--> -->

Cuối năm, chủ động phòng ngừa tội phạm

Vào dịp cuối năm, các vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn Hà Nội tăng mạnh. Để bảo đảm cho tài sản của mình được an toàn trong tháng “củ mật”, cùng với việc nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân, thời gian qua Công an phường Thành Công (quận Ba Đình) đã chủ động lên kế hoạch nhằm phòng ngừa tội phạm ngày cuối năm.
cuoi nam chu dong phong ngua toi pham Phòng ngừa tội phạm bắt đầu từ cơ sở
cuoi nam chu dong phong ngua toi pham Công an quận Long Biên (Hà Nội): Tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm
cuoi nam chu dong phong ngua toi pham Tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người

Nhiều loại tội phạm gia tăng

Theo quy luật, thời điểm cuối năm là thời điểm nạn trộm cắp gia tăng, bởi lúc này mọi người bận rộn việc mưu sinh, mua sắm, nên thường lơ là mất cảnh giác. Nếu như bọn tội phạm thường coi thời điểm này là “mùa” làm ăn của mình, thì lực lượng công an lại phải căng sức để chủ động phòng chống loại tội phạm này.

Đặc biệt đối với địa bàn Hà Nội là nơi giao thương buôn bán, đồng thời xuất hiện thêm nhiều loại tội phạm lừa đảo, móc túi, trộm cắp ở các nơi ùa về. Chính vì thế cuối năm cũng thường là thời điểm gia tăng các hoạt động tội phạm do các đối tượng phạm tội từ tỉnh ngoài.

cuoi nam chu dong phong ngua toi pham
Công an phường Thành Công thường xuyên đi tuyên truyền, nhắc nhở đến các hộ dân chủ động phòng chống tội phạm. (Ảnh:K.T)

Thời điểm từ nay đến Tết Âm lịch được dự báo là sẽ có những diễn biến phức tạp về tội phạm hình sự. Trong đó, tội phạm trộm cắp, cướp giật vốn đã “nóng” sẽ còn “nóng” hơn với những thủ đoạn mới, manh động và liều lĩnh hơn. Đại úy Lê Mạnh Hà (Phó Trưởng Công an phường Thành Công) cũng cảnh báo, từ nay đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 là thời điểm các đối tượng trộm cắp tài sản sẽ gây án nhiều hơn bởi một bộ phận người dân để tài sản như xe máy, điện thoại di động, máy tính xách tay... khá sơ hở.

Bên cạnh đó, không chỉ lợi dụng lúc đêm khuya hay sáng sớm, nhiều đối tượng còn tận dụng khoảng thời gian chiều tối người dân chủ quan mất cảnh giác, đột nhập trộm cắp tài sản.

Được biết, những năm gần đây, qua khám nghiệm hiện trường các vụ trộm cắp tài sản xảy ra trong những dịp cuối năm cho thấy tội phạm vẫn sử dụng những các thủ đoạn cũ như cậy phá khóa cửa ra vào, phá chấn song, nan hoa cửa sổ, leo ban công hoặc đột nhập từ tum. Loại trộm “chuyên nghiệp” này trước khi gây án đều đã dành thời gian tìm hiểu rất kỹ các quy luật sinh hoạt của gia chủ để chọn thời điểm ra tay.

Nhiều vụ, chúng còn bỏ thời gian để khảo sát, tìm ra điểm dễ đột nhập nhất. Các khu dân cư có nhiều hộ dân thường xuyên vắng nhà cả ngày là một trong những mục tiêu mà bọn trộm nhắm tới bởi chúng có nhiều thời gian để thực hiện hành vi phá cửa, lục soát tài sản.

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm ngày cuối năm, Công an phường Thành Công đã tiếp tục tăng cường những biện pháp mạnh để đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm hình sự, trong đó có tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản tại các điểm, tuyến trọng điểm.

Vừa qua, thực hiện kế hoạch của quận Ba Đình về việc mở đợt cao điểm triển khai thực hiện đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng dịp lễ Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và các lễ hội đầu năm trên địa bàn, Công an phường Thành Công đã chủ động xây dựng kế hoạch và bắt đầu triển khai đồng bộ nhiều biện pháp. Trong đó nhấn mạnh đến một số công tác phòng chống tội phạm phức tạp.

