-->

Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế

Chỉ qua 4 tháng nghiêm ngặt cách ly phòng chống dịch, kinh tế nước ta đã rơi thẳng đứng từ mức tăng trưởng dương 6,61% ở quý 2 xuống âm 6,17% ở quý 3, mỗi tháng có hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) phải đóng cửa và hàng ngàn lao động mất việc làm, rời bỏ các trung tâm kinh tế hồi hương.
Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và phòng chống dịch Covid-19 Cơ cấu lại nền kinh tế phải tránh tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ

Sức chống chịu của nền kinh tế rất yếu

Đây là phát biểu của đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 8/11 về tình hình kinh tế - xã hội và phòng, chống Covid-19.

Đại biểu đoàn Hà Nội đồng tình với báo cáo của Chính phủ đã đánh giá khá xác thực, toàn diện về kết quả đã đạt được và thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các mục tiêu, giải pháp năm 2022.

“Chỉ qua 4 tháng nghiêm ngặt cách ly phòng chống dịch, kinh tế nước ta đã rơi thẳng đứng từ mức tăng trưởng dương 6,61% ở qúy 2 xuống âm 6,17% ở qúy 3, mỗi tháng có hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) phải đóng cửa và hàng ngàn lao động mất việc làm rời bỏ các trung tâm kinh tế hồi hương. Điều đó cho thấy rằng sức chống chịu của nền kinh tế rất yếu và tiềm lực của các DN đã suy kiệt”, đại biểu nói.

Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, Chính phủ cần ưu tiên đặt hàng DN về 3 lĩnh vực là đường sắt, kinh tế biển và hạ tầng công nghệ số.

Mặc dù, Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ rất kịp thời cho người dân và DN, song những biện pháp hỗ trợ mới chỉ giúp DN đỡ khó khăn, chưa tạo thêm nguồn lực để DN phục hồi và phát triển. Đại biểu cho rằng, các DN cần phải được tăng thêm nguồn lực đầu tư từ các nguồn vốn giá rẻ và các đơn đặt hàng từ chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ.

Cụ thể, cần có chính sách cấp bù lãi suất để các DN được vay với mức lãi suất tương đương tỷ lệ lạm phát. “Nếu ngân sách dành ra 30 đến 40 ngàn tỷ để cấp bù lãi suất thì các DN có thêm khoảng 1 triệu tỷ đồng tiền vốn lãi suất thấp để phục hồi và phát triển”, đại biểu đoàn Hà Nội nói.

Kèm theo đó, phải có cơ chế kiểm soát để tất cả các DN có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đều được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đặt hàng để DN trong nước đầu tư, phát triển các sản phẩm ưu tiên, tạo ra những đột phá cho phát triển.

Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế
Toàn cảnh phiên họp

Chính phủ cần ưu tiên đặt hàng DN

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, có 3 lĩnh vực cần ưu tiên đặt hàng là đường sắt, kinh tế biển và hạ tầng công nghệ số.

Cụ thể, đại biểu cho rằng, những đô thị lớn ở nước ta đang rất cần phát triển các tuyến đường sắt đô thị. “Với địa hình trải dài nên đường sắt Bắc Nam phải phát triển. Chúng ta không thể cứ đi vay tiền để thuê các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng từng tuyến đường sắt đô thị riêng lẻ. Hệ luỵ không chỉ là những vướng mắc nhãn tiền như vừa qua, mà còn để lại hậu quả lâu dài do tính không đồng bộ, thiếu khả năng kết nối và mãi mãi phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài”, đại biểu nói.

Nếu được Chính phủ đặt hàng và cam kết dành thị phần, các nhà đầu tư trong nước sẽ hợp tác hoặc mua lại công nghệ của nước ngoài, kết hợp với việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng 4.0, chúng ta sẽ có ngành công nghiệp đường sắt hiện đại của riêng mình, không phải nghĩ đến chuyện đi mua những đoàn tàu cũ đã bỏ đi của nước khác.

