-->

Đảm bảo tính “ưu tiên” để Thủ đô phát triển xứng tầm

Một trong những nguyên nhân làm cho nhiều nội dung đặc thù của Luật Thủ đô năm 2012 khó triển khai, không thi hành được là do không có quy định về việc áp dụng tính đặc thù của Luật như thế nào trong trường hợp có sự chồng chéo. Từ thực tế này, nhằm tạo cơ chế, chính sách thực sự đột phá, vượt trội cho Hà Nội, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất cơ chế ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô.
Đề xuất Thủ đô thu hút nhân tài không phụ thuộc vào bằng cấp chuyên môn, thủ khoa xuất sắc Nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân Sửa Luật Thủ đô: Cần làm rõ các nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

“Ưu tiên” Luật Thủ đô

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/72013. Sau 10 năm triển khai thực hiện, các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định tại Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trong bối cảnh ở trong và ngoài nước có những thay đổi lớn và xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai Luật Thủ đô thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô để tháo gỡ những điểm nghẽn và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển Thủ đô.

Theo Tiến sĩ Lê Văn Hùng - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng, hiện nay, Luật Thủ đô (sửa đổi) vẫn chưa được Quốc hội thông qua, tuy nhiên dự thảo Luật đã thể hiện tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho thành phố Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo trong điều hành, quản lý nền kinh tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh thành phố Hà Nội đang trong quá trình xây dựng quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đảm bảo tính “ưu tiên” để Thủ đô phát triển xứng tầm
Hà Nội cần có thêm những cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện chức năng Thủ đô.

“Thành phố Hà Nội không đơn thuần là một đơn vị hành chính cấp tỉnh mà giữ vị trí, trọng trách là “Thủ đô của một quốc gia”, là “trung tâm chính trị - hành chính quốc gia”, là “trái tim của cả nước”. Vì thế, Thành phố cần có thêm những cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện chức năng Thủ đô mà không địa phương nào có bên cạnh những chính sách chung giống các tỉnh, thành phố khác”, Tiến sĩ Lê Văn Hùng nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến cũng thống nhất rằng, trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nêu rõ quy định về áp dụng Luật Thủ đô tại điều 4, đây là quy định mới, chưa có trong Luật Thủ đô năm 2012. Theo đó, Khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định rõ nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề. Trường hợp Luật Thủ đô không có quy định thì áp dụng quy định của pháp luật hiện hành.

Còn trong Khoản 2 Điều 4 quy định trường hợp Luật, Nghị quyết khác của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực có quy định cơ chế, chính sách thuận lợi hơn cho xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô thì việc áp dụng do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì cơ chế phối hợp mới, đặc thù này giữa chính quyền thành phố Hà Nội với các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, vừa phát huy giá trị và hiệu lực của Luật Thủ đô vừa bảo đảm nguyên tắc về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, không phá vỡ tính ổn định, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, các quy định này còn có các hạn chế. Trong đó, chưa bao quát hết các “trường hợp có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô” tại Khoản 2 Điều 4, cụ thể là mới chỉ xử lý trường hợp có quy định thuận lợi hơn so với Luật Thủ đô, chưa đề cập trường hợp có quy định nghĩa vụ cao hơn, chế tài xử lý vi phạm nghiêm khắc hơn trong các lĩnh vực mà Thủ đô cũng rất cần áp dụng.

Đảm bảo tính “ưu tiên” để Thủ đô phát triển xứng tầm
Hà Nội phải đi trước, phát triển cao hơn mức yêu cầu chung.

Cùng đó, mới chỉ quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ mà chưa quy định trách nhiệm của các chủ thể khác được giao chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội (như Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, đại biểu Quốc hội…) trong trường hợp có các quy định khác với Luật Thủ đô. Ngoài ra, chưa quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cuối cùng về việc áp dụng luật trong trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết và chính quyền thành phố Hà Nội không thống nhất được ý kiến về việc áp dụng luật.

Đảm bảo tính phù hợp

Góp ý về quy định này trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cũng chỉ rõ, thành phố Hà Nội không phải là một tỉnh hay một địa phương mà là Thủ đô của cả nước, là hình ảnh đại diện cho cả quốc gia, mang tính hình mẫu, đóng vai trò dẫn dắt và có sức lan tỏa nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả nước. Hà Nội phải đi trước, phát triển cao hơn mức yêu cầu chung của đất nước.

