--> -->
Liên quan đến một đơn vị bị tố lừa xuất khẩu lao động

Cơ quan chức năng cần vào cuộc

Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô và một số cơ quan thông tấn có nhận được đơn thư của bạn đọc gửi tới tố cáo Công ty Cổ phần Xúc tiến thương mại Quốc tế Việt Nhật (JAVIIT) có dấu hiệu lừa đảo xuất khẩu lao động. Vậy thực sự của vấn đề này thế nào?
co quan chuc nang can vao cuoc Thêm nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài cho lao động Việt Nam
co quan chuc nang can vao cuoc Triển vọng từ xuất khẩu lao động
co quan chuc nang can vao cuoc Năm 2018: hơn 140.000 lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động

Từ người lao động tố cáo bị lừa đảo…

Là mẹ đơn thân, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nên chị Lê Thị Thành (SN 1991, trú tại tổ dân phố 3, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải cầm cố tài sản, vay mượn tiền, một mình lặn lội ra Hà Nội với mong muốn đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật. Theo trình bày của chị Thành, tháng 1/2018, qua tìm hiểu trên mạng xã hội, chị được biết Công ty JAVIIT đang tổ chức thi tuyển người lao động sang Nhật Bản làm việc.

co quan chuc nang can vao cuoc
Hiện tại, văn phòng công ty JAVIIT đã đóng cửa, người lao động rất khó liên lạc được với lãnh đạo công ty

“Qua mạng xã hội Facebook, tôi được biết Giám đốc Công ty JAVIIT là bà Phạm Thị Hoa ra thông báo rằng đơn vị đang tổ chức thi tuyển người lao động sang Nhật Bản làm việc với mức phí 7.000 USD. Theo thông báo, sau khi trúng tuyển đơn hàng, người lao động sẽ được đào tạo tiếng Nhật tại trung tâm của Công ty JAVIIT và thời gian dự kiến nhập cảnh tại Nhật Bản là tháng 4 năm 2018 (tức sau 3 tháng)”, chị Thành cho biết.

Chị Thành kể thêm:“Vì tin vào những lời hứa hẹn của công ty, tôi đã đăng ký tham gia thi tuyển và được yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp Đại học gốc và bảng điểm gốc vào công ty. Ngày 23/1/2018 tôi và nhiều người khác cùng tham gia thi vào đơn hàng này. Ngay ngày hôm sau, tôi nhận được thông báo trúng tuyển kèm với thông báo nộp số tiền ban đầu là 2.000 USD.

co quan chuc nang can vao cuoc
Vì tin lời hứa hẹn, chị Thành đã nộp 2000 USD vào công ty nhưng hiện tại vẫn chưa nhận được tiền.

Trong đó, bị trừ 700 USD chi phí ở tại kí túc xá và chi phí đào tạo. Ngoài tôi ra còn có hơn 100 người khác đăng ký tham gia, trúng tuyển và đã đóng số tiền ban đầu từ 2.000 USD – 3.500 USD. Tất cả chúng tôi đều được ký hợp đồng với Công ty JAVIIT mà đại diện là bà Phạm Thị Hoa”.

Chị Thành cho biết, sau khi học tiếng Nhật tại trung tâm của JAVIIT, đã quá thời gian dự kiến nhập cảnh vào Nhật Bản (tháng 4/2018), người lao động thắc mắc về việc này thì bà Hoa liên tục trấn an bằng việc đưa 2 người Nhật tới trung tâm để kiểm tra trình độ tiếng hoặc đưa ra các mốc thời gian dự kiến có tư cách lưu trú tại Nhật của từng học viên.

Bà Hoa còn đưa ra các bằng chứng về việc hồ sơ giấy tờ của người lao động đã được nộp lên cơ quan xuất nhập cảnh của Nhật Bản. Sau đó bà Hoa cho người lao động về nhà để đợi thông tin kết quả tư cách lưu trú này.Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, chị Thành vẫn không được bất kỳ kết quả nào về tư cách lưu trú. Công ty JAVIIT dù đã tuyển hơn 100 người tham gia vào đơn hàng này nhưng vẫn không đưa được bất kỳ một ai nhập cảnh vào Nhật Bản như đã cam kết.

Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản trong vụ việc, ngày 21/12/2018 chị Thành đã tới văn phòng JAVIIT để làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Tại đây chị đã được trả lại bằng đại học và bảng điểm gốc. Còn về số tiền đã nộp thì bà Hoa hẹn trả sau 1 tháng kể từ ngày thanh lý hợp đồng.

