-->

Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng

(LĐTĐ) Đàn tế Nam Giao là một phần quan trọng cấu thành nên quần thể Khu di tích Thành nhà Hồ, gồm có Hoàng thành (Thành Nội), La thành và Đàn Nam Giao. Toàn bộ quần thể này được bao bọc bởi một vùng đệm rộng tới hơn 5 nghìn héc ta.
Hà Nội lên phương án để sẵn sàng cho việc mở cửa trở lại các điểm di tích lịch sử Đình chùa, di tích trên địa bàn huyện Hoài Đức "cửa đóng then cài" để phòng dịch

Đàn Nam Giao cách Thành Nội (Thành Nhà Hồ) 3,5 km về phía Đông Nam, cách thành phố Thanh Hóa 40 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 45. Di sản thuộc địa giới hành chính xã Vĩnh Thành và Tiểu khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Năm 1397 Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở vùng đất An Tôn (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngày nay). Năm 1398 ông cho dời đô từ Thăng Long về An Tôn đổi tên gọi là Tây Đô.

Bên cạnh việc xây dựng cung điện trong Hoàng thành, đắp La thành…Vương triều Hồ đã cho đắp đàn Nam Giao làm nơi tế lễ trời đất hằng năm của vua. Dưới sự tác động của thời gian, khí hậu, con người, đàn Nam Giao thuộc di sản thế giới Thành Nhà Hồ (Tây Đô) đang dần bị xuống cấp.

Đàn Nam Giao Tây Đô bị quên lãng trong lòng đất qua nhiều thế kỷ. Khu Di tích này được phát hiện, đưa vào thống kê từ những năm 80 của thế kỷ XX. Năm 1990 cụm di tích lịch sử văn hóa gồm: Đền thờ Trần Khát Chân, Chùa Giáng (Tường Vân), Chùa Giò (Nhân Lộ) và Đàn tế Nam Giao thuộc xã Vĩnh Thành đã được công nhận là di tích cấp tỉnh. Những bí ẩn của Đàn Nam Giao Tây Đô bắt đầu được hé lộ từ năm 2004. Tháng 10 năm 2007, Đàn tế này đã được công nhận là di tích khảo cổ cấp Quốc gia.

Kể từ năm 2004 đến năm 2016, đàn Nam Giao Tây Đô đã qua 4 lần nghiên cứu khai quật với tổng diện tích 18.000m2. Việc nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, tuy nhiên phần lớn kiến trúc chính với quy mô và cấu trúc của di sản đã được nhận diện.

Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng

Tính từ chân núi Đốn Sơn, Đàn tế được xây dựng trên 5 cấp nền, nền 1 cao nhất với độ cao 21,7m; nền 5 thấp nhất có độ cao 12m so với mực nước biển. Năm nền đàn được cấu trúc theo hình dạng chữ nhật, quay hướng Nam. Đàn tế Nam Giao Tây Đô với diện tích 4,3ha có kiến trúc khá độc đáo: Lưng tựa vào núi, mặt nhìn về hướng Nam, các nền đàn được sắp xếp giật cấp cao từ thấp lên cao.

Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng
Nền đàn 1, diện tích 356,5m2, được bó nền xung quanh bằng các phiến đá vôi. Đây là nền đàn cao nhất, trên đó có kiến trúc Viên đàn (nền đàn hình tròn).
Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng

Nền đàn 2, diện tích 10.024m2, bao quanh nền đàn 1. Nền đàn 2 quan trọng nhất bởi các kiến trúc chính liên quan đến Đàn tế Nam Giao đều tập trung ở đây như: Các vòng tường đàn, đường đi, 2 cổng tam quan, sân lát gạch, các cửa ra vào và đặc biệt là các kiến trúc nền thờ các thần.

Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng
Nền đàn 3, diện tích 4.438m2, phía Bắc giáp nền đàn 2, phía Nam tiếp giáp nền đàn 4. Tại đây có kiến trúc sân lát nền, cụm kiến trúc ở phía Đông.
Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng

Nền đàn 4, diện tích 4.572m2, phía Bắc tiếp giáp nền đàn 3 và nền đàn 5; tại đây có cụm kiến trúc phía Tây và di tích Giếng Vua.

Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng
Giếng có tên gọi khác là giếng Ngự Duyên hay giếng Ngự Dục. Vị trí của giếng nằm ở góc Đông Nam nền đàn 4. Giếng có mặt bằng hình vuông (13m x 13m), có cấu trúc gồm 2 phần: Thành giếng được xây bằng các khối đá vôi, lòng giếng hình tròn (đường kính 6,5m), mặt cắt hình phễu; độ sâu tính từ miệng giếng xuống là 4,90m.
Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng

Năm 1990 cụm di tích lịch sử văn hóa gồm: Đền thờ Trần Khát Chân, Chùa Giáng (Tường Vân), Chùa Giò (Nhân Lộ) và Đàn tế Nam Giao thuộc xã Vĩnh Thành đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.

Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng
Cùng với một số bộ phận khác, phần tường đá bao quanh nền đàn 2 của Đàn Nam Giao còn khá nguyên vẹn.
Đàn Nam Giao: Di tích 600 năm tuổi ở xứ Thanh từng bị quên lãng
Tuy nhiên, dưới sự tác động của thời gian, khí hậu, con người, nhiều bộ phận khác của Đàn Nam Giao đang dần bị hư hỏng.

Cùng với các di tích khác, đàn Nam Giao đã hợp thành một quần thể kiến trúc đặc trưng của nhà Hồ, là công trình có giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tâm linh... Đàn tế Nam Giao đã góp phần tăng thêm giá trị đặc sắc của Thành Nhà Hồ và góp phần đưa tổng thể Khu di tích Thành Nhà Hồ trở thành Di sản Thế giới.

Mạnh Tiến - Ảnh: Hoàng Đông

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Xem thêm
Phiên bản di động