào dân tộc. Nghệ nhân Trần Nam Tước đã thổi một làn gió mới vào gốm Bát Tràng, tạo ra những tác phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân”.
Tạo ra giá trị văn hóa cho gốm sứ Việt
Nghệ nhân Trần Nam Tước đã sử dụng đất sét như một ngôn ngữ giao thoa của nghệ thuật truyền thống và đương đại để truyền tải những thông điệp sâu sắc đến người xem. Anh thực hiện một cách khéo léo để không gặp phải vấn đề “hàng chợ hoá di sản”, làm mất đi bản sắc truyền thống.
“Gốm Việt có một hồn cốt riêng, cần được gìn giữ và phát huy, đồng thời kết hợp với những yếu tố hiện đại để tạo ra những sản phẩm gốm vừa mang tính truyền thống, vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại. Bản chất của người Tây có công thức phong cách làm gốm riêng biệt từ lâu. Song tôi không muốn làm theo người Tây, tôi thay thế bằng hạt thóc, làm khéo léo nhất có thể, để tạo nên những sản phẩm vừa đẹp về kỹ thuật, nhưng vẫn đạt hiệu quả trong cách sản xuất. Điều đó giúp tôi nói lên nền văn minh lúa nước của dân tộc, để các bạn có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc”, nghệ nhân Trần Nam Tước nhấn mạnh.
Triển lãm “Nam Tước - Hồn của Đất” là hành trình khám phá vẻ đẹp của đất và tâm hồn của người nghệ sĩ. Thông qua những tác phẩm của mình, nghệ nhân Trần Nam Tước đã thành công trong việc truyền tải thông điệp về tình yêu cuộc sống, sự gắn bó với truyền thống, sáng tạo không ngừng nghỉ. Với quan niệm “Văn hoá còn, dân tộc còn”, các tác phẩm của anh không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, mà còn là những câu chuyện về cuộc sống, về con người và về đất nước.
Triển lãm gốm “Nam Tước - Hồn của đất” là không gian nghệ thuật, giao lưu, trao đổi giữa nghệ nhân và công chúng yêu gốm. Qua đó, giúp mọi người hiểu thêm giá trị truyền thống và khơi dậy niềm tự hào về đất nước, con người Việt Nam. Triển lãm đã trưng bày 140 tác phẩm gốm, từ gốm “Sông Quan” ứng dụng cho sân vườn và trang trí nội thất, đến những bức tranh gốm kể chuyện đầy màu sắc và sự giao thoa giữa gốm Bát Tràng với văn hóa thờ Mẫu. Với ba chủ đề chính bao gồm: Gốm “Sông Quan”, “Gốm và sơn mài”, “Chất liệu gốm Bát Tràng”, triển lãm cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa đất, lửa và men, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp của gốm truyền thống Việt Nam dưới góc nhìn đương đại. |
Hà Phong
Nên xem
Trên 30.000 người lao động tham gia chương trình Tết Sum vầy
Giá xăng dầu hôm nay (28/1): Giá dầu thế giới thấp nhất trong 2 tuần
Tỷ giá USD hôm nay (28/1): Đồng USD lại giảm
Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo
Giá vàng hôm nay (28/1): Vàng thế giới giảm mạnh
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm
Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết
Tin khác
Phát huy nguồn lực “sức mạnh mềm”
Nhịp sống Thủ đô 28/01/2025 06:01
Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 21:22
Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 21:16
Hiện thực hóa chính quyền đô thị
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 16:43
Huyện Thanh Oai phấn đấu trước 30/5/2025 hoàn thành đại hội cấp cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 15:05
Đón Tết giữa lòng Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 09:29
Thanh Trì sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn thành lập quận
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 09:05
Chợ Hoa Quảng Bá tấp nập ngày Tết
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 06:36
Bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?
Nhịp sống Thủ đô 27/01/2025 06:23
Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025
Nhịp sống Thủ đô 26/01/2025 18:17