--> -->
Nhìn lại bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2020:

Cú lội ngược dòng ngoạn mục

Với tinh thần quán triệt chung là khó khăn gấp đôi thì cố gắng gấp ba, năm 2020 được xem là năm thành công nhất của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung trong 5 năm vừa qua về ý chí vươn lên và tinh thần vượt khó. Hà Nội đã thực hiện thành công mục tiêu kép, điển hình trong khống chế dịch Covid-19, có “cú lội ngược dòng” đạt kết quả quan trọng về GRDP năm 2020 đạt 3,98%, tăng cao gấp khoảng 1,4 lần so với cả nước.
Quyết liệt “mục tiêu kép” trên tinh thần ưu tiên bảo vệ sức khỏe của người dân Quốc hội đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP đạt 6% trong năm 2021 Có thêm các chính sách hướng tới phát triển kinh tế, xã hội cho vùng cao

Khởi sắc nhờ thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của Hà Nội tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 vừa được tổ chức ngày 28-29/12 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, Thành phố đã triển khai một cách nghiêm túc và chủ động, bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Về cơ bản, Thành phố đã đạt được những mục tiêu tổng quát, mục tiêu kép với các kết quả quan trọng, toàn diện, trong đó nhiều chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức.

Cú lội ngược dòng ngoạn mục
Toàn cảnh các đồng chí lãnh đạo Thành phố điểm cầu Hà Nội tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. (ảnh: KTĐT)

Là địa bàn trọng điểm, có số lượng người tiếp nhận, sàng lọc, cách ly và điều trị rất lớn, nguy cơ lây nhiễm cao, Hà Nội đã kịp thời chỉ đạo, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là tinh thần tự giác, tích cực, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp và hệ thống chính trị các cấp, nhờ vậy đã kiểm soát và đẩy lùi được dịch bệnh trong cả 3 đợt, không có ca tử vong. Cho đến ngày hôm nay không có ca lây nhiễm trên địa bàn.

Bên cạnh phòng, chống hiệu quả, Thành phố đã chủ động đánh giá tác động của dịch bệnh tới các ngành kinh tế và có kịch bản chi tiết, từ đó đẩy mạnh các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, nhiều hoạt động kết nối với các địa phương về cung cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, nhiều cuộc làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn.

Vì vậy, nỗ lực phấn đấu của Thành phố trên địa bàn cũng đã bám sát tinh thần chung của cả nước và đạt kết quả quan trọng về GRDP năm 2020 là 3,98%, trong đó đã được thúc đẩy và phục hồi mạnh mẽ thông qua quý IV với 5,77% và quy mô nền kinh tế đã ở mức trên 44 tỷ USD, cho nên đây là nỗ lực rất lớn. Cùng với đó thu ngân sách trên địa bàn đã đạt mức 280.500 tỷ đồng, vượt dự toán và tăng 3,9% so với cùng kỳ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng cho biết thêm, quý III địa bàn Thành phố dự kiến có khả năng sẽ hụt thu 57.000 tỷ đồng đến 58.000 tỷ đồng, nhưng đến nay với nỗ lực bám sát các bộ, ngành chúng tôi đã vượt và tăng 3,9% so với năm tốt nhất là năm 2019. Nếu tính cả số thu ngân sách trên địa bàn giao Cục Thuế thành phố Hà Nội quản lý thì con số sẽ đạt mức 300/340.000 tỷ đồng cùng với đó, giải ngân đầu tư công đã đạt mức trên 93% với quy mô là 45.000 tỷ đồng trên địa bàn thành phố.

Năm 2020, cùng với giải ngân đầu tư, chúng tôi đã giành được tỷ lệ cho đầu tư phát triển tới 49% chi thường xuyên chỉ còn 51% và tiết kiệm được 3.000 tỷ đồng xung quanh chi thường xuyên này, đây là con số và tiếp tục nỗ lực để phát triển và ổn định của Thành phố, cùng với đó thì giải quyết việc làm cho trên 180.600 lao động, đạt 116% kế hoạch năm, tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 2,3% đối với khu vực thành thị là 3,22% và nhiều chỉ tiêu quan trọng khác.

Những thành tựu về kinh tế nêu trên cũng nhờ sự thu hút đầu tư, phục hồi và phát triển kinh tế. Ngay sau khi dịch Covid-19 được khống chế và thiết lập “trạng thái bình thường mới”, Hà Nội đã triển khai tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 - hợp tác và phát triển” ngày 27/6/2020. Đây là Hội nghị đầu tiên được tổ chức của cả nước trong thời điểm này.

