Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua những tác phẩm mỹ thuật
Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Điện Biên năm ấy” | |
Triển lãm mỹ thuật “Tiếng vọng từ quá khứ” | |
Triển lãm mỹ thuật học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ nhất |
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã triển lãm trực tuyến chùm tác phẩm đặc sắc về đề tài kháng chiến chống Mỹ tại website và fanpage của Bảo tàng.
Với nhiều chất liệu khác nhau, các tác phẩm mỹ thuật thể hiện thành công hình ảnh người vợ, người mẹ miền Nam tiễn chồng, con tập kết ra miền Bắc, hay những người mẹ nuôi quân trong kháng chiến, làm hậu phương vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận như "Nắm đất miền Nam" của Phạm Xuân Thi, "Mẹ kháng chiến" của Hoàng Trầm, "Trái tim và nòng súng" của Huỳnh Văn Gấm.
Tranh sơn mài "Mẹ kháng chiến" của họa sĩ Hoàng Trầm |
Đặc biệt, bức tranh sơn mài “Mẹ kháng chiến” thoạt nhìn giống như hình ảnh cắt ngang một căn hầm bí mật. Trung tâm bức tranh là hình ảnh bà má miền Nam cùng người con gái đang chăm sóc chiến sĩ bị thương, xung quanh là các đồ sinh hoạt quen thuộc như chiếc làn đỏ, chai nước, cặp lồng cơm, chiếc mền kê chân…
Bức tranh không nhiều chi tiết, nhưng tác giả khéo léo sắp xếp các nhân vật để khỏa lấp gần hết không gian tranh, tạo cảm giác chật chội, ngột ngạt, thể hiện sự khó khăn, gian khổ của những chiến sĩ chiến đấu trong thành phố thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Họa sĩ Hoàng Trầm hoàn thành bức tranh sơn mài “Mẹ kháng chiến” năm 1980 và đã giành giải A tại kỳ Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc.
“Đây là hình ảnh quen thuộc trong những năm chống Mỹ. Các chiến sĩ hoạt động trong vùng tạm chiếm cần sự che chở của nhân dân, của các mẹ, các má. Người mẹ ngẩng cao đầu vững vàng, bàn tay mẹ cùng bàn tay người em gái đặt nhẹ vào chỗ bị thương nơi bắp chân của anh chiến sĩ được quấn băng trắng.
Những ánh mắt giao nhau đầy cảm thông cùng sự khuyến khích, an ủi. Bức tranh với bút pháp thô khỏe, mộc mạc, nội dung giản dị nhưng gây xúc động, gợi không khí kháng chiến thời kỳ trước” – Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Thị Hải Yến nhận xét.
Tranh lụa "Bên chiến hào Vĩnh Linh" của họa sĩ Đào Đức |
Hình ảnh những cô gái tuổi thanh xuân hăng hái tham gia đội quân du kích, sẵn sàng vận chuyển đạn dược, cầm súng bảo vệ quê hương được khắc hoạ sinh động qua loạt tác phẩm "Dân quân gái Ngư Thuỷ" của Hoàng Trầm, "Bên chiến hào Vĩnh Linh" của Đào Đức, "Tải đạn" của Lê Thanh Trừ.
Ý chí chiến đấu sắt đá cùng quyết tâm giành chiến thắng của toàn quân, toàn dân ta cũng được truyền tải sâu sắc qua các tác phẩm "Đất này của tổ tiên ta" của Nguyễn Vĩnh Nguyên, "Qua Dốc Miếu" của Lê Quốc Lộc, "Trên chặng đường chiến dịch" của Nguyễn Thanh Châu, "Bộ đội về" của Lê Thanh Trừ.
Dưới nét bút tài tình của các nghệ sĩ, sự tàn khốc, đau thương của chiến tranh được thể hiện rõ nét trong tác phẩm "Giặc Mỹ" của Đặng Thị Khuê. Bên cạnh đó là những giây phút rung động trước vẻ đẹp yên bình, lãng mạn dưới ánh trăng giữa khoảng lặng của cuộc chiến qua tác phẩm tranh lụa "Trăng trên cồn cát" của Nguyễn Văn Chung. Lòng biết ơn và cảm phục trước những liệt sĩ, những người anh hùng đã hy sinh vì đất nước cũng đã được nhà điêu khắc Nguyễn Hải thể hiện đầy sâu lắng qua bức tượng đồng "Anh Nguyễn Văn Trỗi".
Tranh sơn khắc "Tải đạn" của tác giả Lê Thanh Trừ |
Đặc biệt, khoảnh khắc đoàn quân giải phóng tiến vào cửa ngõ Sài Gòn, mang theo ánh nắng rực rỡ về một mùa xuân mới của đất nước, ánh sáng của Đảng soi rọi trên rừng cờ đỏ sao vàng qua tác phẩm "Nắng xuân 1975" của Nguyễn Quang Thọ và "Nắng tháng năm" của Quách Phong thể hiện niềm hạnh phúc vô bờ và xúc cảm sâu sắc của người nghệ sĩ trong ngày vui giải phóng.
Giới thiệu chùm tác phẩm này là một hoạt động có ý nghĩa của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa xuân 1975. Đây cũng là dịp để hồi tưởng về một chiến công oanh liệt, vĩ đại trong lịch sử, thể hiện tình cảm, tấm lòng biết ơn của thế hệ hôm nay trước sự dũng cảm quên mình của thế hệ cha ông đã chiến đấu vì nền độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
Những tác phẩm nghệ thuật này đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng và để lại trong mỗi người xem niềm tự hào về dân tộc Việt Nam anh hùng.
Diệp Anh
Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05