Đào tạo mỗi thợ thủ công thành một hướng dẫn viên du lịch
![]() | Nghệ nhân và thợ giỏi cần được thụ hưởng các chính sách khuyến khích |
![]() | Thêm việc làm mới nhờ vay vốn công đoàn |
![]() | Thúc đẩy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ |
Theo chuyên gia Đặng Huy, Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển (Hiệp Hội làng nghề Việt Nam), cần huy động cư dân tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Theo đó cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ làm du lịch tại chỗ.
“Bản chất của du lịch làng nghề là vừa tham quan cảnh đẹp, di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh tại địa phương, du khách còn muốn khám phá các tri thức bản địa thông qua việc tham quan các cơ sở sản xuất, sản phẩm đặc trưng, tìm hiểu về công cụ sản xuất, phương thức sản xuất và các thực hành văn hóa, tín ngưỡng đối với nghề truyền thống địa phương như lễ rước tổ nghề, nghi thức chập lửa lò ở làng gốm…
![]() |
Cần đào tạo mỗi thợ thủ công thành một hướng dẫn viên du lịch. (ảnh minh họa: Bảo Thoa) |
Ngoài việc quan sát, nghe giới thiệu và hỏi han, du khách còn trực tiếp tham gia một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm. Cái mà du khách muốn mua qua du lịch làng nghề là những giá trị văn hóa, tri thức dân gian bản địa, công nghệ và tình cảm của nghệ nhân, chứ không phải mua cái vỏ bề ngoài của sản phẩm”, ông Đặng Huy phân tích.
Theo chuyên gia Đặng Huy, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch để hình thành một đội ngũ làm du lịch tại chỗ theo hai hướng: Hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng cư dân tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Trong đó, vinh danh những nghệ nhân và khuyến khách những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn, tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho khác du lịch.
Hiện nay cả nước có 256 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó nghề thủ công truyền thống có 26 di sản. Đó là sự vinh danh của đất nước đối với những vốn quý của nghề thủ công truyền thống. Làng nghề ẩn chứa trong đó bí quyết, kỹ thuật, kỹ năng của người nghệ nhân, người thợ thủ công.
Việc phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống mang lại hiệu quả tích cực, không chỉ làm phong phú thêm sản phẩm du lịch mà còn giúp các làng nghề có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh, bán được nhiều sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Bởi thế, cần thiết phải khuyến khích nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề tham gia đào tạo để mỗi nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề đều là một “Hướng dẫn viên du lịch”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Năm 2025, Việt Nam đăng cai ba giải bóng đá nữ quốc tế

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động Tháng Công nhân, hướng về người lao động

Tiết học lịch sử "đặc biệt" khơi dậy lòng yêu nước

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường
Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 13:08

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 13:02

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường
Chỉ đạo - Điều hành 18/04/2025 18:32

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 18/04/2025 11:26

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí
Chỉ đạo - Điều hành 17/04/2025 18:04

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 17/04/2025 06:45

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”
Chỉ đạo - Điều hành 16/04/2025 17:42

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 16/04/2025 05:57

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6
Chỉ đạo - Điều hành 14/04/2025 22:02