Cùng hướng đến một châu Á tin cậy, hiểu biết lẫn nhau
Đi tìm trật tự thế giới mới để thoát khỏi hỗn loạn | |
Việt Nam tiếp tục chinh phục những tấm huy chương danh giá | |
Hai người Việt được đề cử vinh danh tại Giải thưởng Viễn thông Châu Á |
Hội nghị thu hút sự quan tâm và tham dự của nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu khu vực như Tổng thống Nga Pu-tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống I-ran Hát-xan Ru-ha-ni, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tay-íp Ét-đô-gan...
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ năm về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở Châu Á |
Phát biểu tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đều nhất trí cho rằng các quốc gia thành viên CICA cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác trên cơ sở tin cậy, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc để tìm ra các giải pháp đối với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đẩy mạnh hội nhập và liên khu vực, hướng đến một châu Á tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, hợp tác cùng phát triển bền vững và thịnh vượng.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hoan nghênh chủ đề của Hội nghị là “Chia sẻ tầm nhìn vì một khu vực CICA an ninh và thịnh vượng hơn” và chúc mừng Tát-gi-ki-xtan đảm nhiệm vai trò Chủ tịch CICA.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận định khu vực CICA là nơi tập hợp nhiều nền kinh tế phát triển năng động, có tiềm năng trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế thế giới trong tương lai; nhưng cũng là khu vực còn tiềm ẩn nguy cơ xung đột gây hậu quả nghiêm trọng với khu vực và quốc tế, đồng thời, vẫn đang phải đối mặt với các thách thức như nguy cơ chậm phát triển, tụt hậu về khoa học công nghệ, xử lý môi trường, tội phạm xuyên quốc gia…
Do đó, CICA cần phát huy vai trò là một diễn đàn đối thoại, trao đổi và xây dựng lòng tin ở châu Á, đề cao việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, đồng thời hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với các thách thức thông qua thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển thịnh vượng, mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội, tăng cường kết nối các nền văn minh và giữa người dân với người dân.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng hòa bình, hợp tác và phát triển, hội nhập quốc tế, tích cực tham gia và đóng góp có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, xây dựng và định hình các thể chế đa phương ở cấp độ khu vực và toàn cầu trên nguyên tắc công bằng, minh bạch và dựa trên luật lệ; nỗ lực duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, thúc đẩy đàm phán sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu quả.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng cảm ơn các nước đã tin tưởng bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; khẳng định Việt Nam, cùng với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, cam kết đóng góp hơn nữa vào hoạt động của CICA trên tinh thần “đối tác vì hòa bình bền vững”, tăng cường hợp tác hiệu quả trong khuôn khổ CICA cũng như giữa CICA với các nước, tổ chức khác, trong đó có Liên hợp quốc và ASEAN.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Đu-xan-bê nhấn mạnh tầm quan trọng của hoà bình, an ninh và phát triển bền vững dựa trên các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; cam kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương với Liên hợp quốc là trung tâm; khẳng định CICA nỗ lực trở thành cơ chế hợp tác đa phương có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác vì hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á thông qua thương mại công bằng, mở cửa thị trường, tăng cường kết nối, giao lưu văn hóa, thúc đẩy du lịch, phát triển công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17