--> -->

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc để ngân hàng làm đại lý bảo hiểm

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Đoàn Bắc Giang) cho rằng dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần cân nhắc việc để ngân hàng làm đại lý bảo hiểm bởi sẽ gặp tình trạng xung đột lợi ích.
Quốc hội thảo luận về giảm thời gian tham gia bảo hiểm để hưởng lương hưu Đề nghị giao Công đoàn các cấp có quyền đứng ra khởi kiện nợ đọng bảo hiểm xã hội

Xác định được cá nhân, tổ chức nắm quyền chi phối

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Nhiều vấn đề về sở hữu chéo, giới hạn cấp tín dụng, ngân hàng làm đại lý bảo hiểm… được các đại biểu thảo luận.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn tỉnh Đồng Nai) cho rằng đây là một dự án luật rất khó, tác động lớn đến kinh tế - xã hội, thậm chí là đến an ninh trật tự và do đó cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn trọng. Các quy định của dự thảo Luật phải hướng tới mục tiêu kép, đó là tạo cơ chế để xây dựng, thúc đẩy hệ thống tín dụng phát triển mạnh khỏe nhưng phải an toàn để làm bệ đỡ cho nền kinh tế.

Thực tế qua vụ việc của ngân hàng SCB cũng như thực trạng đánh giá một số ngân hàng hiện nay, đại biểu cho rằng có 3 vấn đề: Một là sở hữu chéo; hai là chi phối và ba là thao túng đối với hệ thống tín dụng, hệ thống ngân hàng, đang tạo ra những rủi ro, những vấn đề hết sức cấp bách cần xử lý.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc để ngân hàng làm đại lý bảo hiểm
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu cho rằng, cốt lõi của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang nằm ở vấn đề quản trị, để chống sở hữu chéo, thao túng, chi phối trong hệ thống ngân hàng thì yếu tố hàng đầu là phải xác định được cá nhân, tổ chức nào là chủ sở hữu thực sự của ngân hàng. Do đó, Luật cần phải xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm xác định được cá nhân, tổ chức nắm quyền chi phối, ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho hoạt động của ngân hàng…

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) cho rằng, thời gian qua, các tổ chức tín dụng có hiện tượng tập trung cho vay quá lớn vào một số ít khách hàng hoặc cũng có hiện tượng cho vay doanh nghiệp sân sau hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp sân sau. Do vậy, cần sửa đổi quy định về giới hạn cấp tín dụng, giảm mức dư nợ cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng và người có liên quan để hạn chế rủi ro tập trung vốn tín dụng cho một khách hàng và nhóm khách hàng lớn.

Tuy nhiên, việc quy định giảm ngay giới hạn cấp tín dụng xuống 10% và 15% so với hiện tại là 15% và 25% sẽ gây tác động đột ngột đến hoạt động của các tổ chức tín dụng và chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, đại biểu đề nghị quy định về giới hạn cấp tín dụng theo hướng giảm giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng và người có liên quan theo những lộ trình cụ thể để đảm bảo giảm dần giới hạn cấp tín dụng, tránh việc tác động đột ngột đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, hạn chế tập trung tín dụng vào một nhóm khách hàng. Đồng thời tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho đối tượng khách hàng khác và đề nghị giao Chính phủ sẽ cụ thể hóa lộ trình này.

Bảo vệ quyền lợi của người yếu thế

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Đoàn Bắc Giang) cho rằng dự thảo Luật cần cân nhắc việc để ngân hàng làm đại lý bảo hiểm bởi sẽ gặp tình trạng xung đột lợi ích.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc để ngân hàng làm đại lý bảo hiểm
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu cũng đề nghị thiết kế phù hợp các cơ chế bảo vệ quyền lợi của người yếu thế bởi trong mối quan hệ giữa khách hàng với các tổ chức tín dụng thì hầu hết khách hàng đều yếu thế, kể cả về kiến thức cũng như các điều kiện khác.

Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) đề nghị bổ sung: “Không cho phép các tổ chức tín dụng liên kết với các công ty bảo hiểm để giao cho nhân viên ngân hàng vận động khách hàng mua bảo hiểm”, giống như trường hợp Manulife vừa qua gây bức xúc cho khách hàng.

“Nếu cho phép liên kết, ngân hàng phải chịu trách nhiệm liên đới khi có sự cố xảy ra với khách hàng, như xảy ra vừa qua người dân đến khiếu nại, ngân hàng trả lời không biết và không có trách nhiệm, người môi giới thì ngân hàng đã cho nghỉ việc. Đây là vấn đề cũng rất quan trọng, cần phải có sự quan tâm nhiều hơn của Ngân hàng Nhà nước”, đại biểu nói.

Ngăn chặn việc đứng tên sở hữu hộ

Phát biểu giải trình các vấn đề đại biểu nêu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, vấn đề giảm thao túng, giảm sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng là những vấn đề Đảng, Quốc hội và Chính phủ cũng rất quan tâm, có rất nhiều chỉ đạo, yêu cầu phải xử lý triệt để.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc để ngân hàng làm đại lý bảo hiểm
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: Quốc hội

Theo Thống đốc, cần phải ngăn chặn việc đứng tên sở hữu hộ, đòi hỏi phải có một sự phối hợp rất chặt chẽ giữa ngành ngân hàng với các cơ quan quản lý, bộ, ngành hay địa phương. Đặc biệt phải có một hệ thông tin về doanh nghiệp, về cá nhân để mình xác thực được họ là ai và họ có liên quan như thế nào với doanh nghiệp đi vay vốn là những người có liên quan. Trong dự thảo Luật này thì đã quy định với những cổ đông mà nắm giữ trên 1% cổ đông thì phải công bố rất công khai.

Để giảm thao túng về đầu ra của tổ chức tín dụng, trong dự thảo Luật này thiết kế phải giảm tỷ lệ cấp tín dụng đối với khách hàng và những khách hàng có liên quan từ 15% xuống 10%. Một số đại biểu cũng nêu việc này cần phải có lộ trình. Trên thực tế thì cơ quan soạn thảo đã dự thảo một lộ trình để giảm từ 15% xuống 10%. Ở đây Ủy ban Kinh tế và Thường vụ Quốc hội cũng nêu có thể sẽ giao cho Chính phủ quy định về lộ trình cụ thể này.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Đặc biệt ở các tổ chức tín dụng có bộ phận kiểm soát, kiểm toán của từng tổ chức tín dụng, họ phải có trách nhiệm trong việc giám sát tối cao đối với hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Giai đoạn 2020 - 2025, đã có hơn 3.500 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; 280 sáng kiến sáng tạo được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội biểu dương khen thưởng; 121 sáng kiến tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và UBND Thành phố biểu dương… Kết quả này đã thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin khác

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố niềm tin, quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự thảo hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 9/7/2025.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động