--> -->

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Chiều 7/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Qua thảo luận, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung dự kiến sửa đổi.
Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Chỉ sửa để phục vụ cho công cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong 5, 6 tháng qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đã họp liên tục để thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị.

Để phục vụ cho giai đoạn 2 sáp nhập xã, kết thúc hoạt động của cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh thì nhiệm vụ đặt ra là phải sửa đổi Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và một số luật liên quan.

Dự kiến phạm vi sửa đổi, bổ sung lần này chỉ gọn trong 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 và chỉ sửa để phục vụ cho công cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy, không mở rộng ra các nội dung khác để thực hiện ngay.

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, trong sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần đặc biệt quan tâm nhóm nhiệm vụ hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện, hoàn thiện thể chế pháp luật và các quy định phải đi trước một bước để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho tổ chức thực hiện.

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thì sẽ kết thúc hoạt động của cấp huyện. Khi đó, chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện làm hiện nay sẽ giao về cho cấp xã hoặc chuyển về cấp tỉnh. Cùng với sắp xếp thì phải chọn được cán bộ ngang tầm nhiệm vụ; rồi quản lý, sử dụng tài sản công, trụ sở công như thế nào…

Chia sẻ một nỗi lo hiện nay của người dân là vấn đề trụ sở bỏ hoang, lãng phí sau sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong ba tháng qua, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư đã chỉ đạo hết sức quyết liệt về vấn đề này. Theo đó, trước hết là ưu tiên cải tạo, sửa chữa, điều chỉnh công năng để phục vụ cho giáo dục; thứ hai là để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở địa phương; thứ ba là trở thành điểm vui chơi, giải trí cho nhân dân...

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn tỉnh Đắk Lắk), khoản 1 Điều 1 dự thảo Nghị quyết sửa đổi Điều 9 Hiến pháp năm 2013 quy định về địa vị chính trị, pháp lý của các tổ chức chính trị xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất rõ ràng, rất cụ thể và đảm bảo theo tinh thần kết luận của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị làm rõ hơn địa vị pháp lý của các hội quần chúng đang thực hiện nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao, để đảm bảo tính đồng bộ với cơ cấu tổ chức của Đảng và Mặt trận Tổ quốc hiện nay.

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý qua VNeID

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ hoàn toàn nhất trí với việc cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, những sửa đổi này nhằm phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nhà nước.

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội

Từ ngày hôm qua (6/5), Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã công bố kế hoạch lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp. Điểm khác biệt trong lần lấy ý kiến này là ngoài các hình thức truyền thống, việc lấy ý kiến đã áp dụng nền tảng số thông qua ứng dụng VNeID.

“Tính đến nay, đã có hơn 1.300 lượt ý kiến được ghi nhận trên ứng dụng này. Tôi kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của nhân dân”, đại biểu Nguyễn Phương Thủy nói.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng cho biết, dự thảo Nghị quyết không liệt kê cụ thể các loại đơn vị hành chính, mà chỉ nêu rằng đơn vị hành chính bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Hướng quy định này dựa trên rút kinh nghiệm từ Điều 110 của Hiến pháp hiện hành, vốn quy định quá cụ thể, dẫn đến thiếu linh hoạt trong tổ chức đơn vị hành chính.

Nói về việc chỉ định các chức danh thuộc Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp, đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho hay, trong quá trình xây dựng và biên tập dự thảo Nghị quyết, một số ý kiến còn băn khoăn về quy định này.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng cơ chế chỉ định này phù hợp, bởi nhiệm kỳ của HĐND tại các đơn vị hành chính hiện nay chỉ kéo dài đến đầu năm 2026, thời gian còn lại rất ngắn.

“Việc sắp xếp đơn vị hành chính lần này diễn ra trên toàn quốc, với quy mô lớn như nhập nhiều tỉnh, thành phố hoặc nhập 5, 7 xã thành một xã. Sự thay đổi này khiến các đại biểu HĐND tại các đơn vị trước sắp xếp khó có điều kiện theo dõi, đánh giá chính xác năng lực, trình độ, và khả năng đảm đương công việc của các cán bộ sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại đơn vị hành chính mới. Vì vậy, chỉ định là giải pháp hợp lý”, theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy.

Liên quan đến việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, một số đại biểu đề nghị bổ sung thuật ngữ "kết thúc" đơn vị hành chính cấp huyện để phù hợp với thực tiễn.

