Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội Khóa XV, sáng 7/1, các đại biểu thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Dẫn chứng nhiều số liệu cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) phân tích và đưa ra nhiều đề xuất quan trọng về vấn đề lao động việc làm. Theo đại biểu, 4 đợt dịch đã để lại những hậu quả rất nặng nề với nền kinh tế, trong đó có vấn đề lao động việc làm.
Chỉ tính riêng quý III/2021, cả nước đã có hơn 28 triệu người lao động phải hứng chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Trong đó, hơn 4,7 triệu người bị mất việc làm; hơn 14 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; hơn 10 triệu người phải giãn, giảm giờ làm việc.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) phát biểu tại nghị trường. (Ảnh: VPQH) |
“Biến thể Delta đã "cuốn" đi khoảng 1/4 mức lương bình quân tháng của người lao động của vùng Đông Nam Bộ. Đồng lương của người lao động vốn đã không dư dả, nay vì dịch bệnh càng trở nên khó khăn hơn. Kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp tư nhân với 43.000 lao động bị mất việc cho thấy, gần 50% trong số này có nguồn tích lũy chỉ đủ để duy trì cuộc sống trong một tháng, 37% chỉ đủ duy trì sống cho ba tháng và chỉ có hơn 4% là đủ duy trì cuộc sống cho trên 4 tháng”, đại biểu cho biết.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cũng nhìn nhận, thị trường lao động bị đẩy vào trạng thái cả cung và cầu lao động đều bị thu hẹp. Đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã khiến hàng triệu lao động dịch chuyển về quê, dẫn tới đứt gãy thị trường lao động, thiếu hụt lao động nghiêm trọng tại một số tỉnh phía Nam, nhất là những nơi tập trung đông khu công nghiệp, khu chế xuất.
Cho đến nay, một lượng lớn lao động đã về quê nhưng chưa có nhu cầu quay trở lại vì còn e dè với dịch bệnh hoặc là mệt mỏi sau một thời gian dài giãn cách. Nhiều người chọn phương án lập nghiệp tại quê nhà, nhiều người có tâm lý chờ qua Tết mới đi làm.
Trong khi đó, nhiều tỉnh có lao động trở về đang phải đối mặt với áp lực rất lớn về giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Điều này, theo đại biểu, đã tạo ra một nghịch lý về cung - cầu lao động, nơi cần lao động thì không có, còn nơi có lao động thì rất khó để tìm việc làm.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: VPQH) |
Đại biểu phân tích, dịch bệnh đã dẫn đến xuất hiện những nhóm lao động dễ bị tổn thương. Khác các cuộc khủng hoảng trước đây, với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sự hạn chế đi lại và khả năng làm việc từ xa đã dẫn tới tình trạng cắt giảm lượng lớn việc làm.
Lao động làm công việc giản đơn trở nên yếu thế trong đại dịch, tỷ lệ mất việc của nhóm này cao gần gấp đôi so với các nhóm khác. Lao động có trình độ thấp, lao động lớn tuổi, lao động tự do rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm, kể cả công việc tạm thời.
Do mất việc, nhiều lao động của khu vực chính thức có xu hướng chuyển dịch sang tìm kiếm việc làm ở khu vực phi chính thức, dẫn tới số lao động tự do tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, chiếm tới 57% tổng số lao động có việc làm.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, một lượng lớn lao động đang có việc làm nhưng không ổn định, thiếu tính bền vững và trong đó những chính sách an sinh, bảo hiểm, chế độ ốm đau, thai sản của khu vực này rất hạn chế…
Qua đại dịch cũng đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường lao động thời công nghệ. Điều đó đã dẫn tới nhiều người lao động và người sử dụng lao động thực sự có cung cầu về lao động, nhưng chưa tìm được nhau…
Nhấn mạnh một trong những vấn đề quan trọng nhất chính là vấn đề lao động, đại biểu Đoàn Bắc Kạn nêu 3 kiến nghị. Một là, tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, áp dụng cả với lao động chính thức và năng lực của khu vực phi chính thức. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết đang đề xuất dành khoảng 6,6 nghìn tỷ và chỉ dành cho khu vực lao động chính thức là chưa phù hợp.
Hai là dành khoản chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân. Ba là dành khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ xét nghiệm, đi lại, tư vấn việc làm khi người lao động quay trở lại làm việc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Sự kiện 03/02/2025 08:07
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước
Sự kiện 28/01/2025 21:18
Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội
Sự kiện 28/01/2025 20:17
Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Sự kiện 26/01/2025 14:10
Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 25/01/2025 20:09
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Sự kiện 24/01/2025 17:07
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55