Tủ sách Thăng Long Hà Nội: Giá trị không thể thay thế của nguồn tư liệu phương Tây
Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng | |
Đề xuất ban hành nghị quyết, nếu chưa trình sửa đổi Luật Đất đai |
Tủ sách Thăng Long - Hà Nội là nguồn tư liệu vô giá đối với những người dân Thủ đô |
Triển khai từ năm 2013, giai đoạn 2 của Tủ sách Thăng Long - Hà Nội đã sưu tầm được hàng nghìn trang tư liệu nước ngoài quý hiếm về Thăng Long, Hà Nội, biên soạn, xuất bản thêm 40 đầu sách với 74 tập thuộc tất cả các lĩnh vực: Địa lý, Kinh tế, Lịch sử, Văn hóa - Xã hội, Văn học nghệ thuật..., 20 đầu sách phổ thông phục vụ mọi đối tượng bạn đọc.
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, nhà xuất bản Hà Nội với vai trò là chủ đầu tư Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đã trở thành địa chỉ quen thuộc của hơn 300 nhà khoa học, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, về Hà Nội và có liên quan trực tiếp đến không gian văn hóa lịch sử Hà Nội.
Tại nơi này thường xuyên diễn ra các hoạt động học thuật phong phú, đa dạng, nơi đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu, biên soạn sách về Thăng Long Hà Nội, trên hầu hết các lĩnh vực như địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật và tư liệu tổng hợp về Thăng Long Hà Nội.
Có khoảng trên 12 nghìn trang tư liệu của Công ty Đông Ấn Anh và Hà Lan về Kẻ Chợ đàng ngoài thế kỷ XVII. |
Nhà xuất bản Hà Nội với cách tổ chức bài bản, khoa học, nghiêm túc, trên tinh thần cầu thị đã quy tụ được hàng trăm nhà khoa học và các chuyên gia đầu ngành trung ương và Hà Nội, trong nước và quốc tế, hình thành một tập thể các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành về Hà Nội hùng hậu, chưa từng có xưa nay.
Theo giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, ở giai đoạn thứ nhất, đã ra mắt, trưng bày 97 bộ sách với 139 tập, chủ yếu tập trung vào khu vực Hà Nội truyền thống từ trước ngày 1/8/2008. Dự án được đánh giá là thành công vượt bậc của chương trình Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm thăng Long Hà Nội, trên cơ sở đó, Hà Nội tiếp tục đầu tư Giai đoạn II, hoàn thành một số mảng còn thiếu trong Giai đoạn I, nhất là bổ sung những khoảng trống của khu vực Hà Nội mở rộng.
Toàn bộ Tủ sách sẽ được số hóa để phục vụ bạn đọc |
Như vậy, tính đến nay đã có 137 bộ sách được xuất bản, 213 tập và trên 154 nghìn trang in, trong đó có rất nhiều tư liệu lần đầu tiên được công bố. Bên cạnh đó là tư liệu nước ngoài viết về Thăng Long Hà Nội vô cùng quý hiếm và độc đáo. Có khoảng trên 12 nghìn trang tư liệu của Công ty Đông Ấn Anh và Hà Lan về Kẻ Chợ đàng ngoài thế kỷ XVII khai thác được từ thư viện quốc gia Anh, Trung tâm lưu trữ quốc gia Hà Lan. Trên 5 nghìn trang tư liệu khác về Hà Nội được sưu tầm từ trung tâm lưu trữ hải ngoại.
Theo giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, bước đầu khai thác và nghiên cứu khối lượng tư liệu đồ sộ này, các chuyên gia đã nhận ra rất rõ giá trị không thể thay thế của nguồn tư liệu phương Tây trong nghiên cứu nhận diện Thăng Long Hà Nội cổ truyền.
Ở hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin, hiện nay, Tủ sách đã được số hóa toàn bộ sách và tư liệu thuộc giai đoạn I và sẽ tiếp tục tổ chức số hóa sách và tư liệu giai đoạn II nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội. Số trang sách và tư liệu đưa vào số hóa lên đến hơn 200.000 trang.
Bài và ảnh: Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47