Hội nghị đã diễn ra thành công với sự tham dự của 540 doanh nghiệp và gần 2.000 đại biểu trong nước và quốc Hội nghị, Thành phố đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD). Tổng số dự án, số vốn được trao quyết định đầu tư tại hội nghị năm nay lần lượt cao tương ứng gấp 5 lần và 11 lần so với hội nghị năm 2016. Thành phố cùng các nhà đầu tư ký 39 biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư 28,6 tỷ USD.

Đây là sự khẳng định cho trí tuệ và bản lĩnh của Thủ đô Hà Nội, khẳng định Hà Nội là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn và ổn định cho các nhà đầu tư; khơi thông các nguồn lực cho phát triển… Có 26,44 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn 337,7 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn đến nay đạt 303,7 nghìn đơn vị. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký ước đạt 4 tỷ USD.

Đặc biệt, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của Hà Nội đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm trước), duy trì vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Trong 10 chỉ số thành phần PCI, có 08 chỉ số cải thiện tăng số chỉ số cải thiện đáng kể như: “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” tăng 19 bậc, xếp thứ 36/63; “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” tăng 15 bậc, xếp thứ 41/63). Kết quả này tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Thành phố.

Có thể khẳng định, Hà Nội nói riêng, nhìn rộng hơn là cả vùng Thủ đô, đã có những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước không chỉ bởi môi trường chính trị, xã hội ổn định, mà còn là môi trường an toàn trong phòng, chống dịch bệnh; chính quyền thành phố sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ dám làm.Với kết quả đạt được trong thời gian qua, cùng với lợi thế riêng có, Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn.

Thành phố sẵn sàng chào đón và mong muốn hợp tác với tất cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức, hiệp hội, các tỉnh, thành phố trong nước và các quốc gia, vùng lãnh thổ, trên thế giới, để cùng phát triển bền vững. Thành công của các doanh nghiệp chính là thành công của Thành phố.

Ngoài những thành tựu về kinh tế, năm 2020, Hà Nội đã có nhiều dấu ấn như đã lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, được đánh giá là thực chất, trọn vẹn và tạo nhiều dấu ấn tốt đẹp. Hà Nội cũng tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Thủ đô, thúc đẩy nhiều công trình hạ tầng giao thông, xử lý nhiều vấn đề dân sinh bức xúc.

Quản lý đô thị được đẩy mạnh, công tác chiếu sáng, chỉnh trang đường phố tiếp tục được đổi mới; cung cấp nước sạch, thoát nước và vệ sinh môi trường được duy trì, nâng cao chất lượng; tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè giảm cơ bản.Xây dựng nông thôn mới tiếp tục triển khai tích cực. An sinh xã hội được đảm bảo; huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác chăm lo cho gia đình chính sách; các hoạt động văn hoá, giáo dục được duy trì. Khiếu nại, tố cáo được tập trung giải quyết; công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo; đối ngoại tiếp tục được mở rộng...

Tâm thế mới, nhiệm vụ mới

Năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chu Ngọc Anh cho biết, Thành phố Hà Nội thực hiện năm chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó, phấn đấu GRDP tăng khoảng 7,5%. Một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trong năm tới, Thành phố tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm; triển khai thực hiện tốt 02 Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị và đảm bảo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Cú lội ngược dòng ngoạn mục
Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, văn minh (ảnh: P.Thắng)

Hà Nội cũng sẽ tập trung phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, đẩy nhanh cơ cấu lại các ngành kinh tế với các nhiệm vụ tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế Thủ đô dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách, khơi thông các nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống của người dân; tăng cường xây dựng và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Song song với đó là tiếp tục cải cách hành chính; công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo quốc phòng địa phương, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; tích cực thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng đề nghị Chính phủ đề xuất đưa vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;

Đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội xem xét, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện xây dựng Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại điều 89 Luật Đầu tư công “việc quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công liên tiếp phải đảm bảo tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước” do Luật Đầu tư 2019 mới có hiệu lực từ 01/01/2020 trong ghi danh mục dự án đang thực hiện đã có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt từ các năm trước đây.

