--> -->

Đại biểu Quốc hội đồng ý phương án cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm đồng ý với phương án cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi nhằm tạo thuận lợi trong việc khám, chữa bệnh, sử dụng phương tiện công cộng, đi học, thay vì phải dùng giấy khai sinh bản giấy nhiều bất tiện, không có đủ thông tin sinh trắc.
Chỉ còn 2 tỉnh chưa mở lại hoạt động đăng kiểm Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường Chủ tịch Quốc hội: Cần làm rõ quy định về định giá đất ngay trong Luật

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 10/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Viễn thông (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội đồng ý việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi
Các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội thảo luận tại tổ. (Ảnh: QH)

Các đại biểu cơ bản đồng ý với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về sự cần thiết ban hành Luật Căn cước công dân nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực…

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng để việc xây dựng, ban hành Luật Căn cước công dân được chặt chẽ, phát huy hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đồng bộ, sớm hoàn thiện ứng dụng tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát huy tối đa hiệu quả của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cho biết, hiện nay, chúng ta đang triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vì thế, việc ban hành dự án Luật này giúp người dân giảm thiểu giấy tờ, thủ tục hành chính khi giải quyết trên môi trường mạng, tăng cường công khai, minh bạch.

Đại biểu Quốc hội đồng ý việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi
Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH)

Về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Điều 10), đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, việc mở rộng, bổ sung thông tin lưu trữ là cần thiết, đồng thời việc tăng cường chia sẻ, kết nối giữa các cơ sở dữ liệu sẽ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng dữ liệu, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và tiệm cận với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu kỹ từng loại thông tin quy định tại các điều này để bảo đảm hiệu quả, có tính khả thi.

Về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước (Điều 23), đại biểu Lan nhất trí việc tích hợp một số thông tin về công dân vào thẻ căn cước nhằm góp phần giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức và công dân trong các giao dịch hành chính, dân sự, đi lại, cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc tích hợp thông tin phải đi đôi với việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và quản lý, sử dụng thông tin để bảo vệ quyền công dân, bí mật đời tư của công dân.

Đại biểu Nguyễn Hải Trung (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cho rằng, các nội dung trong dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) góp phần quan trọng vào “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ. Để thực hiện thành công Chương trình này, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước có ý nghĩa rất quan trọng, cùng với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam (Điều 7), đại biểu nhất trí việc bổ sung đối tượng áp dụng là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. Dẫn chứng thực tế nhiều người dân vùng đồng bào Khmer Nam Bộ sinh sống tại đây lâu nhưng chưa có giấy tờ hợp lệ, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam sẽ mở ra hướng giải quyết đối với một bộ phận người gốc Việt Nam có nguyện vọng cần có một loại giấy tờ tùy thân, giúp họ ổn định cuộc sống, có việc làm, con em được đến trường, bảo đảm quyền lợi trong giao dịch dân sự, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước.

Đại biểu Quốc hội đồng ý việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi
Đại biểu Nguyễn Hải Trung phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH)

Về người được cấp thẻ căn cước (Điều 20), đại biểu Nguyễn Hải Trung đồng ý với phương án cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi nhằm tạo thuận lợi trong việc khám, chữa bệnh, sử dụng phương tiện công cộng, đi học, thay vì phải dùng giấy khai sinh bản giấy nhiều bất tiện, không có đủ thông tin sinh trắc.

Liên quan đến thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Điều 10), đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) góp ý vào việc ghi “Quê quán”. Đại biểu dẫn chứng việc bản thân sinh sống và làm việc hơn 50 năm tại Hà Nội, nhưng mỗi khi cần phải xác minh thủ tục giấy tờ, phải về Quảng Bình. “Bản thân tôi, có thể xác minh được vì còn nhiều người ở địa phương biết. Nhưng các con, cháu tôi sau này mà về Quảng Bình để xác minh lý lịch thì sẽ không ai biết vì chúng không sinh ra và lớn lên ở đó. Vì thế, cơ quan soạn thảo cần tính đến phương án này để giảm phiền hà về thủ tục cho công dân”, đại biểu Nguyễn Anh Trí bày tỏ.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW đến ngày 15/7/2025, cả nước còn 8.642.169 đoàn viên công đoàn, giảm 3.665.175 đoàn viên, trong đó có 2.513.569 người thuộc đối tượng thôi là đoàn viên công đoàn, giảm khác là 1.151.606 đoàn viên.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.

Tin khác

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, cùng sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân, Đảng bộ Công an Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo môi trường hòa bình, ổn định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Khoảnh khắc ấy không chỉ đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến - thực dân trên đất nước ta, mà còn mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Nhân dân làm chủ và đất nước bước vào thời đại cách mạng hiện đại hóa.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Xem thêm
Phiên bản di động