Hiệu quả từ thương lượng, đối thoại
Các bên đã tăng cường thương lượng, đối thoại Thương lượng, đối thoại khẳng định vị thế |
Xác định công tác đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động là nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp đẩy mạnh thương lượng, đối thoại, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động và cao hơn so với quy định của pháp luật. Bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của LĐLĐ Thành phố, các cấp Công đoàn đã và đang triển khai hiệu quả công tác thương lượng, đối thoại, ký kết TƯLĐTT.
Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ. Ảnh: Mai Quý |
Tiêu biểu như tại Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế, thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Công đoàn cấp trên, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty đã tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ. Tại buổi đối thoại, với tinh thần trao đổi, đối thoại thẳng thắn, cởi mở, dân chủ, đúng trình tự, nội dung theo quy định của pháp luật và quy chế dân chủ tại cơ sở, người sử dụng lao động và tập thể người lao động đã thống nhất các nội dung đối thoại và biện pháp thực hiện, gồm: Công ty hỗ trợ cho người lao động nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, mức hỗ trợ là 100.000 đồng/tháng/cháu; Công ty tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, kỹ năng mềm… cho lao động nữ 1 lần/năm; Công ty có chính sách bố trí công việc hợp lý để hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế/Bảo hiểm xã hội 6 tháng cho lao động nữ có bệnh hiểm nghèo hoặc điều trị dài ngày phải nghỉ ở nhà.
Bên cạnh đó, Công ty mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt cho lao động nữ có thời gian gắn bó với Công ty trên 5 năm tùy theo vị trí công việc để được tăng quyền lợi khám chữa bệnh (gói mua bảo hiểm theo chương trình của Bảo Việt); ngoài tổ chức khám chuyên khoa phụ sản định kỳ cho lao động nữ 1 lần/năm, Công ty còn tổ chức khám một số chỉ tiêu chuyên sâu cho nữ như: Siêu âm tuyến giáp, tầm soát ung thư, khám và tư vấn sức khỏe tâm lý sau sinh hoặc nuôi con nhỏ như đánh giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ và các rối loạn tâm lý khác… theo kế hoạch hằng năm của Công ty và Ban Chấp hành Công đoàn.
Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, Ban Chấp hành Công đoàn đã đại diện người lao động thương lượng, ký kết TƯLĐTT với người sử dụng lao động. Nhờ đó, người lao động tại doanh nghiệp đã được thụ hưởng nhiều quyền lợi cao hơn so với quy định của pháp luật, như: Tiền lương tối thiểu cao hơn 5% - 7% so với mức lương tối thiểu của Chính phủ quy định; tiền lương thử việc ít nhất bằng 90% mức lương hiện hưởng; thời gian làm việc 7 giờ/ngày, hoặc được nghỉ từ 1 - 2 ngày thứ 7 trong tháng; được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày thành lập doanh nghiệp; được hỗ trợ bữa ăn ca trị giá từ 20.000 đồng - 30.000 đồng, ngoài ra, khi làm thêm từ 2 giờ trở lên được hỗ trợ một bữa ăn ca tương đương 15.000 đồng; tiền thưởng lương tháng thứ 13; được hỗ trợ tiền nhà trọ (hoặc tiền đi lại), tiền nuôi con nhỏ, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp thâm niên…
Theo LĐLĐ thành phố Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có trên 81% doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở ký kết TƯLĐTT. Tỷ lệ TƯLĐTT loại A, B chiếm trên 47%. Các bản TƯLĐTT ngoài việc ký kết các điều khoản về phúc lợi cho người lao động, đã quan tâm hơn đến tiền thưởng, thời giờ nghỉ ngơi, nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động.
Để đạt được kết quả này, LĐLĐ Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, như: Xây dựng, phát hành “Bộ tài liệu hướng dẫn hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp” gồm các biểu mẫu, hướng dẫn theo quy trình rút gọn từ 7 bước xuống còn 3 bước, dễ hiểu, dễ thực hiện, kèm theo đó là ngân hàng các nội dung đề xuất thương lượng, để các Công đoàn cơ sở tham khảo khi đề xuất với chủ sử dụng lao động.
LĐLĐ Thành phố đã thành lập “Tổ tư vấn, hỗ trợ thương lượng ký kết TƯLĐTT” để hỗ trợ, hướng dẫn Công đoàn cơ sở về quy trình, cách thức tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp; thiết lập các nhóm Zalo kết nối với cán bộ trực tiếp theo dõi, thực hiện chuyên đề chính sách pháp luật của các Công đoàn cấp trên cơ sở. Thông qua nhóm Zalo, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của LĐLĐ Thành phố được chuyển tải nhanh chóng, kịp thời tới các Chủ tịch Công đoàn cơ sở, tạo diễn đàn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác thương lượng, ký kết, chấm điểm, phân loại TƯLĐTT.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ
Công đoàn 23/01/2025 13:03
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng tranh tài bày mâm ngũ quả ngày Tết
Hoạt động 23/01/2025 09:07
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Hoạt động 22/01/2025 17:45
Tổ chức chợ Tết Công đoàn cho đoàn viên, người lao động quận Ba Đình
Hoạt động 22/01/2025 16:47
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Ngọc Thụy với 81 đoàn viên
Hoạt động 21/01/2025 22:14
“Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” đưa 450 lao động và người thân về quê đón Tết
Hoạt động 21/01/2025 19:12
Nỗ lực chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ
Hoạt động 21/01/2025 17:53
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Hoạt động 21/01/2025 17:51