Đan Phượng, huyện điển hình xây dựng nông thôn mới
Đan Phượng đón nhận danh hiệu huyện “Nông thôn mới” đầu tiên của Hà Nội | |
Hà Nội sẽ xây dựng bệnh viện đa khoa hiện đại tại Đan Phượng | |
Huyện Đan Phượng tích cực đào tạo nghề cho lao động nông thôn |
Sau 4 năm triển khai Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015”, Đan Phượng đã trở thành huyện đầu tiên của Hà Nội cán đích huyện nông thôn mới (NTM) với 13/17 xã đạt chuẩn.
Bộ mặt nông thôn “thay da đổi thịt”
Xác định xây dựng hạ tầng là điều kiện quan trọng, là tiền đề cho phát triển, vì vậy lãnh đạo huyện Đan Phượng coi hạ tầng là động lực xây dựng NTM. Để đẩy mạnh kiến thiết hạ tầng nông thôn, huyện Đan Phượng đã tập trung huy động các nguồn lực của doanh nghiệp và nhân dân. Trong đó, nhằm tăng nguồn lực xây dựng NTM, huyện đã đẩy mạnh công tác đấu giá đất, quy hoạch, lựa chọn những địa điểm thuận lợi, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phân lô và tổ chức đấu giá công khai, dân chủ.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trao chứng nhận huyện đạt chuẩn nông thông mới cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đan Phượng |
Với quan điểm đồng hành cùng doanh nghiệp để vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, vừa vận động, tuyên truyền, kêu gọi doanh nghiệp địa phương trong việc đóng góp xây dựng quê hương theo chương trình xây dựng NTM, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đã đầu tư gần 37,43 tỷ đồng vào phát triển sản xuất.
Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc xây dựng NTM. Toàn thành phố có 166/386 xã đạt chuẩn NTM (bằng 43%), dự kiến sẽ có 179/386 xã đạt chuẩn quốc gia NTM vào cuối năm 2015 (bằng 46,4%), vượt kế hoạch đề ra. Hiện nay, một số huyện đã thực hiện vượt kế hoạch như Đan Phượng đạt 7 xã, Đông Anh 10 xã, Hoài Đức 6 xã, Thường Tín 5 xã, Phúc Thọ 6 xã,... Đặc biệt, huyện Đan Phượng đã được công nhận huyện đạt chuẩn NTM. |
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Hoàng cho biết, sau hơn 4 năm phát động thi đua xây dựng huyện NTM, toàn huyện đã xây dựng được 22 km đường trục thôn, 19 km rãnh thoát nước theo đường; 136,7 km đường ngõ, xóm; 80,6 km đường trục chính nội đồng với tổng vốn đầu tư 317,4 tỷ đồng; tiết kiệm được 234,5 tỷ đồng so với dự toán ban đầu; nhân dân đóng góp 413.722 ngày công và hiến 2.522,2 m2 đất thổ cư và 18,5 m2 đất nông nghiệp; có 31 doanh nghiệp ủng hộ nhân công, máy là 25,554 triệu đồng, doanh nghiệp ủng hộ nhiều nhất là 2,1 tỷ đồng. Trong 04 năm huyện đã xây dựng được 5,6 km kênh mương.
Ngành điện và các xã đã đầu tư xây dựng 235,787 km điện trung thế nâng tổng chiều đài đường dây trung thế lên 311,042 km; 111,726 km điện hạ thế nâng tổng chiều đài đường dây hạ thế lên 422,768 km; 28 trạm biến áp, nâng tổng số trạm biến áp trên địa bàn là 225 trạm với tổng dung lượng là 119.498 KVA. Hệ thống điện của các xã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện và có trên 99% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Đã xây dựng thêm được 11 trường học đạt chuẩn quốc gia (không tính thị trấn Phùng) nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 35/48 trường, trong đó 100% trường tiểu học các xã đạt chuẩn quốc gia. 15 xã có 15 sân thể thao xã (tăng 7 sân so với năm 2010), 15 nhà văn hóa xã (năm 2010 chưa có xã nào có nhà văn hóa xã), 93 nhà văn hóa thôn, nhà hội họp cụm dân cư (tăng 32 nhà so với năm 2010). Huyện đã đầu tư xây dựng mới 7 trạm y tế tại các xã Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Tân Hội, Liên Trung, Đồng Tháp, Trung Châu và sửa chữa 01 trạm y tế xã Hồng Hà. Huyện phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội triển khai dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp khu kinh doanh thịt lợn tại các chợ nông thôn theo dự án LIFSAP thuộc 3 xã Thọ An, Tân Lập, Tân Hội.
Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, huyện đã quyết định lập sổ vàng ghi danh tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp xây dựng NTM để khuyến khích, động viên nhân dân tích cực tham gia.
Gia tăng vùng chuyên canh
Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Hoàng, trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Đan Phượng là huyện nông nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện nhỏ bé và còn khó khăn; cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ, tăng trưởng chưa đồng đều, thiếu vững chắc; chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa cao.
Với khâu đột phá là dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa số các xã trong huyện đã chuyển sang trồng hoa, cây ăn quả, hình thành các vùng chuyên canh mang lại giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 951,69 ha (cây ăn quả; rau an toàn; hoa; cây cảnh). Huyện chỉ đạo các xã lập dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng tập trung từ 5 ha trở lên. Trong đó, UBND huyện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đã hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho 3 dự án rau Phương Đình, cam canh Thượng Mỗ, hoa Hạ Mỗ với tổng kinh phí đầu tư 5.223,9 triệu đồng. Đã có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho thu nhập hàng tỷ đồng trên/ha/năm như sản xuất hoa lan, hoa ly... Đồng thời, huyện hỗ trợ kinh phí mua giống lúa NC, ngô lai cấp cho các xã, thị trấn với tổng kinh phí 3.335,314 triệu đồng. Ngoài việc hỗ trợ các dự án, huyện còn quan tâm chỉ đạo ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như hỗ trợ nhà lạnh để xử lý xuân hóa nhiệt độ giống hoa ly, công nghệ Invitro trong nuôi cấy mô hoa lan Hồ Điệp.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung chỉ đạo chuyển dịch chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại xa khu dân cư; duy trì chăn nuôi nông hộ theo hình thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi như lợn siêu lạc, bò thịt BBB, bò laisind, bò sữa. Đến nay, đàn bê thịt BBB có 150 con, đàn bò sữa có 301 con đang khai thác sữa. Đồng thời lập các dự án sản xuất lúa kết hợp nuôi cá tại hai xã Tân Hội, Tân Lập đạt hiệu quả kinh tế cao so với trồng hai vụ lúa. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày càng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp.
Huyện có các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển như mộc dân dụng, chế biến thực phẩm…. Do đó, trong những năm qua, huyện đã quy hoạch và xây dựng được 6 cụm công nghiệp làng nghề và 534 doanh nghiệp giải quyết việc làm cho 6.200 lao động có thu nhập ổn định. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị. Hiện nay, trên địa bàn huyện có một siêu thị Tuấn Quỳnh đang hoạt động và 03 trung tâm thương mại: siêu thị Việt Đức, trung tâm thương mại chợ huyện, siêu thị Đan Phượng đang hoàn thiện. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện được sắp xếp, phục vụ tốt nhu cầu trao đổi, mua, bán hàng hóa, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nhờ vậy, kinh tế tăng trưởng trên 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đến cuối năm 2014 cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ trọng 10,51%, giá trị ngành nông nghiệp -thủy sản đạt 160 đến 250 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 28,8 triệu đồng (tăng 14,83 triệu đồng so với năm 2010).
“Những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp của thành phố đã tạo đà, cơ hội cho Đan Phượng triển khai các phương án hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho từng xã. Người dân Đan Phượng chúng tôi gọi NTM là “cơ hội vàng” để thay đổi cuộc sống của người dân”, đồng chí Nguyễn Hữu Hoàng chia sẻ.
Với những kết quả thiết thực trong xây dựng NTM, ngày 23/10/2015, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã ký Quyết định số 1810/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Đan Phượng đạt chuẩn huyện NTM.
Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng cho biết: Sau khi được công nhận huyện chuẩn NTM, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo, khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ ngân sách cho các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy mô tập trung; hướng dẫn các hộ trong vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình, tiêu chuẩn VietGap; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản mũi nhọn khi tiêu thụ trên thị trường; tiếp tục xây dựng mô hình liên kết 4 nhà, tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất ứng dụng công nghệ cao đến tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân yên tâm sản xuất, nhất là trong xu thế hội nhập ngày càng cao. |
Phương Linh – Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26