Coi chừng sốc phản vệ
Thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh nguy hiểm như thế nào? | |
Bệnh nhân tử vong bất thường sau tiêm thuốc cản quang |
Theo các chuyên gia y tế, kháng sinh vốn chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như bệnh viêm phổi, nhiễm trùng máu, áp xe. Nhưng có một nghịch lý, người bệnh lại coi kháng sinh như thuốc bổ, không diệt được loại vi khuẩn này cũng có thể diệt được vi khuẩn khác.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Nhẹ có thể nổi mề đay, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, nặng có thể gây ức chế tủy xương ảnh hưởng tế bào máu, gây suy gan, suy thận hoặc sốc phản vệ dẫn đến chết người. Nặng nề hơn, lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh vô cùng nguy hại.
TS. Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai đang khám cho bệnh nhân. |
Theo TS. BS Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai: Hiện nay tình trạng kháng kháng sinh và nhiễm trùng bệnh viện đang là mối lo ngại lớn của ngành y tế. Vi khuẩn kháng kháng sinh lây lan trong bệnh viện, bệnh nhân đến viện thăm khám, điều trị nhiễm phải vi khuẩn kháng thuốc. Và người thiệt thòi chính là bệnh nhân. Bởi người bệnh lẽ ra chỉ mất tiền để chữa bệnh đang mắc, nhưng thực tế lại phải bỏ thêm tiền để chống nhiễm khuẩn, điều trị vi khuẩn kháng thuốc. Nếu không tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc đó thì nó lại gây hại đến sức khỏe con người, thậm chí có người chết vì nhiễm trùng.
Trong quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ Cường đã từng gặp rất nhiều trường hợp người bệnh có những suy nghĩ sai lầm khi sử dụng thuốc kháng sinh. Trong đó, phổ biến là tình trạng nhiều người dân mang đơn thuốc cũ, đơn thuốc của người khác đi mua và sử dụng. Theo bác sĩ, điều này vô cùng nguy hại vì mỗi một bệnh có một căn nguyên và người bệnh này cũng khác người bệnh kia nên không thể dùng chung một đơn thuốc. Hơn nữa, trong những thời điểm khác nhau, giai đoạn khác nhau bệnh cũng khác nhau nên không phải cứ thấy triệu chứng lần sau tương tự với lần trước là mua thuốc y hệt để dùng.
Giai đoạn đầu có thể dùng kháng sinh này, giai đoạn sau của bệnh phải dùng kháng sinh khác và liều dùng cũng phải thay đổi theo thời gian. Sử dụng kháng sinh với liều lượng bao nhiêu, trong thời gian nào, dùng thế nào phải có chỉ định của bác sĩ. Theo bác sĩ Cường phân tích: “Nhiễm trùng máu, bệnh nhiễm trùng nặng phải dùng kháng sinh dài ngày mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh. Bởi, vi khuẩn cần có liều thuốc đủ mạnh để tiêu diệt nó, nếu không nó sẽ trỗi dậy là phát triển rất nhanh, quen thuốc, nhờn thuốc làm cho quá trình điều trị ngày càng khó khăn”.
Cũng có trường hợp bệnh nhân thấy bác sĩ không kê thuốc gì, không kê kháng sinh lại lo lắng như vậy sẽ không khỏi bệnh, bác sĩ điều trị không chuẩn. Hay dùng kháng sinh nặng, kháng sinh đắt tiền thì mới tốt, mới là bác sĩ giỏi…đây cũng là những quan niệm sai lầm của người bệnh. Bởi việc dùng nhiều thuốc không phải là tốt, mỗi thuốc đều có độc tính, nhiều độc tính tích tụ gây hại cho cơ thể. Đó là chưa kể những tương khắc của các thuốc. Do vậy, dùng loại nào, kết hợp ra sao, liều lượng, thời gian, cách dùng thể nào phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tương tác tương kỵ trong thực phẩm thế nào thì trong thuốc cũng như vậy. Nên bác sĩ cũng cần lưu ý tác dụng hiệp đồng của thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. “Mặc dù trong điều trị, nhiều bác sĩ vẫn kê nhiều thuốc nhưng đó là kháng sinh kết hợp. Với một thuốc đơn độc có thể tác động khoảng 50%, nhưng khi dùng kết hợp với 1 loại khác có thể có tác dụng 100%. Tuy nhiên, có nguyên tắc khi phối hợp kháng sinh vì có những kháng sinh kỵ nhau, cần có ý kiến chuyên môn của bác sĩ” – bác sĩ Cường nói.
Ngoài ra, với việc dùng thuốc theo kiểu tự ý cho trẻ dùng liều bằng 1/2 người lớn cũng là sai lầm nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ nên không thể dùng thuốc với liều lượng 1/2 người lớn. Hơn nữa, có những thuốc người lớn dùng được nhưng với trẻ nhỏ lại gây hại đến xương, gan, thận. Vậy nên có rất nhiều loại được chống chỉ định dùng cho trẻ. Do đó, trẻ nhỏ khi bị bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa nhi và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhi.
Như vậy, với những người đang bị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, phải dùng kháng sinh để điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, hàng ngày uống thuốc đúng giờ, không được bỏ thuốc, tự ý điều chỉnh thuốc. Người bệnh nên dùng đúng liều, đúng thời gian, dùng đúng đường dùng… Mỗi một loại kháng sinh đều có chỉ định, tác dụng phụ và được ghi trên bao bì của thuốc, ghi trên đơn của bác sĩ theo những bệnh cụ thể.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58