-->

Có nhiều thành tựu văn hóa dân gian chuẩn bị đón 1010 năm Thăng Long Hà Nội

(LĐTĐ) Văn hóa dân gian đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn hóa Thăng Long – Hà Nội hơn nghìn năm. Trong nhiều năm qua, những thành tựu về văn hóa dân gian lại được nhắc đến như một giá trị tinh thần không thể thiếu tiến tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội.
Tủ sách Thăng Long Hà Nội: Giá trị không thể thay thế của nguồn tư liệu phương Tây
Tỏa sáng Văn hóa - Du lịch Thủ đô
Sông Tô của 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Không kể các hoạt động, các công trình văn hóa với quy mô lớn được tổ chức, xây dựng tại Hà Nội, chỉ riêng việc công bố công trình nghiên cứu “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” đã được đánh giá là một thành công nổi bật nhân kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đối với giới nghiên cứu văn hóa dân gian, giá trị nổi bật nhất của Tủ sách này đó là những tư liệu về văn hóa dân gian Hà Nội được tập hợp lại thành một kho tư liệu vô cùng quý giá cho những người nghiên cứu sau này, bao gồm những ghi chép của người xưa, người nước ngoài về văn hóa Hà Nội, những hình ảnh về sinh hoạt của người Hà Nội trong quá khứ, các phong tục tập quán, hương ước, lễ hội, ẩm thực, làng nghề, nghề thủ công truyền thống, mỹ thuật dân gian, văn học dân gian... Những gợi ý từ tủ sách này vô cùng giá trị đối với giới sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Nội. Vì thế Tủ sách thực sự là một thành tựu cả trước và sau Đại lễ 1.000 năm.

4718 0439 img 7813
Những thành tựu về văn hóa dân gian lại được nhắc đến như một giá trị tinh thần không thể thiếu tiến tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội (ảnh minh họa: BT)

Thành tựu của 10 năm tiếp theo phải kể đến các hoạt động của ngành văn hóa Thành phố. Ngoài những công trình tu bổ, chỉnh trang, tu sửa, đầu tư cho các di tích, các hoạt động văn hóa thì đáng kể nhất phải nhắc đến chương trình kiểm kê di sản vật thể và phi vật thể của Hà Nội mở rộng. Thống kê mới nhất được công bố số lượng di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội là 1.793 di sản gồm các loại hình Ngữ văn dân gian, Nghệ thuật trình diễn, Tập quán xã hội, Lễ hội truyền thống, Nghề thủ công truyền thống và Tri thức dân gian.

Giáo sư, tiến sĩ Lê Hồng Lý: Riêng đối với Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, với các công trình sưu tầm, nghiên cứu thời gian sau Đại lễ 1.000 năm, ngoài các công trình như “Chợ Hà Nội”, “Sự tích các thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội” và các công trình khác đã công bố từ 2010 đến nay, phải kể đến một sự kiện rất đáng đáng lưu ý, đó là trong số 20 đầu sách của Nhà xuất bản Hà Nội sau dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” giai đoạn II thì hội viên hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã đóng góp 4 tác phẩm: “Từ phố về làng” của tác giả Vũ Kiên Ninh, “Tám trận đánh nổi tiếng đất Hà Thành” của tác giả Nguyễn Sinh Thủy. “Đào nương và nghệ thuật hát trong ca trù” của Nghệ sĩ ưu tú Bạch Vân, “Văn học dân gian Thanh Oai” của tác giả Lã Duy Lan.

Tham gia đóng góp vào những thành tựu văn học nghệ thuật Thủ đô 10 năm qua không chỉ có ngành văn hóa của Thủ đô, mà còn có sự góp mặt của các cơ quan nghiên cứu trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội như các Viện nghiên cứu, các trường đại học với những đề tài về nếp sống văn hóa, tiêu chí văn hóa cho người Hà Nội, văn hóa gia đình, văn hóa đường phố, văn hóa dân gian đô thị, người Hà Nội thanh lịch... Những phong trào do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát động được triển khai tốt và đạt nhiều thành tích ở Hà Nội, các hệ đề tài nghiên cứu của các viện đóng trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh đó, rất nhiều hội thảo khoa học về văn hóa dân gian được Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức nhằm đưa ra các giải pháp giữ gìn và phát huy nét đặc trưng văn hóa của từng vùng kinh đô xưa và nay. Nổi bật có thể kể đến "Hội thảo về sự kết nối hai vùng văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài”. Đây là vấn đề nổi cộm về văn hóa dân gian.

Giáo sư, tiến sĩ Lê Hồng Lý (Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) cho rằng, từ 2008 khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, đã không ít những khúc mắc diễn ra trong quá trình hội nhập này. Tâm lý tự ti, e ngại và tâm lý đô thị, tỉnh lẻ, rồi Hà Nội 1 và Hà nội 2 đã xảy ra không phải không có những hệ lụy cả trong các cơ quan chính quyền lẫn dân chúng. Cho nên, văn hóa chính là cái để kết nối, hòa đồng giữa các nhóm xã hội, giữa các vùng, các tầng lớp khác nhau. Bởi vì văn hóa không có cái gọi là cao hay thấp, hơn hay kém, mà chỉ là sự khác biệt giữa các nhóm xã hội, các địa phương và cộng đồng khác nhau.

Từ bối cảnh địa lý tự nhiên, môi trường xã hội mà tạo nên những nhóm văn hóa khác nhau. Do đó cần có sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự khác biệt, không kỳ thị, định kiến, như vậy sự hòa hợp sẽ diễn ra một cách êm đẹp, hòa bình và nhân văn. Và chính điều đó lại tạo ra sự đa dạng, phong phú, cái mà Unesco đang đặc biệt khuyến khích hiện nay.

Nhìn chung, trong xu thế chung của Thành phố đang chuẩn bị kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu văn hóa dân gian của Hà Nội sẽ góp phần phát triển thêm các giá trị tốt đẹp làm phong phú đời sống tinh thần của người dân Thủ đô.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động