Cụ thể, phường tăng cường nắm tình hình, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự. Kết hợp với công tác tuần tra và chủ động phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ phát hiện, bắt giữ các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, đường sắt như cướp, cướp giật, đối tượng có lệnh truy nã, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy, vũ khí, công cụ hỗ trợ; buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử sụng pháo, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép.

Ngoài ra, phối hợp với các lực lượng liên quan ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng có biểu hiện tụ tập, kích động, biểu tình, khủng bố, phá hoại, phát tán truyền đơn có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, lập hồ sơ điều tra, xử lý theo quy định.

Quan trọng vẫn là ý thức tự phòng ngừa

Một trong những nội dung trọng tâm trong việc phòng chống tội phạm những ngày cuối năm đó là Công an phường Thành Công đã tập trung rà soát, quản lý chặt địa bàn nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động phạm tội. Đồng thời thông báo phòng ngừa trộm cắp tài sản đến từng người dân thông qua biện pháp tuyên truyền.

cuoi nam chu dong phong ngua toi pham

Theo đó, đề nghị người dân thường xuyên nắm bắt các thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin tại cơ sở về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự bảo vệ tài sản và nâng cao ý thức tố giác tội phạm của người dân đối với tội phạm trộm cắp tài sản.

Tuy nhiên, theo đồng chí Phó Trưởng Công an phường Thành Công, để đảm bảo an toàn tài sản trong những ngày cuối năm này, hiệu quả nhất vẫn là ý thức tự phòng ngừa của người dân và các cơ quan đơn vị.

Người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác và đặc biệt tại các khu dân cư cần đẩy mạnh phong trào tự quản trong nhân dân để giúp nhau trong việc bảo vệ tài sản. Đối với các hộ dân cư, trước khi đi ngủ phải kiểm tra đóng các cửa chính, cửa sổ, cửa thông gió, đồng thời cần phải gia cố, sửa chữa kịp thời các chỗ bị hư hỏng mà bọn trộm có thể cạy phá đột nhập, các lỗ thông gió cần có thanh sắt chắn ngang…

Bên cạnh đó, các chủ xe máy cũng cần phải có ý thức bảo vệ tài sản của mình bằng cách lắp đặt các thiết bị chống trộm, bảo vệ, tuyệt đối không chủ quan để xe tại những khu vực không có người trông giữ. Để tránh việc trở thành nạn nhân của việc cướp giật tài sản trên đường phố, cần tránh hạn chế đi một mình, nhất là ở những đoạn đường vắng, thiếu ánh sáng hoặc đi vào những nơi mà bạn chưa quen đường, hạn chế việc đi sớm về khuya ở những đoạn đường không an toàn.

Trước đó, nhằm phòng chống tội phạm trong dịp gần cuối năm, từ ngày 15/9 đến 14/11/2019, Công an thành phố Hà Nội thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản.

Qua hơn một tháng triển khai, các lực lượng đã điều tra, khám phá đạt tỷ lệ 100% các vụ cướp tài sản, hơn 72% các vụ cướp giật tài sản và gần 83% các vụ trộm cắp tài sản. Cùng với sự quyết liệt của Thành phố, các quận, huyện, phường, hi vọng rằng trong thời gian tới, người dân Thủ đô sẽ có một cái Tết thật yên vui.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong không khí thiêng liêng và xúc động của tháng Năm lịch sử, ngày 16/5, Báo Nhân Dân đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Rạng rỡ tên Người" tại 71 phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số Báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" năm 2025

Xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" năm 2025

Ngày 16/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây phối hợp với Liên đoàn Lao động Thị xã tổ chức vòng Chung khảo xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" lần thứ IV - năm 2025.
Đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động

Đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động

Nhằm thực hiện hiệu quả chủ đề Tháng Công nhân năm 2025 "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới", đạt các mục tiêu đề ra, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các Công đoàn cơ sở, công nhân lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn.
Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội

Tai nạn giao thông giảm ở Hà Nội

Qua thống kê, trong quý I/2025, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 306 vụ tai nạn giao thông, làm 177 người tử vong, 199 người bị thương. So cùng kỳ năm 2024 giảm 81 vụ.
Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023. Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi NSNN là 2.076.244 tỷ đồng. Bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Tổng số nợ công là 3.722.699,95 tỷ đồng, bằng 36,07% GDP.
Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn là nền tảng để xây dựng một Việt Nam số an toàn, nhân văn, thịnh vượng; là công cụ chiến lược để nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động