Công nhân lao động với nỗi lo con nghỉ hè
Đồng hành với người lao động vượt qua mùa dịch | |
Phát triển văn hóa đọc trong công nhân lao động | |
Bạn đồng hành cùng công nhân lao động |
Nhiều gia đình công nhân chọn giải pháp đón bà ở quê lên hỗ trợ chăm cháu trong những ngày đi làm (Ảnh: N. Hoa) |
Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kỳ nghỉ hè của học sinh các cấp đến muộn hơn so với mọi năm. Khi con trẻ “rục rịch” nghỉ hè cũng là lúc phụ huynh lo lắng lên các phương án tìm nơi gửi con. Đặc biệt với phụ huynh là công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất với đặc thù công việc làm ca, kíp, tăng ca, ít có thời gian trông con, việc gửi con ở đâu để an toàn, thuận tiện và bản thân được yên tâm làm việc luôn là nỗi lo lắng hàng đầu.
Chị Nguyễn Thị Hồng (đang làm việc tại khu công nghiệp Phú Nghĩa – Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ chị đã làm việc hơn 5 năm tại khu công nghiệp, chồng chị đi làm xa ở Lai Châu, chị và con gái 7 tuổi thuê trọ gần nơi chị làm việc. Cho con học tại trường gần nơi ở trọ, hàng ngày chị vẫn tranh thủ thu xếp thời gian đưa – đón con đi học mỗi ngày nhưng khi đến kỳ nghỉ hè là chị phải đau đầu để tính toán, sắp xếp sao cho hợp lý chuyện gửi con.
“Hè đến, không chỉ riêng tôi mà hầu hết công nhân lao động có con trong độ tuổi đi học đều rất lo lắng về chuyện gửi con. Một số người chọn cách gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp. Riêng tôi, ông bà quê ở xa nên hè vẫn phải cho cháu ở cùng mẹ, có hôm tranh thủ gửi sang hàng xóm, có hôm cho cháu tham gia các lớp học ngoại khóa”, chị Hồng chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhiều công nhân lao động lựa chọn giải pháp đón ông, bà từ dưới quê lên trông cháu hoặc gửi con về quê nhờ ông, bà trông hay chọn những lớp cho con học thêm trong hè, vừa bổ sung kiến thức, vừa có nơi để gửi con. Do đó nhiều gia đình cho con đi học thêm các môn năng khiếu, thậm chí nhiều công nhân lao động chấp nhận lựa chọn giải pháp đầy mạo hiểm là để con ở nhà chơi một mình.
Anh Phạm Đức Phiện (công nhân khu công nghiệp Nội Bài) cho hay: “Vợ chồng tôi đều làm công nhân, trong những tháng đầu năm phòng, chống dịch đã nghỉ rất nhiều, hơn tháng nay công việc mới trở lại đều đặn như trước, để sản xuất kịp các đơn hàng, người lao động bắt đầu phải tăng ca, vợ chồng tôi không có nhiều thời gian đưa đón, chăm sóc các con.
Bên cạnh đó, thu nhập của hai vợ chồng chỉ hơn 10 triệu đồng/tháng, trong khi đó, 2 đứa con đang độ tuổi ăn, học nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Hè này, các con được nghỉ ít hơn nhưng vợ chồng tôi vẫn tính toán đưa cháu về quê nhờ ông bà chăm sóc giúp, con được sống cùng ông bà, lại sống trong môi trường lành mạnh ở quê chúng tôi cũng sẽ yên tâm hơn để lao động sản xuất. Mặc dù chắc chắn sẽ nhớ con nhưng không còn giải pháp nào khác nên đành chấp nhận”, anh Phiện bộc bạch.
Bên cạnh đó, mặc dù luôn phải thấp thỏm, lo âu về gánh nặng cơm áo, gạo tiền nhưng hầu hết công nhân sống tại các xóm trọ trong các khu công nghiệp lại có sự đoàn kết, gắn bó với nhau. Trong bất kể hoàn cảnh nào, họ luôn đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với nhau. Có mặt tại xóm trọ của gia đình bà Lê Thị Miều (đội 4, thôn Bầu xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), cả một dãy trọ với 30 phòng nhưng giữa chủ trọ và người thuê luôn có những tình cảm thân thiết đặc biệt dành cho nhau.
