Còn đâu hát ru trong nhịp sống hiện đại!
Gìn giữ giá trị gia đình từ những điệu hát ru Nhạc sĩ Lê Minh Sơn ra mắt album hát ru “À ơi…” |
Từ xưa, hình ảnh người mẹ luôn gắn liền với sự lam lũ, vất vả như cánh cò trắng gầy guộc, mỏng manh lặn lội sớm khuya và đặc biệt hiền từ qua từng câu hát ru à ơi. Tiếng ru hòa cùng tiếng võng kẽo kẹt giữa trưa hè. Tiếng ru văng vẳng lúc canh khuya. Tiếng ru hòa cùng tiếng lòng mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn ta từ tấm bé thưở còn nằm nôi. Và chẳng biết từ bao giờ, những câu hát ru ấm áp, đôn hậu đó đã đi vào lòng người, đi vào tiềm thức như một thứ âm thanh tha thiết của quê hương. Thứ âm thanh luôn mang một sức sống diệu kỳ và đi theo ta suốt cuộc đời dù tuổi thơ đã đi qua.
Nói đến hát ru là nói đến lòng bao dung, nhân hậu, sự dịu dàng, nhân ái đến khát vọng được sống hòa bình, hạnh phúc đến lòng mong mỏi trẻ thơ được yên ấm trong sự che chở của cuộc đời. Và khi lời ru được cất lên một cách tự nhiên, cũng chính là lúc người mẹ mong muốn được giãi bày tâm hồn mình. Có lẽ vì thế mà lời ru như ngọt ngào, thân thương và gần gũi đến vô cùng.
Những lời ru êm ái của mẹ là hành trang theo con bước vào đời. (Ảnh: Tranh lụa của họa sĩ Mai Trung Thứ) |
Hát ru là một thể loại đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian và theo các nhà nghiên cứu, hát ru ra đời sớm nhất trong các loại hình dân ca. Nó được chắt lọc, cô đúc bởi âm nhạc và thi ca, bởi những câu ca dao, đồng dao, hò vè hoặc các loại thơ và được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Chính vì thế mà hiện lên trong các bài hát ru là một thế giới hồn nhiên và chan chứa tình yêu thương của những hình ảnh gần gũi, nhỏ bé và hết sức bình dị của tuổi thơ. Bằng những lời ru êm ả, mộc mạc và bình dị, người mẹ đã gieo vào tâm thức trẻ thơ những hạt giống tốt về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương đất nước, góp phần nuôi dưỡng nhân cách, tâm hồn trẻ thơ: “Cái ngủ mày ngủ cho ngoan/ Để mẹ đi cấy đồng xa chưa về/ Bắt được con trắm con trê/ Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn..”.
Kho tàng hát ru của người Việt hết sức đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại sinh ra những điệu hát ru của riêng mình. Tuy khác nhau, song đều có điểm chung đó là những lời ca tha thiết ấy đều hướng tới tình cảm gia đình, tình nghĩa giữa người với người và tình yêu quê hương đất nước: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” hay “Cái cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt ai đưa cò về/ Cò về thăm quán cùng quê/ Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.
Ở góc độ khác, hát ru còn là cách thổ lộ những tâm tư, tình cảm chất chứa trong lòng, là cách để giãi bày với mọi người những điều sâu kín nhất. Và sự bộc bạch tế nhị đó chính là một nét đặc trưng trong môi trường văn hóa ứng xử truyền thống Việt Nam: “Chàng ơi xin chớ lo phiền/ Tóc xe trăm ngọn em liền gỡ xong/ Rối tơ em gỡ còn suôn/ Rối đầu có lược, rối lòng có em”.
Sau này, các nhạc sĩ việt Nam cũng đã có bài hát sáng tác trên nền của làn điệu ru con với nhịp độ chậm và vừa phải, tiết tấu nhịp nhàng như Mẹ yêu con của Nguyễn Văn Tý, Mùa hoa sữa của Huy Thục hay Ru con mùa đông của Đặng Hữu Phúc..
Thế nhưng, trong nhịp sống hiện đại ngày nay, những khúc hát ru đang dần trở nên xa vắng. Có lẽ là bởi con người đã tiếp cận được với nhiều công nghệ tân tiến hơn. Không khó để thấy những bản nhạc không lời được, thậm chí là nhạc trẻ được mở để ru trẻ nhiều hơn so với những câu hát à ơi... Điều này không chỉ làm mất đi sự kết nối giữa người mẹ với con mình mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển tiềm thức của thế hệ sau về nền âm nhạc truyền thống của dân tộc.
Nhiều người cho rằng những bài hát ru đã cũ, song điều này chỉ đúng với ý nghĩa thời gian. Vì nếu nhìn sản phẩm văn hóa của thời xưa bằng con mắt của đời nay, thì sẽ không hiểu hết ý nghĩa của tổ tiên mình trong việc lấy nghệ thuật âm nhạc, lấy trò chơi và ngôn ngữ thơ ca để giáo dục con cháu. Tuy nhiên, thời gian cũng đã chứng minh, trải qua bao thế hệ nhưng những câu hát ru của mẹ, của bà thì vẫn còn mãi như một phần đẹp nhất của thời thơ ấu luôn theo ta trong suốt cuộc đời. Và như một phác họa mang đậm dấu ấn bản ngã văn hóa dân tộc, hát ru giúp mỗi con người tái tạo lại những kỷ niệm, những ký ức của một thời xa vắng. Nó chính là tiềm thức của một tâm hồn dân tộc, gợi nên tình yêu thương đất nước, giúp cho con người biết trân trọng và giữ gìn nguồn cội dân tộc./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05