--> -->

Có một thời như thế để nhớ thương

Dù đã bước sang tuổi “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nhưng mỗi khi kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, bà Nguyễn Thu Vân cựu học sinh Trường Trưng Vương lại nhớ về những tháng ngày phong trào học sinh, sinh viên xuống đường chống thực dân Pháp; nhớ về những tháng ngày chuẩn bị để đón đoàn quân chiến thắng trở về.
Ký ức thanh xuân về "một thời sôi nổi" Ký ức về một thời “Xếp bút nghiên ra trận”

Đã bước qua tuổi 87 nhưng bà Nguyễn Thu Vân, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương (ở Kim Mã, quận Ba Đình) vẫn còn khỏe khoắn, tinh anh. Là một trong những người tích cực tham gia phong trào học sinh, sinh viên kháng chiến (giai đoạn 1947-1954), do vậy bà có rất nhiều kỉ niệm về Ngày giải phóng Thủ đô. “Đó thật sự là mốc son trong lịch sử của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Chúng tôi vinh dự được là những người chứng kiến thời khắc lịch sử. Dẫu 67 năm đã trôi qua, nhưng ký ức sôi động, hào hùng của ngày 10/10/1954 vẫn cứ in đậm trong tâm trí tôi”.

Có một thời như thế để nhớ thương
Bà Thu Vân chia sẻ về những ký ức của ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Kim Tiến

Bác sĩ Nguyễn Thu Vân khi ấy mới là cô gái tròn 20 tuổi trẻ trung và nhiệt huyết. Bà kể lại, trước Ngày giải phóng Thủ đô, bà cùng nhiều bạn bè được cử ra ngoài hậu phương học lớp tiếp quản Thủ đô. Mục đích của việc này là để chuẩn bị thật tốt cho ngày giải phóng, đấu tranh, giữ đồ đạc tại các trường học, tuyên truyền để các bạn học sinh, sinh viên lúc bấy giờ không đi Nam, ở lại bảo vệ và xây dựng Thủ đô. Thời điểm đó, trong tâm trí ai cũng tràn ngập sự tự hào, mong ngóng và hướng về ngày giải phóng.

“Trước kia nhà tôi ở phố Nhà Thương Khách (nay là phố Hòe Nhai, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình). Cách ngày 10/10 vài ngày, tôi thường đứng trên gác nhìn ra cầu Long Biên, chứng kiến hình ảnh quân đội Pháp rời khỏi Thành phố, lặng lẽ rút sang phía Bắc cầu Long Biên, trong lòng tôi rất nhiều cảm xúc. Những ngày đó, mọi người chỉ đứng trên gác nhìn xuống, phố xá vắng tanh. Mọi gia đình đều đóng cửa chuẩn bị cho ngày đặc biệt”, bà Thu Vân nhớ lại.

Thế nhưng, đến ngày 10/10, phố xá Hà Nội đã khác hẳn. Các đơn vị bộ đội ta đi đến đâu, gương mặt Thành phố biến đổi đến đó. Cờ Tổ quốc tung bay dưới nắng thu. Nhân dân ùa ra hai bên đường, phất cờ, tung mũ, reo mừng, ca hát, tặng hoa bộ đội. Cổng chào, khẩu hiệu rực rỡ các đường phố, cờ đỏ sao vàng phấp phới trên các số nhà. Hòa chung không khí đó, hai chị em bà Thu Vân cùng với bạn bè ăn mặc tươm tất nhất, thậm chí hầu hết nữ sinh đều mặc áo dài và ra tận hồ Hoàn Kiếm để đón đoàn quân trở về và “ăn mừng” niềm vui chiến thắng. Ở bến tàu điện Bờ Hồ lúc bấy giờ, ban đồng ca hát những ca khúc cách mạng Việt Nam và một số bài do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác. Sau đó, dân chúng từ các phố Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang kéo về mỗi lúc một đông, hòa thành một không khí náo nhiệt, vui tươi, người nào cũng tay cờ, tay hoa cùng nhau vỗ tay hát theo ban đồng ca.

“Đặc biệt, tôi nhớ mãi hình ảnh hàng trăm, hàng nghìn người cùng cất tiếng hát bài “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao: “Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về”, lời bài hát thấy sao mà hay thế, mà đúng thế. Sau này, hễ đến ngày Giải phóng Thủ đô, tôi lại nghe đi, nghe lại bài hát này, và mỗi khi trên truyền hình lại giới thiệu góc bờ hồ quen thuộc hát chào đón bộ đội khiến tôi vô cùng xúc động”, bà Vân chia sẻ.

