Công nhân xa quê: Tết này về hay ở?
Dịp Tết Nguyên đán 2018: Đủ lượng tiền mặt lưu thông | |
Ấm tình xóm trọ |
Tết về thì ngại
Vừa dứt cuộc điện thoại, chị Nguyễn Thị Quyên (sinh năm 1987, quê Hà Tĩnh) ở khu trọ thôn Bầu (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) quay sang tâm sự: “Mẹ lại vừa gọi điện lên hỏi Tết này có về quê không? Tôi cũng không biết trả lời thế nào. Bảo không, thì kiểu gì mẹ cũng lại mắng cho, mà trong lòng mình cũng muốn về lắm. Cả 2 vợ chồng đều làm công nhân, lương tháng ngót chục triệu nhưng cũng chỉ đủ trả tiền thuê trọ, tiền sinh hoạt hàng ngày và nuôi 2 đứa nhỏ. Nên có về cũng chẳng biết có tiền không?”.
Công nhân tham gia gói bánh chưng. |
Cùng tâm trạng với chị Quyên, nhiều công nhân ở các tỉnh đến làm việc ở khu Công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) cũng buồn thiu và lo lắng. Vì chẳng lẽ Tết lại không về đoàn tụ bên gia đình, có người đã hai năm không về quê ăn tết, nhưng nếu về thì lại không có tiền quà cáp, lì xì,...
Chị Dương Thị Nga (quê Quảng Bình) cho biết: “Mấy năm nay, việc tại nhà máy ít, không có việc để tăng ca nên bọn mình cũng không có thêm thu nhập. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt thì tăng cao, giá phòng, giá điện, nước,... cũng tăng, lương không đủ chi tiêu.
Nên mặc dù mình cũng rất muốn được về quê ăn Tết, đoàn tụ với gia đình, Công đoàn công ty cũng tạo điều kiện đăng ký vé xe miễn phí để về quê nhưng chẳng lẽ lại về tay không. Với cả đằng nào tiền nhà trọ mình cũng phải đóng đủ tháng nên số tiền thưởng tết của công ty hơn 3 triệu, mình gửi về biếu bố mẹ lo Tết, còn bản thân thì ở lại tranh thủ kiếm thêm ít tiền lo cuộc sống”.
Trong căn nhà trọ chưa đầy 10m2, chị Lê Thị Hà (quê Thanh Hóa), công nhân nhà máy Nissei Electric Việt Nam, vừa thu dọn đồ đạc để chuẩn bị lên xe về quê ăn Tết vừa tâm sự: “Sớm ngày mai, tôi sẽ lên chuyến xe nghĩa tình của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội để về quê sum họp với gia đình, bạn bè. Nhưng không hào hứng như mọi năm, trái lại, năm nay, tôi thấy lo lắng”.
Chị Hà cho biết, lương cơ bản của chị chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng, cộng với tiền phụ cấp, chuyên cần thì số tiền này cũng đủ ăn, tiêu. Nếu chịu khó tăng ca, thì được khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, công ty không phải lúc nào cũng có việc để tăng ca. Vì vậy, đi làm cả năm mà chị chẳng dành dụm được đồng nào mang về quê cho bố mẹ. “Chỉ là ở gia đình tôi làm ruộng, tầm giờ là vào vụ cấy nên tôi muốn về phụ thêm cho bố mẹ đỡ vất vả” – chị Hà bày tỏ.
Ở lại mong kiếm thêm thu nhập
Tranh thủ rẽ qua chợ để mua chút đồ ăn sau giờ nghỉ, chị Thân Thị Huệ (sinh năm 1994, quê Ninh Bình, cũng làm tại một công ty nước ngoài ở khu công nghiệp Đình Trám) tâm sự: “Công ty có dán thông báo làm cả trong Tết, nên tôi đăng kí làm từ mùng 2. Chúng tôi làm theo kíp 8 tiếng, làm 4 ngày thì nghỉ 2 ngày, nên tôi định không về, mà ở lại xóm trọ luôn. Nhưng khi thông báo, bố mẹ tôi đã giục về. Mẹ tôi bảo dù được nghỉ 1 ngày cũng phải về đoàn tụ với gia đình trong giây phút giao thừa đón năm mới. Nhưng tôi nghĩ mình đang còn trẻ, còn lao động được, tôi sẽ cố gắng kiếm thật nhiều tiền để giúp đỡ gia đình”.
Theo chia sẻ của công nhân, nếu ở lại trực ngày Tết, công nhân sẽ được hưởng mức lương cao hơn hẳn (từ 150-300%). Với 7 ngày Tết ở lại, công nhân có thể kiếm thêm 3 - 5 triệu đồng. Số tiền này gần bằng 1 tháng lương bình thường trong năm, với những người công nhân quả là không nhỏ. Vì vậy, không ít người đã chọn cách ở lại làm, không về quê ăn Tết.
Khi chúng tôi hỏi chị Nông Thị Thu (sinh năm 1990, quê Cao Bằng) ở khu trọ thôn My Điền (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang) về việc chuẩn bị Tết như thế nào, chị Thu cười và nói: “Mình xuống đây làm việc ở công ty được mấy năm rồi, nhưng năm nay mới ở lại làm Tết. Từ mùng 2 mình đã phải đi làm rồi nên quyết định không về nhà nữa mà ở lại phòng trọ. Cuối năm tới mình muốn giúp bố mẹ xây nhà, nên phải bắt đầu kiếm tiền và lương của những ngày làm Tết gấp ba lần ngày thường... Có thêm tiền thì bố mẹ mình đỡ khổ... Nhìn người ta nườm nượp về nhà đón Tết, tôi cũng thèm lắm! Mấy hôm trước, về thăm nhà, khi nghe tôi nói “Tết ở lại làm”, mẹ tôi đã khóc. Tôi đã phải an ủi mẹ rất nhiều, hứa là giằm tháng giêng tôi sẽ về, thì bố mẹ tôi mới cho ở lại” – chị Thu tâm sự.
Mỗi năm Tết đến xuân qua, bất kì ai cũng mong được quây quần với gia đình, xum họp bên mâm cơm ngày Tết. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo, mà không ít người lao động không thể có cái Tết trọn vẹn. Những người lao động này đã chọn ở lại làm trong những ngày Tết để được nhận 300% tiền lương, để có thêm thu nhập gửi về gia đình.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Cộng đồng 01/02/2025 06:11
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30
Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa
Cộng đồng 29/01/2025 10:42