Đảm bảo an sinh xã hội: Gốc rễ vẫn là bài toán việc làm
Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Rất cần tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân |
Ngày 7/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã tiến hành thảo luận trực tuyến Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phân tích, Covid-19 đã và đang tạo ra khoảng cách xã hội ngày càng lớn khi làm giảm thu nhập và phân phối lại thu nhập.
Thực tiễn này làm cho người lao động ở khu vực phi chính thức và các nhóm yếu thế ngày càng yếu thế hơn. Chính vì vậy, trong số 5 trụ cột của khung chính sách để ứng phó với Covid-19 do Liên Hợp quốc ban hành năm 2020 có đến 2 trụ cột liên quan đến khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế.
Ở nước ta, nhóm yếu thế như người nghèo, lao động tự do, xe ôm, bán hàng rong, kinh doanh cá thể, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ là những người phần lớn làm trong khu vực phi chính thức, mưu sinh từ thu nhập bằng lao động hằng ngày, nay thu nhập của họ lại bị giảm, bị mất. Bản thân họ và gia đình ít được bảo đảm hỗ trợ bằng an sinh xã hội, họ cần phải được đặc biệt quan tâm trong đại dịch cũng như trong các quyết sách hậu đại dịch.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê (Ảnh: VPQH) |
“Tôi thống nhất cao với mục tiêu thứ ba trong tờ trình về bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động. Để đạt được mục tiêu này, chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội nêu 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với nguồn lực là 53,15 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh một số giải pháp như hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đầu tư cho các cơ sở xã hội thì phần lớn các giải pháp cụ thể còn lại đều tập trung vào khu vực chính thức dành cho những đối tượng có quan hệ lao động là chủ yếu”, đại biểu nói.
Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, nội dung thứ 9 của Phụ lục 1 về khung nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội mới chỉ nêu việc nghiên cứu, hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn do tác động của đại dịch, mà chưa đưa ra được chính sách với đối tượng, mức và hình thức hỗ trợ cụ thể.
Trong khi các giải pháp tài khóa tiền tệ chỉ tập trung thực hiện trong 2 năm thì khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế sẽ khó có thể nhận được hỗ trợ kịp thời. Với nguồn lực và thời gian có hạn, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung cụ thể hơn các chính sách cho khu vực phi chính thức, nhất là nhóm yếu thế, trong đó có chính sách trợ cấp bằng tiền mặt.
Đồng thời, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển việc làm công, nhằm giải quyết lượng lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê theo quy định của Luật Việc làm năm 2013.
Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) bày tỏ sự đồng tình với sự cần thiết phải ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội với những nội dung nằm ngoài khuôn khổ của khung kế hoạch 5 năm 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua, nhằm tiếp tục tìm kiếm không gian, dư địa mới để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế.
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: VPQH) |
Đại biểu đề nghị cần lựa chọn đúng và trúng đối tượng trong giai đoạn phục hồi, đặc biệt những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hạt nhân từ các chuỗi cung ứng, tạo điều kiện để tăng cầu lao động, hỗ trợ an sinh xã hội thông qua doanh nghiệp, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động.
“Việc hỗ trợ nhà trọ, tiền sinh hoạt hàng tháng cho người lao động bị thất nghiệp chỉ là giải pháp tình thế, gốc rễ vẫn là bài toán việc làm, nuôi dưỡng doanh nghiệp chính là chìa khóa để giải quyết bài toán an sinh xã hội trong thời điểm này”, đại biểu Nguyễn Như So nói.
Chính sách hỗ trợ tiền tệ thực hiện cho người lao động thông qua doanh nghiệp thuộc các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất là rất đúng và cần thiết là ý kiến của đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum).
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, chính sách này cần bao phủ thêm đối với những người lao động phi chính thức, lao động tự do. Vì họ có thu nhập thấp, ít có cơ hội tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng nghề và họ luôn phải đối mặt với nguy cơ trở thành tầng lớp lao động nghèo, chịu tác động trước nhất và nặng nề nhất bởi đại dịch…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17