Vấn đề thứ hai, theo đại biểu Hoàng Văn Cường là kinh tế biển, là lĩnh vực còn đầy tiềm năng chưa được khai thác. Chính phủ cần đặt hàng hình thành nên Tổ hợp đầu tư phát triển công nghiệp hậu cần vận tải biển, bắt tay, kết nối với các cảng quốc tế bên bờ Tây Thái Bình Dương để biến Vân Phong trở thành trung tâm chung chuyển vận tải biển quốc tế có lợi thế không thua kém Singapore và tiện lợi hơn nhiều các cảng khu vực đông Bắc Thái Bình Dương. Đó không chỉ là tiền đề khai thác tiềm năng kinh tế biển mà còn là cơ sở quan trọng để làm chủ an ninh và chủ quyền trên biển đông.

Để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia và bứt phá vươn lên trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, chúng ta cần có hạ tầng công nghệ số của riêng mình để đi trước trong chuyển đổi số và chủ động kiểm soát đảm toàn cho tài sản số quốc gia. “Nếu được Chính phủ đặt hàng, đội ngũ kỹ sư tin học và công nghệ của Việt Nam thừa sức phát triển được các sản phẩm để khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số”, đại biểu cho biết.

Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) đề nghị sớm ban hành Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Sớm ban hành Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Để kiềm chế lạm phát, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm ban hành Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch; sớm quyết định các gói hỗ trợ tài chính, thúc đẩy DN, người dân đầu tư phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; không để đứt gãy chuỗi cung ứng tạo đà vươn lên vượt qua giai đoạn khó khăn, thời gian thực hiện đến hết năm 2024.

Đồng thời, tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật hiện hành theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong các lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, quản lý bảo về rừng, thủ tục đầu tư… trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được Trung ương phê duyệt. Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách hành chính, trong đó tập trung rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, phân cấp cho địa phương…

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn Hà Nội) lại nhấn mạnh giải pháp quan trọng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội là cải cách thủ tục hành chính (TTHC).

Theo đại biểu, cải cách TTHC trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, yếu kém còn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, yêu cầu thêm nhiều giấy tờ ngoài quy định, trễ hẹn...

Đại biểu “hiến kế” nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục kinh tế
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn Hà Nội) nhấn mạnh giải pháp quan trọng là cải cách thủ tục hành chính

“Cải cách TTHC tuy là một nội dung cuộc cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, DN cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế và tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thông qua thủ tục cải cách hành chính, có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan Nhà nước với người dân, DN, qua đó xây dựng bộ máy phù hợp và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu công việc, vừa đáp ứng yêu cầu của Đảng về tinh giản biên chế, co gọn đầu mối các cơ quan hành chính Nhà nước”, đại biểu đoàn Hà Nội nói.

Đồng thời, theo đại biểu, cải cách TTHC là tiền đề để thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược và các nội dung cải cách khác như nâng cao chất lượng thể chế, nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức. Phân cấp, phân quyền, phân công giải quyết công việc cho người dân, DN. Thực hiện Chính phủ điện tử Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, DN số.

Qua cải cách TTHC, sẽ phải gỡ bỏ những rào cản đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro mà người dân và DN phải gánh chịu, đồng thời tăng thu, giảm chi, nhất là giảm chi cho bộ máy hành chính và giảm chi cả chính thức và phi chính thức cho người dân và DN.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cũng cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV đến nay, với việc cắt giảm 3.893/619 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, tổng chi phí xã hội đã tiết kiệm được hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Trận đấu giữa Girona vs Betis trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Ở vòng đấu này chứng kiến cuộc chạm trán tưởng chừng chênh lệch giữa Girona và Real Betis, nhưng lại ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ - đặc biệt trong giai đoạn nước rút của mùa giải.
Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4), giá USD trên thị trường tự do đang tăng cao, theo dự báo của giới chuyên gia, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.

Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Phiên bản di động