Vì vậy, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có những cơ chế, chính sách thực sự đặc thù, mang tính riêng, nhằm tạo ra sức hút riêng của Thủ đô để thu hút các nguồn lực cho phát triển. “Về điều kiện áp dụng luật trong Điều 4, tôi rất đồng tình đối với những quy định của luật khác trái với Luật Thủ đô thì phải áp dụng Luật Thủ đô. Nếu sau này khi ban hành những luật mới, nếu trong luật đó có những nội dung đòi hỏi Thủ đô phải tuân thủ thì phải ghi cụ thể vào trong luật mới, còn nếu không chúng ta vẫn áp dụng Luật Thủ đô” - đại biểu Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.

Đảm bảo tính “ưu tiên” để Thủ đô phát triển xứng tầm
Đại biểu Hoàng Văn Cường tán thành về điều kiện áp dụng luật trong Điều 4 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xoay quanh vấn đề đã nêu, thực tế Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 cũng đã chỉ rõ, một trong những nguyên nhân làm cho nhiều nội dung đặc thù của Luật năm 2012 bị vô hiệu, không thi hành được là do Luật không có quy định về việc áp dụng Luật Thủ đô như thế nào trong trường hợp có sự khác biệt so với quy định về cùng một vấn đề trong các Luật, Nghị quyết khác của Quốc hội khác đang có hiệu lực hoặc ban hành sau.

Từ công tác triển khai Luật Thủ đô năm 2012 cũng cho thấy, nhiều nội dung đặc thù, vượt trội trong Luật được giao cho HĐND, UBND thành phố Hà Nội quy định chi tiết nhưng những văn bản này của địa phương dù đã ban hành cũng không thi hành được vì có chứa các quy định khác hoặc trái với văn bản của Trung ương có hiệu lực cao hơn quy định về cùng vấn đề.

Đặc biệt, nếu áp dụng nguyên tắc chung “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau” (Khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015), có thể thấy trước rào cản pháp lý lớn đối với việc thi hành Luật Thủ đô. Rõ ràng sẽ có nhiều quy định đặc thù, vượt trội của Luật Thủ đô không thể được áp dụng nếu các luật ban hành sau có quy định khác về cùng vấn đề.

Từ những nguyên nhân nêu trên, rõ ràng cần phải có một điều khoản quy định việc áp dung Luật Thủ đô (sửa đổi) trong quan hệ với các luật khác, bao gồm cả luật ban hành trước hay sau Luật Thủ đô, nhằm khắc phục bất cập về hiệu lực thực tế và khả năng thi hành được của các quy định tại Luật Thủ đô.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Sáng nay (19/4), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.898 VND/USD, tăng 5 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,24 điểm, giảm 0,29%.
Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (19/4), giá dầu thế giới tăng hơn 3%, được hỗ trợ bởi hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
Nhận định Ipswich vs Arsenal: Pháo thủ lấy đà trước thềm đại chiến châu Âu

Nhận định Ipswich vs Arsenal: Pháo thủ lấy đà trước thềm đại chiến châu Âu

Vào lúc 20h00 ngày 20/4, trận đấu giữa Ipswich vs Arsenal sẽ diễn ra trong khuôn khổ Premier League. Trong cuộc đối đầu này, với đẳng cấp và chiều sâu đội hình, Arsenal đủ khả năng giành chiến thắng thuyết phục để lấy đà trước thềm đại chiến với PSG.
Cựu nhân viên Vietcombank chiếm đoạt gần 49 tỷ đồng của khách hàng

Cựu nhân viên Vietcombank chiếm đoạt gần 49 tỷ đồng của khách hàng

Ngày 18/4, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt bị cáo Lê Tuấn Anh (33 tuổi, quê Bạc Liêu, nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Sài Gòn) tù chung thân về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và 4 năm tù về tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả cơ quan, tổ chức".
Nhận định Heidenheim vs Bayern Munich: Hùm xám dồn lực, chủ nhà lâm nguy

Nhận định Heidenheim vs Bayern Munich: Hùm xám dồn lực, chủ nhà lâm nguy

Trận đấu giữa Heidenheim vs Bayern Munich sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 19/4, trong khuôn khổ vòng 30 giải Bundesliga 2024/25. Trong khi đội chủ nhà đang vùng vẫy để trụ hạng, lại gặp một Bayern đang “nổi giận”, Heidenheim khó tránh khỏi thất bại ngay trên sân nhà.
Nhận định trận đấu Everton vs Man City: Không dễ cho nhà vô địch

Nhận định trận đấu Everton vs Man City: Không dễ cho nhà vô địch

Trận đấu giữa Everton vs Man City trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 19/4. Dù Man City đang đứng ở vị trí cao hơn trên bảng xếp hạng, nhưng đây chắc chắn đây không phải là trận đấu dễ dàng cho thầy trò HLV Pep Guardiola.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động