Về quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, một số đại biểu cho rằng, cần giữ nguyên quy định này của Hiến pháp năm 2013 để đảm bảo vai trò giám sát của đại biểu HĐND...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Khởi tố đối tượng Lê Việt Hùng về hành vi cưỡng đoạt tài sản

Khởi tố đối tượng Lê Việt Hùng về hành vi cưỡng đoạt tài sản

Ngày 8/5, Công an tỉnh Lạng Sơn đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Việt Hùng (SN 1991, trú tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Hội nghị "Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Hoàn Kiếm với các doanh nghiệp lữ hành" với những đóng góp thiết thực từ các chuyên gia và doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để quận Hoàn Kiếm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng điểm đến du lịch, khẳng định vị thế "viên ngọc" của du lịch Thủ đô trong tương lai.
Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Bộ Tài chính vừa ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ với ông Đào Nam Hải, người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng Giám đốc Petrolimex.
Huyện Ứng Hòa phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Huyện Ứng Hòa phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Ngày 8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hoà long trọng tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, đồng thời triển khai chương trình “Cảm ơn người lao động”.
Thêm nguồn cung văn phòng và căn hộ hạng sang tại Bình Dương

Thêm nguồn cung văn phòng và căn hộ hạng sang tại Bình Dương

Để sẵn sàng cho việc bàn giao căn hộ vào quý III/2025 và khai thác tòa nhà văn phòng với nhiều dịch vụ tiện ích, ngày 7/5, Công ty TNHH Xây dựng - Dịch vụ - Thương mại - Đầu tư Bất động sản Tường Phong, chủ đầu tư dự án Roxana Plaza, quốc lộ 13, phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, Bình Dương đã nhập 5 máy biến thế với công suất 1600 KVA về dự án để phục vụ việc hạ trạm, đấu điện cho dự án.
Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động và đảm bảo an toàn trong sản xuất, vận chuyển, sử dụng hóa chất.

Tin khác

Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động và đảm bảo an toàn trong sản xuất, vận chuyển, sử dụng hóa chất.
Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 8/5, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Luật là vấn đề tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hoá chất.
Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Đổi mới cơ chế về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức để xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời” trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9, đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Dự thảo Luật về hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) gồm 3 cấp (VKSND Tối cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND khu vực); kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và VKSND cấp huyện.
Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Sau khi sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của 12 Thanh tra Bộ. Thanh tra tỉnh tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra sở. Vì vậy, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh.
Đề xuất tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

Đề xuất tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

Để bảo đảm đủ nguồn nhân lực giải quyết lượng việc tăng thêm, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao đề xuất tăng số lượng Thẩm phán TAND Tối cao từ 13 đến 17 người lên thành từ 23 đến 27.
Tổ chức chính quyền cấp xã cần linh hoạt, phù hợp với từng vùng, miền

Tổ chức chính quyền cấp xã cần linh hoạt, phù hợp với từng vùng, miền

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị giao Chính phủ quy định về mô hình tổ chức Ủy ban nhân dân (UBND) linh hoạt đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, vùng miền và đúng với tinh thần tinh gọn bộ máy tổ chức. Tương tự, đối với mô hình của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã, không nên quy định cứng trong luật, mà giao cho cơ quan có thẩm quyền quy định mô hình tổ chức, hoặc điều chỉnh lĩnh vực hoạt động các Ban của HĐND cấp xã.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Bỏ thi nâng ngạch, chế độ tập sự, cán bộ công chức sẽ rất vui

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Bỏ thi nâng ngạch, chế độ tập sự, cán bộ công chức sẽ rất vui

Phải khắc phục được tư duy biên chế suốt đời. Vì vậy phải thiết kế làm sao cho có vào có ra, dứt điểm xóa bỏ biên chế suốt đời. Muốn như vậy phải thực hiện 2 công cụ gồm đánh giá trên cơ sở vị trí việc làm và sử dụng cơ chế hợp đồng (hợp đồng chuyên gia, nhà khoa học, vị trí việc làm).
Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh, đội ngũ cán bộ công chức khi về các địa phương mới sẽ rất khó khăn trong việc bố trí về nhà ở. Do đó, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cán bộ, công chức theo hình thức được thuê, mua ưu tiên từ trên xuống và bảo đảm tính công bằng.
Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

Nâng mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiêp với cả công chức... là những vấn đề nổi bật được đề cập, trong phiên thảo luận ngày 7/5 của Quốc hội về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động