“Việc này được nêu trong biên bản thanh lý rằng tôi sẽ nhận lại 1.300 USD, sau khi trừ 700 USD tiền ở và đào tạo tiếng, theo đó hạn cuối cùng tôi nhận lại được số tiền 1.300 USD trên là 21/01/2019. Tuy nhiên đến nay, bà Hoa trả lời không có tiền trả và hiện tại văn phòng làm việc của Công ty JAVIIT đã đóng cửa và việc chúng tôi liên lạc với đại diện công ty này là rất khó khăn”, chị Thành cho biết.

Theo chị Thành, trong danh sách hơn 100 người đăng ký đi Nhật cùng đơn hàng, chưa ai trong số này được đưa đi Nhật như Công ty này đã cam kết. Phóng viên tiếp tục liên hệ thêm với nhiều người lao động theo danh sách mà chị Thành cung cấp đều nhận được câu trả lời là chưa hề nhận được đủ số tiền mà Công ty JAVIIT đã hứa thanh toán. Cùng chung hoàn cảnh với chị Thành, chị Nguyễn Thị Hoan, 27 tuổi (Thôn Yên Lãng 2, xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) cũng đã đặt cọc tiền để đi XKLĐ tại Nhật.

Chị Hoan cho biết, vì tin tưởng nên đã nộp 3.500 USD cho Công ty JAVIIT. Chờ đợi quá lâu, chị Hoan có gọi điện và đến tận công ty hỏi thì cũng chỉ nhận được câu trả lời “hãy chờ”. “Lý do mà công ty đưa ra là do phía bên Nhật Bản chưa tiếp nhận. Tuy nhiên, đến nay mặc dù không thể đưa người lao động đi Nhật như hợp đồng nhưng phía công ty vẫn không hoàn lại tiền cho tôi”, chị Hoan bức xúc.

…Đến đơn vị và đại diện cơ quan quản lý nói gì?

Để làm rõ thông tin bạn đọc phản ánh, ngày 10/4, phóng viên đã liên lạc với ông Nguyễn Quyết Thắng (Tổng Giám đốc Công ty JAVIIT) và bà Phạm Thị Hoa (Giám đốc Công ty). Tuy nhiên, chúng tôi không thể liên hệ được với bà Hoa, còn ông Quyết nói rằng mình đang ở Nhật, sẽ về trong vài ngày tới và hẹn lịch gặp sau. Nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin nào từ ông Quyết.

Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Vân Hà - Trưởng phòng Thông tin Truyền thông, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: “Công ty Cổ phần Xúc tiến thương mại Việt Nhật không có trong danh sách những công ty được cấp phép đưa người lao động ra nước ngoài.

Do vậy, Cục Quản lý Lao động ngoài nước không quản lý việc này. Nếu có hiện tượng như báo phản ánh, người lao động nên trình báo lên cơ quan công an kinh tế. Trong trường hợp người lao động có đơn lên Cục Quản lý Lao động ngoài nước thì Cục sẽ tiếp nhận, sau đó sẽ có công văn chuyển tới cho cơ quan công an”.

Bên cạnh đó, về mặt quản lý nhà nước, bà Trần Thị Vân Hà cũng khuyến cáo về việc những người muốn đi XKLĐ, ra nước ngoài làm việc phải liên hệ với các cơ quan có chức năng. “Có chức năng tức là có giấy phép kinh doanh có điều kiện đưa lao động đi nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.

Để hợp pháp, đơn hàng mà cung ứng đi làm việc nước ngoài phải được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định. Khi thẩm định đồng ý cho phép thực hiện đơn hàng đó, Cục có kiểm tra các điều kiện của các giấy tờ, thẩm định từ nước ngoài. Nếu trong quá trình thực hiện có rủi ro, xảy ra tranh chấp thì sẽ xử lý theo pháp luật.

Với hình thức hợp pháp như vậy sẽ có nhiều căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Còn trong trường hợp trên đây của bạn Thành và một số người lao động rất khó để xử lý theo đúng hợp đồng, nhiều khi hợp đồng không có giá trị chặt chẽ về mặt pháp luật”, bà Hà cho biết.

Được biết, chị Lê Thị Thành cùng hàng chục lao động khác cũng đã đến Công an quận Cầu Giấy để trình báo. Đại diện cơ quan Công an quận Cầu Giấy cũng xác nhận đã nhận được đơn trình báo của chị Lê Thị Thành và đang tiến hành điều tra làm rõ sự việc.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.
Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Chiều 23/7, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Dung đã tới thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo tiêu biểu là thân nhân liệt sĩ.
Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phấn đấu bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và dự án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các nhà ga, depot đường sắt
 (đoạn qua địa phận TP.HCM) trong tháng 12/2026.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động