-->

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tam Hiệp là vùng đất cổ thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Từ 4.000 năm trước đã có những dấu ấn về cuộc sống của người Việt cổ. Với những giá trị văn hóa đặc biệt của mảnh đất này, năm 2023, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã công nhận “Điểm du lịch Tam Hiệp” với các điểm đến là du lịch tâm linh, du lịch làng nghề và trải nghiệm mô hình du lịch nông nghiệp, ẩm thực.
Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và công bố tuyến du lịch phía Nam Thăng Long - Hà Nội Thanh Trì: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đổi mới

Những điểm đến hấp dẫn

Tam Hiệp có quần thể du lịch tâm linh đặc sắc đó là chùa Hưng Long - đình Huỳnh Cung. Có mô hình du lịch làng nghề, đặc biệt là sản phẩm rượu Ngâu hoa cúc nổi tiếng. Có những mô hình du lịch nông nghiệp và trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn du khách.

Bởi vậy, trong định hướng phát triển “Điểm du lịch Tam Hiệp”, xã Tam Hiệp và huyện Thanh Trì đã xây dựng kế hoạch để phát triển 3 điểm đến trong chuỗi làm điểm nhấn đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động du lịch.

Đình Huỳnh Cung là ngôi đình được xây dựng vào thời Lê. Đình thờ Uy Mang đại vương và Hồng Bác đại vương, con vua Hùng Nghị Vương. Để thu hút khách du lịch, xã Tam Hiệp xây dựng kế hoạch cải tạo cảnh quan, trồng thêm cây hoa quy hoạch theo từng khu tạo chủ đề riêng để đảm bảo hoa nở 4 mùa. Sửa chữa lại hệ thống điện trong đình; làm con đường bích hoạ khu vực Trường Tiểu học Tam Hiệp để tạo ấn tượng với du khách khi di chuyển đến điểm đến du lịch tâm linh.

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Tam Hiệp là vùng đất cổ thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Nằm trong quần thể này, chùa Hưng Long với bề dày lịch sử, cảnh quan cổ kính, bình yên đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, vãn cảnh. Xã cũng đã trình hồ sơ các cấp để tu bổ các hạng mục xuống cấp. Cùng với đó, quy hoạch có khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm, quà lưu niệm; cải tạo, thay mới các hệ thống pano giới thiệu quảng bá, biển chỉ dẫn bằng các chất liệu bền, đẹp về màu sắc. Cải tạo cảnh quan, điểm đỗ xe, hạ tầng giao thông, xây dựng quy chế quản lý du lịch, nội quy du lịch.

Bên cạnh quần thể di tích lịch sử lâu đời, xã Tam Hiệp còn nổi tiếng với làng nghề rượu Ngâu. Làng Ngâu nổi tiếng với nghề nấu rượu, đình chùa Ngâu có kiến trúc đẹp. Ngoài thưởng lãm cảnh quan, di tích, du khách còn được đến thăm các gia đình nấu rượu, đặc sản OCOP 4 sao rượu hoa cúc. Tuyến du lịch kết nối liên vùng nhằm đa dạng sản phẩm du lịch liên kết các địa phương với nhau, tạo thêm sản phẩm du lịch mới và thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch ở từng địa phương.

Điểm nhấn của tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên là làng Ngâu. Đối với mô hình du lịch làng nghề, cụ thể là điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm rượu Ngâu, Ủy ban nhân dân xã đã trình Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì bố trí diện tích đất để xây dựng khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Hy vọng đây sẽ là điểm du lịch làng nghề hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch đến trải nghiệm quy trình làm ra rượu Ngâu hoa cúc đặc sắc của Thủ đô.

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Nơi đây có quần thể Chùa Hưng Long, Đình Huỳnh Cung và các lễ hội văn hóa tâm linh lâu đời.

Nằm ở xã Tam Hiệp, Công viên thực vật cảnh Việt Nam và khu ẩm thực bên cạnh công viên của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Cung là điểm đến hấp dẫn của người dân Hà Nội và du khách gần xa. Sắp tới đây, nơi này sẽ trở thành một không gian kiến trúc và các hoạt động vui chơi ngoài trời dành cho du khách trải nghiệm.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân trong phát triển công tác du lịch trên địa bàn xã; bằng các thế mạnh sẵn có để thu hút khách du lịch, điểm du lịch sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về con người và quê hương Tam Hiệp có truyền thống hiếu học, truyền thống anh hùng.

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

Ông Đỗ Văn Ấu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tam Hiệp cho biết: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân trong phát triển công tác du lịch trên địa bàn xã bằng các thế mạnh sẵn có để thu hút khách du lịch, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về con người và quê hương Tam Hiệp có truyền thống hiếu học, truyền thống anh hùng.

Thời gian tới, xã tiếp tục phát triển du lịch tâm linh gắn với nông nghiệp, nông thôn, có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Vận động các chủ thể đầu tư phát triển du lịch, xây dựng phương án chi tiết, sơ đồ vị trí các hạng mục công trình tạo điểm nhấn: Du lịch tâm linh, làng nghề, sinh thái, trải nghiệm, dịch vụ ẩm thực….

Phát triển 3 điểm đến trong chuỗi điểm đến du lịch làm điểm nhấn đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động du lịch. Tiêu biểu như: Mô hình du lịch tâm linh (chùa Hưng Long, đình Huỳnh Cung), Mô hình du lịch làng nghề (điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm rượu Ngâu), Mô hình du lịch nông nghiệp và trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ giải trí, ẩm thực…

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Có nhưng cánh đồng hoa cúc bạt ngàn để ướp hương vị rượu Ngâu nổi tiếng.

Vừa qua, tại xã Tam Hiệp, Sở du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Khảo sát tuyến du lịch “Xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm đặc thù gắn với giá trị của di sản - di tích và làng nghề theo tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”.

Đại diện Công viên thực vật cảnh Việt Nam Eden Park, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Cung, Hợp tác xã dịch vụ sản xuất và thương mại Rượu ngâu, đại diện hộ sản xuất rượu và lãnh đạo các thôn trên địa bàn xã Tam Hiệp đồng tình với ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm đặc thù gắn với giá trị của di sản - di tích và làng nghề tại điểm du lịch của xã.

Đồng thời cho biết, thời gian qua, xã Tam Hiệp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên nền tảng công nghệ số thông qua trang thông tin điện tử, mạng xã hội, tăng cường gắn kết, lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền trong các hội nghị ở xã, thôn để người dân cùng chung tay, phát triển du lịch địa phương.

Bà Phạm Diễm Hảo, Phó Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển tài nguyên (Sở Du lịch Hà Nội) cho biết: Đây là bước đi nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với di sản, di tích, làng nghề, góp phần tạo điểm đến du lịch chất lượng cao, tiêu biểu của thành phố Hà Nội nói chung, huyện Thanh Trì nói riêng. Qua mô hình sẽ phát huy tính liên kết, hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch theo hướng bảo tồn và phát triển du lịch bền vững.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động