Trẻ con tại khu trọ của gia đình bà Miều vui chơi cùng nhau ngoài sân (Ảnh: N. Hoa) |
Bà Lê Thị Miều, chủ xóm trọ cho biết dãy trọ của gia đình bà hầu hết là các hộ gia đình làm trong khu công nghiệp Thăng Long thuê trọ. Những người thuê trọ ở đây, nhà nào ít cũng được 2 -3 năm, có những gia đình đã ở đây gần chục năm. Nhiều gia đình đón ông, bà ở quê lên trông cháu, đối với những trường hợp này bà Miều không thu tiền nước giảm gánh nặng cho công nhân thuê trọ. Vào dịp hè, dãy trọ của bà càng đông vui hơn, bởi hàng chục trẻ nhỏ của các gia đình đều không về quê, nhà thì đón ông bà lên chăm cháu, nhà thì gửi con sang phòng bên cạnh.
“Những người công nhân lao động đều có điểm chung là sống xa gia đình, mỗi người đến từ một vùng quê khác nhau, đời sống vật chất khó khăn nên dễ cảm thông, chia sẻ và gắn bó thân thiết với nhau. Kỳ nghỉ hè cũng như các ngày nghỉ cuối tuần, các cháu nội của tôi thường chơi cùng các cháu nhỏ trong khu trọ, lúc thì chơi dưới phòng công nhân, khi thì chúng kéo nhau lên nhà tôi chơi, cứ vậy mà chúng thân thiết với nhau như anh chị em.
Đối với trẻ nhỏ chưa đến tuổi đi học tiểu học, bố mẹ thường đón ông bà lên chăm con, còn những gia đình con đã lớn học lớp 2, lớp 3, những ngày đi làm họ thường gửi con tôi trông giúp, chúng đã quen với tôi nên bé nào cũng chơi ngoan, đứa lớn tự trông đứa nhỏ, tôi cũng không vất vả gì nhiều”, bà Miều chia sẻ.
Qua chia sẻ của những công nhân lao động cũng như chủ trọ, có thể thấy tình người ấm áp trong khu trọ đã giúp những công nhân lao động vơi bớt khó khăn, vượt qua mọi hoàn cảnh để yên tâm làm việc. Bên cạnh đó xuất phát từ nỗi lo của công nhân lao động về vấn đề gửi con trong dịp hè, thêm vào đó là phần lớn con công nhân lao động ít khi được vui chơi giải trí, do bố mẹ phải làm ca, kíp, tăng ca, ít có điều kiện và thời gian cho con đi chơi, thiết nghĩ ngoài việc quan tâm, chăm lo cho công nhân lao động thì tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động trong mỗi doanh nghiệp cần có những hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho con em của công nhân lao động trong dịp hè.
Ngoài ra nhiều công nhân cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm, chung tay của các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện xã hội hóa xây dựng thêm các khu vui chơi dành cho con công nhân tại các khu công nghiệp, có cơ chế đặc thù đối với các trường mầm non dành riêng cho con công nhân theo hướng hỗ trợ tối đa việc trông giữ trẻ…
Qua những hoạt động đó vừa mang lại niềm vui cho con công nhân lao động vừa tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của họ, giúp họ ngày càng tin yêu tổ chức công đoàn và gắn bó, nỗ lực cống hiến cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Đời sống 02/02/2025 22:04
Ca trực đặc biệt ngày 30 Tết của công nhân môi trường
Đời sống 28/01/2025 18:05
Hơn 7.500 tỷ đồng tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Đời sống 28/01/2025 16:57
Đưa sắc Xuân đi muôn nơi
Đời sống 28/01/2025 09:40
Mức lương cao nhất năm 2024 là 863 triệu đồng
Đời sống 26/01/2025 06:26
Bình Dương: "Chuyến xe Công đoàn - xuân 2025” đưa 1.619 công nhân lao động về quê đón Tết
Đời sống 25/01/2025 18:28
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40