--> -->

Đại biểu nêu nghịch lý: Càng xã hội hóa thì giá sách giáo khoa càng tăng

Giá sách giáo khoa sau khi thực hiện xã hội hóa, có nên biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa phổ thông… là vấn đề được nhiều đại biểu tranh luận sôi nổi tại phiên thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội ngày 1/11.
Dự kiến cha mẹ học sinh được tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa

Riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa lại càng tăng giá

Đại biểu Trần Văn Sáu (Đoàn Đồng Tháp) dẫn Nghị quyết 88 của Quốc hội nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Chỉ rõ Nghị quyết 88 được ban hành năm 2014, đến năm 2020 mới có Nghị quyết 122, đại biểu đặt vấn đề qua 6 năm đó tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức thực hiện nghị quyết này, mà đẩy toàn bộ biên soạn sách giáo khoa ra xã hội hóa, dẫn tới câu chuyện sách giáo khoa thả nổi cho nên giá tăng và không kiểm soát được.

Đại biểu nêu nghịch lý: Càng xã hội hóa thì giá sách giáo khoa càng tăng
Đại biểu Trần Văn Sáu (Đoàn Đồng Tháp) nên nghịch lý riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa lại càng tăng. Ảnh: Quốc hội

“Đành rằng Đảng kêu gọi xã hội hóa, chăm lo cho giáo dục nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục, theo tôi nghĩ xã hội hóa sách giáo khoa là đúng nhưng phải ở mức độ phù hợp. Chúng ta không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa sách giáo khoa.

Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào khi xã hội hóa đều hạ giá, riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa lại càng tăng, đây là nghịch lý và không có căn cứ nào để đảm bảo rằng sách giáo khoa tiếp tục không tăng. Đi tiếp xúc cử tri ở đâu người dân cũng than phiền giá sách giáo khoa tăng cao và cũng không có cơ sở nào để nói rằng sách giáo khoa sẽ không tăng trong thời gian tới”, đại biểu nói.

Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho biết, qua tiếp xúc, nhiều cử tri băn khoăn về vấn đề chương trình sách giáo khoa hiện nay. Đại biểu bày tỏ đồng tình với việc ban hành một bộ sách giáo khoa như đề xuất của Đoàn giám sát, nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, nên giáo dục phải được thống nhất ở các bậc học.

Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu rõ chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa là nhằm tranh thủ khai thác chất xám, kinh nghiệm của các chuyên gia, học giả, các nhà khoa học giáo dục, các nhà giáo để soạn thảo các sách giáo khoa phục vụ cho cải cách giáo dục. Đồng thời huy động tiềm lực kinh tế của xã hội.

Theo đại biểu, xã hội hóa đang được tiến hành tốt như vậy, nay lại đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa nữa thì liệu có giải quyết được những vấn đề mà hiện nay đang đặt ra hay không?

Đại biểu nêu nghịch lý: Càng xã hội hóa thì giá sách giáo khoa càng tăng
Các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng thay vì tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thì tập trung chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc thiểu số là việc cấp thiết hơn.

“Có một số ý kiến cho rằng phải có một bộ sách giáo khoa chuẩn, hiểu như vậy là không đúng với Nghị quyết 88. Theo nghị quyết này, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa hay không thì bộ sách ấy cũng phải được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa, giao tổ chức, cá nhân khác biên soạn”, đại biểu nói.

Sử dụng có hiệu quả các bộ sách giáo khoa đã có

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Đoàn Cà Mau) cũng không tán thành việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa theo Nghị quyết 88. Theo đại biểu, việc này không phù hợp với Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội và Luật Giáo dục 2019, cả 2 văn bản nói trên đã điều chỉnh quy định Nghị quyết 88 về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa.

“Về cơ sở thực tiễn, việc này không phù hợp với thực tế chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa đã đạt được những kết quả và đang triển khai thuận lợi.

Về hậu quả, việc này dẫn đến không cho phép xã hội hóa, quay lại tình trạng độc quyền, trái với chủ trương khuyến khích xã hội hóa, đi ngược lại xu hướng của quốc tế”, đại biểu nói.

Đại biểu nêu nghịch lý: Càng xã hội hóa thì giá sách giáo khoa càng tăng
Đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn Lạng Sơn) cho rằng chưa nên giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn Lạng Sơn) cho rằng chưa nên giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, mà quan trọng nhất vào thời điểm này là giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và nghiêm túc triển khai phương án lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các bộ sách giáo khoa đã và đang sử dụng hiện tại.

Việc biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa tại thời điểm hiện tại không thực sự cấp thiết. Trên cơ sở các bộ sách giáo khoa và các quyển sách giáo khoa cho từng bộ môn hiện tại, tiếp tục lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với năng lực và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Đồng thời cũng phù hợp với năng lực học tập cũng như mặt bằng tâm lý của học sinh ở từng địa phương, từng trường là điều quan trọng.

Quan trọng nhất là cần giao cho chính chủ thể này quyền thực sự và trách nhiệm về mặt chuyên môn là được lựa chọn sách giáo khoa phù hợp nhất với môn học và tình hình thực tiễn tại cơ sở giáo dục của mình. Còn các cơ quan quản lý nhà nước làm nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc lựa chọn sách giáo khoa mà không nên can thiệp vào công việc chuyên môn của giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa cho chính cơ sở giáo dục của mình.

“Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn sách giáo khoa chỉ nên thực hiện sau khi có sự tổng kết, đánh giá thời gian tới, cụ thể, khách quan và khoa học”, đại biểu nói.

Đại biểu nêu nghịch lý: Càng xã hội hóa thì giá sách giáo khoa càng tăng
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu giải trình tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Ưu tiên là thẩm định chất lượng của các sách giáo khoa

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong báo cáo của Chính phủ về kinh tế xã hội có một nhận định sách giáo khoa chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây cũng là một nhận định mà theo ngành giáo dục đào tạo nhận thức ở đây là một đòi hỏi rất cao, rất trách nhiệm của Chính phủ đã làm được những việc quan trọng nhưng vẫn cần phải làm tốt thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc biên soạn sách giáo khoa đã huy động được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có trình độ, uy tín, kinh nghiệm. Từ năm 2020 đến nay đã có 381 đầu sách giáo khoa mới được xuất bản với tổng số lượng xuất bản là 194 triệu bản sách.

“Các đại biểu quan tâm về việc Nghị quyết của Đoàn giám sát giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị trình Quốc hội vấn đề phương án có liên quan đến việc soạn một bộ sách giáo khoa. Chúng tôi nghĩ rằng từ nay đến năm 2024, việc quan trọng nhất cần ưu tiên là thẩm định chất lượng của các sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 cho thật tốt, đảm bảo đủ sách giáo khoa trước năm học mới.

Còn vấn đề được giao thì chúng tôi sẽ có nghiên cứu đề xuất và cố gắng trong 1, 2 năm tới, khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất thì sẽ có những đánh giá sâu và đề đạt phương án với Quốc hội sau”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô
Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Bảng Chỉ số AI Thế giới năm 2025, với 59,2 điểm, vượt nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.

Tin khác

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, cùng sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân, Đảng bộ Công an Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo môi trường hòa bình, ổn định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Khoảnh khắc ấy không chỉ đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến - thực dân trên đất nước ta, mà còn mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Nhân dân làm chủ và đất nước bước vào thời đại cách mạng hiện đại hóa.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Xem thêm
Phiên bản di động