-->

Đặc sắc di sản xứ Đoài

(LĐTĐ) Không được nhiều người biết đến như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến hay đình Mông Phụ, thế nhưng khi đặt chân đến đình Tường Phiêu, người ta mới thấy được cái khác lạ, cái đặc biệt, cái hiếm có của ngôi đình này. Có lẽ vì thế mà ngôi đình này đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 9, năm 2018. 
dac sac di san xu doai Sâu lắng trầm tích xứ Đoài
dac sac di san xu doai Kỳ 1: Văn hóa lịch sử giao thoa
dac sac di san xu doai “Xứ Đoài đón xuân” tại Phố Sách Hà Nội

Nằm trong cái nôi của nền văn hoá xứ Đoài, xã Tích Giang (huyện Phú Thọ, Hà Nội) có bề dày văn hoá, với nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Trong đó, ngôi đình Tường Phiêu thờ Đức Thánh Tản Viên nổi tiếng hơn cả bởi đây là di tích tiêu biểu nhất của huyện Phúc Thọ về kiến trúc nghệ thuật thời Lê. Đình Tường Phiêu được dựng trên thế đất bằng, nằm giữa trung tâm làng Tường Phiêu.

dac sac di san xu doai
Toàn cảnh đình Tường Phiêu. Ảnh: Tâm Lưu Ly

Cách trung tâm Thủ đô tầm 40km, có thể đi đến làng Tường Phiêu bằng hai con đường: Từ thủ đô Hà Nội, theo đường quốc lộ 32, Hà Nội – Sơn Tây, đến km số 4, rẽ tay trái là đến làng. Hoặc từ Hà Đông, theo đường 21, đến chợ Gạch đi tiếp 3 km, đến km 40 Hà Nội rẽ trái là tới làng.

Trải qua thời gian, ngôi đình Tường Phiêu tưởng chừng như bị bỏ quên ấy lại có nhiều điều lý thú và đặc biệt khi chúng ta được tận mắt thăm quan.

Đình Tường Phiêu là một công trình kiến trúc cổ, có quy mô to lớn, có nhiều mảng phù điêu độc đáo mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỉ XVII – XVIII). Đây là ngôi đình lớn nhất trong vùng còn hiện diện sau thử thách của thời gian và các cuộc chiến tranh.

Đình xây dựng nhìn về hướng Tây Nam, hướng mà người ta lựa chọn để nhìn được ngọn núi Ba Vì – nơi có đền thờ thánh Tản Viên. Vào những ngày trời quang mây tạnh, đứng ở đình nhìn thấy núi Ba Vì khá rõ nét. Ngay trước sân đình là đường làng, bên phải là chùa làng, tức chùa Cựu Linh Tự, bên trái của đình cũng là đường làng, còn phía sau là khu dân cư sinh sống.

Đình Tường Phiêu bao gồm các hạng mục: Nghi Môn, Đại Bái – đồng thời cũng là hậu cung. Nghi Môn là một hạng mục công trình mới được tu sửa, gồm hai trụ biểu, đế thắt cổ bồng, thân trụ soi gờ kẻ chỉ và đắp nổi câu đối chữ Hán ca ngợi công lao của Đức Thánh Tản Viên và cảnh quan ngôi đình. Đỉnh trụ đắp tứ phượng chầu, bốn góc là bốn đầu rồng, đuôi chụm vào nhau hướng lên cao. Giá trị kiến trúc nghệ thuật của ngôi đình tập trung chủ yếu vào tòa Đại Bái.

Đại Bái là một ngôi nhà ngang gồm 5 gian 2 dĩ, dài khoảng 20m, rộng khoảng 10m. Đứng ở sân đình nhìn vào, tòa Đại Bái như một ngôi nhà sàn lớn, được cách điệu uyển chuyển, mềm mại bởi hệ thống mái cong và các đầu đao cong vút. Trên bờ nóc đắp nổi “lưỡng long chầu nguyệt”. Đầu bờ nóc đắp nổi hai con kìm, bờ giải có từng cặp sấu, nghệ thuật đối xứng nhau. Ở vị trí này có những con sấu được tạo thành bởi chất liệu sành nung mang dấu ấn thời Lê đậm nét.

Điều đặc biệt, Tường Phiêu khác với các ngôi đình trong vùng còn thể hiện ở bờ nóc của đình. Có lẽ, người xưa đã coi bờ nóc của ngôi đình này như một con rồng lớn đang hướng thiện. Vì vậy, các nghệ nhân dân gian đã đắp cả đầu và đuôi rồng ở hai đầu bờ nóc. Đây là hiện tượng kiến trúc đặc sắc mà về sau những công trình kiến trúc thời Nguyễn không còn.

