-->

Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Từ hôm nay (6/5), Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, với việc sửa 8/120 điều của Hiến pháp được tổ chức lấy ý kiến góp ý của Nhân dân.
Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 từ hôm nay (6/5)
Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Ngày 5/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ảnh: Quốc hội

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

QUỐC HỘI

---------

Nghị quyết số: /2025/QH15

Dự thảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

NGHỊ QUYẾT

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 194/2025/QH15 ngày 05 tháng 5 năm 2025 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

Điều 9

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thể hiện ý chí, nguyện vọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; phản ánh ý kiến, kiến nghị của Nhân dân đến các cơ quan nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, điều lệ của mỗi tổ chức. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

Điều 10

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động; là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 84 như sau:

“1. Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 110 như sau:

Điều 110

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

3. Việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Quốc hội quy định.”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 111 như sau:

“2. Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.”.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 112 như sau:

“2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của chính quyền địa phương từng cấp.”.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 114 như sau:

“1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 như sau:

“2. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân và người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.”.

Điều 2

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước.

3. Khi kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 thì không tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; không bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp. Căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp và chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp. Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân giữ các chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp.


Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày … tháng … năm 2025.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Trần Thanh Mẫn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng tăng, giảm "chóng mặt", nhà đầu tư "đứng ngồi không yên"

Giá vàng tăng, giảm "chóng mặt", nhà đầu tư "đứng ngồi không yên"

Hôm nay, giá vàng thế giới tăng cao trở lại khiến giá vàng trong nước tăng mạnh gần 4 triệu đồng/lượng vào đầu phiên giao dịch buổi sáng rồi nhanh chóng "hạ nhiệt" vào chiều nay. Trong khi các nhà đầu tư mong muốn mua vào thì một số cửa hàng lại siết chặt lượng vàng bán ra.
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động: Giá trị cốt lõi bảo vệ con người

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động: Giá trị cốt lõi bảo vệ con người

Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - chi nhánh 5 tại Hà Nội (thuộc Liên đoàn Lao động huyện Chương Mỹ) đã luôn quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động, cũng như doanh nghiệp.
Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

3 trong số 4 nạn nhân người Việt Nam được phát hiện tử vong trong một căn hộ cho thuê ở Đài Loan là người ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Thực hiện hiệu quả sắp xếp bộ máy, thực sự chuyển trạng thái từ bị động sang chủ động phục vụ nhân dân

Thực hiện hiệu quả sắp xếp bộ máy, thực sự chuyển trạng thái từ bị động sang chủ động phục vụ nhân dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả việc sắp xếp địa giới hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, thực sự chuyển trạng thái từ bị động sang chủ động phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, nâng cao tính tự lực, tự cường…
Đổi mới, đa dạng các hoạt động nữ công

Đổi mới, đa dạng các hoạt động nữ công

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã đẩy mạnh công tác nữ công, tạo sự tin tưởng, thu hút nữ công nhân, viên chức, lao động gắn bó với tổ chức Công đoàn.
Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Tình trạng vi phạm trật tự đô thị, đặc biệt là các hành vi như đỗ xe bừa bãi, chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh hoặc làm nơi trông giữ xe trái phép, đang trở thành vấn đề nhức nhối tại nhiều đô thị lớn, điển hình là Hà Nội. Những hành vi này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn, nhất là đối với người đi bộ và các phương tiện tham gia lưu thông.
Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Ngày 6/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024. Trong đó, Hải Phòng lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu cả nước. Đáng chú ý, nằm trong “top” cao còn có Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

Rực rỡ lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Rực rỡ lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Sáng nay (6/5) tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã diễn ra lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
Sửa Luật Nhà giáo: Cần gắn chặt chẽ trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp khi dạy thêm

Sửa Luật Nhà giáo: Cần gắn chặt chẽ trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp khi dạy thêm

Sáng 6/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” đã chính thức khai mạc vào sáng nay (6/5) tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Chủ tịch nước Lương Cường dự và có bài phát biểu tại buổi lễ.
Cần chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm chất lượng hàng hóa

Cần chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm chất lượng hàng hóa

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định chế tài cụ thể, đủ mạnh để xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đề nghị cân nhắc việc cấm hoàn toàn mua, bán dữ liệu cá nhân

Đề nghị cân nhắc việc cấm hoàn toàn mua, bán dữ liệu cá nhân

Nhiều vấn đề mới phát sinh về bảo vệ dữ liệu cá nhân như thực trạng thu thập thừa dữ liệu cá nhân so với ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh...
Dự kiến sửa 2 nhóm nội dung, 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013

Dự kiến sửa 2 nhóm nội dung, 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.
Đồng hành với các sĩ tử chinh phục cánh cửa đại học

Đồng hành với các sĩ tử chinh phục cánh cửa đại học

Với thông điệp “mùa thi hạnh phúc”, Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 chính thức khởi động, nhằm hướng đến giảm áp lực tâm lý, đồng hành cùng thí sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông một cách vững vàng và hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 9 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhân dân ta, đất nước ta

Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 9 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhân dân ta, đất nước ta

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý.
Sáng nay (5/5), Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9

Sáng nay (5/5), Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9

Sáng nay (5/5), tại Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...
Quốc hội sẽ xem xét rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Quốc hội sẽ xem xét rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét việc rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động