Khoảng 15 giờ, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Hà Nội dự Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau Lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng. Mở đầu Lời kêu gọi, Người viết: “Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào...”, tất cả mọi người đều rưng rưng xúc động. Ngày 10/10/1954 đã trở thành một dấu ấn thật khó quên.

Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 không chỉ ghi dấu một chặng đường phát triển của Thủ đô Hà Nội, mà còn là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ký ức về Ngày giải phóng Thủ đô cách đây 67 năm là những hồi ức đẹp, không thể lãng quên trong tâm trí mỗi người dân Thủ đô.

Có thể nói, những người đã sống ở Thủ đô, chứng kiến những năm tháng toàn quốc kháng chiến và thời điểm vinh quang 67 năm trước, không chỉ là nhân chứng mà còn là những người viết nên lịch sử, lưu giữ lại những ký ức tuyệt đẹp nhất của Thủ đô.

Đã 67 năm trôi qua, nhưng ký ức hào hùng của những người được chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng trong Ngày giải phóng Thủ đô vẫn còn mãi. Dù sau thời điểm đó, chiến tranh tiếp diễn, Hà Nội cũng như cả nước gồng mình trong cuộc chiến bảo vệ, kiến thiết, phát triển đất nước, nhưng dấu ấn về những phút giây Hà Nội được giải phóng là không thể quên đối với những người từng được chứng kiến. Còn đối với học sinh, sinh viên như bà Thu Vân lúc bấy giờ, Ngày giải phóng Thủ đô còn đánh dấu bước ngoặt vô cùng quan trọng. “Trước đó, học sinh, sinh viên chúng tôi chỉ hoạt động bí mật, sau đó chúng tôi đã bắt đầu được hoạt động công khai. Rồi sau khi giải phóng, chúng tôi cũng đã có nhiều cơ hội được gặp, trò chuyện với Bác Hồ”, bà Vân rưng rưng nhớ lại.

Giờ đây, khuôn mặt phố phường đã có nhiều đổi thay, 67 năm gần bằng tuổi cả một đời người. Nhưng âm vang những ngày giải phóng vẫn còn mới mẻ rạo rực, hân hoan, hào hứng không chỉ trong những bản nhạc, thước phim mà còn trong cả bao ký ức con người. Những ký ức mà bao giờ cũng được khơi dậy từ âm điệu da diết của tâm hồn, của âm hưởng cuộc sống mới, hòa chung với mùa thu Hà Nội. Năm nào cũng thế, cứ đến dịp này, bà Vân lại bồi hồi như được sống lại những ký ức mùa thu lịch sử.

Bà Thu Vân bày tỏ: “Già nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây, người còn, người mất, để lại bao kỉ niệm của tuổi xanh đầy nhiệt huyết. Với tôi, Hà Nội vẫn mãi là một tình yêu đẹp. Hà Nội là nơi tôi luôn cảm thấy tự hào và chẳng còn gì vinh quang, hạnh phúc hơn khi được chứng kiến sự thay đổi của Thủ đô. Tôi cảm nhận rất rõ khát khao hòa bình, tự do của người dân được vỡ òa trong niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến. Tôi cảm nhận được sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội qua từng thời kỳ. Và hơn hết, tôi nhìn thấy sức mạnh của nhân dân, tinh thần bất khuất của người dân Thủ đô”.

Đây cũng là lý do để hằng năm, cứ đến ngày 10/10, gia đình bà Thu Vân đều có những hoạt động để tưởng nhớ, để hướng về. Năm ngoái, bà cùng con gái đã ra Hồ Gươm chụp một bộ ảnh kỉ niệm. Còn năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gia đình bà chỉ treo cờ, ôn lại lịch sử và nhắc nhở nhau cùng Thành phố thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Đó cũng chính là một cách để bảo vệ, để giữ gìn Thủ đô./.

Kim Tiến

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.
Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Chiều 23/7, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Dung đã tới thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo tiêu biểu là thân nhân liệt sĩ.
Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phấn đấu bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và dự án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các nhà ga, depot đường sắt
 (đoạn qua địa phận TP.HCM) trong tháng 12/2026.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tin khác

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại cơ sở, tôi xin được góp ý cụ thể về mục 1.7 trong báo cáo - "Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được coi trọng là thế mạnh và khâu đột phá của Thủ đô". Những ý kiến này xuất phát từ trải nghiệm thực tế giảng dạy hàng ngày và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục Hà Nội thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Trước áp lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2025, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ với tinh thần “6 rõ”, mọi khó khăn, vướng mắc phải được xử lý dứt điểm, bảo đảm tiến độ và mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
Xem thêm
Phiên bản di động