Đại Bái là một hạng mục công trình lớn. Người xưa tập trung đầu tư cao độ cho hạng mục này với chức năng vừa là nơi phụng tự vừa là nơi hội họp của toàn thể dân làng. Chính vì hạng mục này vừa mang tư cách đại bái vừa mang chức năng hậu cung nên công trình vẫn còn hiện diện dấu tích kiến trúc từ thời khởi dựng. Qua các lần tu bổ, Đại Bái vẫn kết cấu theo kiểu chữ Nhất.

Gian giữa được thiết lập khám thờ, trên khám có long ngai, bài vị thờ Tản Viên Sơn Thánh và các vị đồng triều phối hưởng. Sự hiện diện của các vị này, nhân dân thường gọi là Tam Vị Đại Vương Thượng Đẳng Thần Tản Viên Sơn Thánh. Khám thờ được chạm trổ công phu với hình tượng lưỡng long trầu nguyệt và hệ thống chấn song chạm nổi rồng xoắn thay con tiện. Kiểu thức trang trí này rất ít gặp trong vùng.

Về kiến trúc, đình Tường Phiêu được kết cấu theo hình thức 4 hàng chân gỗ với vì nóc giá chiêng, tiền kẻ, hậu bẩy. Hệ thống cột cái, cột quân đều bằng gỗ lim, lát sàn (dấu tích gỗ lát sàn còn rõ trên cột). Hệ thống cột khá lớn: Chu vi 1,80m – 1,90m. Về điêu khắc, đình Tường Phiêu có nhiều mảng chạm khắc đặc biệt, đó là các đầu tư, các bức cốn, xà nách,... đều được chạm trổ công phu.

Đó là những bức cốn ở gian giữa với đề tài rồng mẫu tử (rồng mẹ và rồng con), long mã, chim phượng,... Trên các rường cụt, người xưa thường chạm rồng độc long. Họa tiết này thường đặc tả đầu rồng miệng loe, mắt lồi, có tai như tai rơi, tóc râu hình đao mác – đó là dấu tích nghệ thuật thế kỷ XVII – XVIII. Bên cạnh những đề tài chính thống ấy còn có những mảng phù điêu chạm nổi mang đậm phong cách dân gian như: Các bà tiên bay, con hổ, tiên cưỡi rồng, cảnh đội lễ lên đình, chùa... với bố cục rất hồn nhiên mà ta thường thấy ở các di tích cuối thế kỷ XVII như đình Ngọc Than (huyện Quốc Oai), đình Tự Nhiên (huyện Thường Tín)...

Đình thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn người có công lao rất lớn đối với dân làng nên người xưa đã dồn tâm lực của mình hưng công nên ngôi đình này, những mong đây là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang tính chất vùng miền thời Lê (thế kỷ XVII – XVIII). Tuy về sau, vào năm Bảo Đại Bính Tý (1936) có sửa chữa nhưng công trình vẫn mang kiểu kiến trúc ban đầu.

Hiện nay, đình Tường Phiêu vẫn còn đang bảo lưu được một số lượng di vật bằng gỗ khá lớn, được chạm trổ tinh xảo và sơn son thiếp vàng, như: Ba kiệu rước (kiệu rước văn, kiệu bàn phối và kiệu long sàng); ba bộ long ngai có niên đại vào khoảng nửa đầu thề kỷXVIII; nhang án có niên đại thế kỷ XX; mâm ấu được làm ở thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, đình Tường Phiêu còn lưu giữ được 06 đạo sắc phong. Đình Tường Phiêu có nhiều lễ trong năm, trong đó ngày lễ dịp Rằm tháng Giêng hằng năm là ngày lễ lớn nhất.

Lễ hội kéo dài trong ba ngày 14, 15 và ngày 16 tháng Giêng hàng năm (âm lịch). Lễ hội đình Tường Phiêu vẫn lưu giữ được nhiều yếu tố truyền thống từ xa xưa như các nghi thức và nghi lễ tưởng nhớ công ơn đánh giặc giữ nước các nghi thức, nghi lễ liên quan tới công ơn giúp dân xây dựng xóm làng của Đức Thánh Tản Viên và các nghi lễ, nghi thức liên quan cầu mưa, cầu được mùa…

Trải qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử, đình Tường Phiêu vẫn là biểu tượng cho làng, cho khối đại đoàn kết toàn nhân dân. Việc bảo tồn, gìn giữ di sản là sự thể hiện sự tri ân, đóng góp đối với những giá trị truyền thống vật chất và tinh thần của cha ông để lại.

Với những giá trị đặc sắc về di tích, để đưa đình Tường Phiêu vào khai thác phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của khách du lịch, rất mong trong thời gian tới các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản thông qua một số giải pháp như: Cắm các biển bảng chỉ dẫn giới thiệu; đăng tải thông tin trên website; kết nối tour du lịch tham quan các điểm di tích tiêu biểu phía Tây Thủ đô để thu hút khách du lịch tâm linh như di tích đền Hát Môn, chùa Thầy, Tây Phương, làng cổ Đường Lâm, Ba Vì...

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động