Thành phố cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể, giúp đỡ thành phố Hà Nội về quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, về dự án đầu tư công và đầu tư không sử dụng vốn đầu tư công. Về thực hiện mô hình chính quyền đô thị, kiến nghị Bộ Nội vụ sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 97 của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội để thực hiện ngay trong năm 2021.

Hà Nội cũng đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, nghiên cứu, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực quy hoạch như hướng dẫn tháo gỡ mẫu thuẫn giữa các Luật Quy hoạch, Xây dựng và Nhà ở khi giao chủ đầu tư dự án; thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Cho phép Thành phố tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo hồ sơ đã phê duyệt trước thời điểm phê duyệt quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; cho phép Thành phố quyết định về hướng tuyến, quy mô cụ thể đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý và đầu tư của Thành phố, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị của địa phương đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Thành phố cũng đề nghị Bộ Xây dựng có hướng dẫn về quy trình, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để Thành phố có cơ sở áp dụng.Tháo gỡ các khó khăn trong xây dựng và thực hiện thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung và Đề án cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ, nguy hiểm trên địa bàn Thành phố.

Tạo điều kiện, hỗ trợ cho Thành phố về mặt thời gian khi xem xét thẩm định, trình duyệt, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; thẩm định các đồ án quy hoạch phân khu nội đô, sông hồng, sông đuống, các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh các Quy hoạch cấp nước, Quy hoạch xử lý chất thải rắn; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch thoát nước./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Chính phủ sẽ họp hằng tuần đến khi chính quyền địa phương 2 cấp vận hành ổn định

Chiều 28/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành và sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Gần 17.000 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Ngày 28/7, Phiên giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra đồng bộ trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại thành phố Hà Nội và các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn; với sự tham gia của 103 doanh nghiệp, đơn vị, có nhu cầu tuyển dụng 16.828 người lao động.
BIDV đồng hành với nữ doanh nhân trên hành trình chuyển đổi số

BIDV đồng hành với nữ doanh nhân trên hành trình chuyển đổi số

Vừa qua, tại Đà Nẵng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đồng hành với Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “AI và An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Sự kiện thu hút gần 200 đại biểu từ các cơ quan, hiệp hội và nữ doanh nhân trên cả nước.
Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Bằng những hoạt động, hành động thiết thực, tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân lao động Thủ đô đã và đang thể hiện tinh thần quyết tâm, nỗ lực cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Chiều 28/7, đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội về chương trình công tác 5 tháng cuối năm 2025.
Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Ngày 28/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở 2 cửa xả mặt để khẩn trương đưa mực nước thượng lưu hồ về cao trình 56m.
Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Chiếc xe ô tô khách đang lưu thông trên phố Chương Dương Độ, Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội trong chiều nay, 28/7, biến thành khối sắt vụn chỉ trong ít phút. May mắn, tài xế đã kịp thời thoát ra ngoài an toàn, không có thiệt hại về người, nhưng hình ảnh ngọn lửa ngùn ngụt bao trùm cả chiếc xe khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bàng hoàng.

Tin khác

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Ngày 28/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở 2 cửa xả mặt để khẩn trương đưa mực nước thượng lưu hồ về cao trình 56m.
Chính sách nhà ở xã hội mới: Ấm lòng công nhân lao động

Chính sách nhà ở xã hội mới: Ấm lòng công nhân lao động

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 201/2025/QH15 thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Với mục tiêu tạo cơ chế ưu đãi hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nghị quyết đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính... Qua đó, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhằm tạo thêm nguồn cung cho thị trường, giúp người thu nhập thấp, công nhân lao động có cơ hội tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn.
Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (PGS.TS, ĐBQH) Bùi Hoài Sơn, từ góc độ giám sát của một đại biểu Quốc hội, ông nhận thấy Hà Nội đang thể hiện tinh thần chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).
Cần sớm gỡ vướng bất cập trong triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Cần sớm gỡ vướng bất cập trong triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Tại Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật”, nhiều chuyên gia pháp lý, hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai 2024.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã dâng hương viếng Anh hùng liệt sĩ và đến thăm, tặng quà của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Minh Châu.
Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát những khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện, nhằm tập hợp các vướng mắc cần sửa đổi để đề xuất, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Đồng Nai đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ổn định, phát huy hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định độc lập dự thảo Nghị quyết về giải pháp tiếp tục triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian chưa ban hành Luật Quy hoạch (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động