--> -->

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Coi chừng rước bệnh từ nước giải khát đóng túi giá rẻ Tạm giữ gần 10.000 sản phẩm nước giải khát không đảm bảo chất lượng chuẩn bị "tuồn" ra thị trường dịp Tết

Cần bổ sung thêm một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) bày tỏ nhất trí cho rằng, một trong những bất cập, hạn chế của Luật hiện hành là “đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn hẹp so với thông lệ quốc tế”.

Tuy nhiên, dự thảo Luật cơ bản giữ nguyên các nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế theo quy định hiện hành, chỉ đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế là chưa thực sự thể hiện được mục tiêu “mở rộng cơ sở thu”, “phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế”.

Đại biểu nhất trí đưa đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thay đổi xu hướng sản xuất cũng như tiêu thụ mặt hàng này và đề nghị tiếp tục bổ sung rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để “điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường.

Ngoài mặt hàng đồ uống có đường, đại biểu Chu Thị Hồng Thái cho rằng, Luật sửa đổi cần bổ sung thêm một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khác như túi nilon, sản phẩm nhựa dùng 1 lần... vì đây là những mặt hàng có hại cho môi trường.

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn tỉnh Hòa Bình)

Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn tỉnh Hòa Bình) cũng nhất trí với việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đại biểu, các nghiên cứu và thực tế cho thấy, nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây nên thừa cân, béo phì và cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Chính vì vậy, việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, trong báo cáo đánh giá tác động chưa đề cập đến tác động chính của chính sách đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

“Hiện nay chúng ta đang có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này và tác động cụ thể liên quan đến các doanh nghiệp này như thế nào. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để bổ sung những căn cứ, để làm sao quy định rõ hàm lượng đường cho phù hợp và đảm bảo khi chúng ta tổ chức triển khai thực hiện thì dễ thực hiện và áp dụng trong thực tiễn”, đại biểu Đặng Thị Bích Ngọc đề nghị.

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong (Đoàn tỉnh Vĩnh Long) cũng quan tâm tới nội dung bổ sung nước giải khát theo có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế và áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10%.

Để nội dung này nhận được sự đồng tình và có thể thực thi hiệu quả khi được ban hành, đại biểu đề nghị các cơ quan chuyên môn đưa ra những căn cứ, cơ sở khoa học để chứng minh rằng một trong những nguyên nhân gây béo phì, tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp… là do sử dụng nhiều nước giải khát có hàm lượng đường cao; và việc giảm tỷ lệ sử dụng nước giải khát có hàm lượng đường cao sẽ góp phần cải thiện tình trạng béo phì, các bệnh có liên quan.

Đồng thời, đại biểu đề xuất dự thảo cần quy định lộ trình áp dụng mức thuế 10% này để doanh nghiệp có sự chuẩn bị các chiến lược phù hợp, hạn chế tác động đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhất trí với sự cần thiết đánh thuế với đồ uống có đường, đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn tỉnh Điện Biên) cho rằng, Chính phủ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường là nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng được đặt ra trong Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 5/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, đó là “áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường”.

Đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng, nếu căn cứ nhiệm vụ nêu trong Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia thì rõ ràng việc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đối với nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam là chưa bao quát đầy đủ.

Do vậy, đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị Chính phủ tiến hành nghiên cứu tổng thể và đánh giá tác động kỹ lưỡng để xác định đúng, đủ các sản phẩm đồ uống có đường (bao gồm: nước ngọt có ga hoặc không có ga, nước ép và đồ uống từ trái cây/rau củ, chất cô đặc dạng bột và lỏng, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn, cà phê pha sẵn, đồ uống sữa có pha chế hương liệu) cần phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt có thể thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ đã được đặt ra trong Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng và khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.

Đánh thuế những mặt hàng xa xỉ

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà (Đoàn tỉnh Hòa Bình) cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này phải hướng đến việc đánh thuế những mặt hàng xa xỉ hoặc những mặt hàng có tác động tiêu cực tới môi trường. Bởi vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Các đại biểu thảo luận tại tổ.

Về thuế suất, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà băn khoăn: “Chúng ta chỉ quy định chung một loại rượu có nồng độ từ 20 độ trở lên theo một mức thuế suất, rượu có nồng độ từ 20 độ trở xuống lại theo một mức thuế suất. Chúng tôi thấy cần phải tách nồng độ nào cao hơn thì phải có mức thuế cao hơn chứ không thể để đánh đồng cứ 20 độ trở lên thì theo một mức thuế suất chung”. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát lại quy định về mức thuế suất, và lộ trình áp dụng thuế suất.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Đoàn thành phố Cần Thơ) đề cập đến việc bổ sung mức thuế tuyệt đối với mặt hàng thuốc lá, Tờ trình đang đưa ra 2 phương án về lộ trình tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cả 2 phương án này, đảm bảo rằng mức độ điều chỉnh phù hợp về vấn đề công ăn việc làm cho một lực lượng lớn cả người sản xuất và người trồng; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất có thể điều chỉnh cho phù hợp với lộ trình tăng không quá “sốc”.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.

Tin khác

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, ngày 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới đã nêu trong Báo cáo chính trị trình Đại hội, đồng thời gợi mở, phân tích, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để các đại biểu tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong Đại hội.
Xem thêm
Phiên bản di động