-->

Ký ức về một thời “Xếp bút nghiên ra trận”

(LĐTĐ) Năm 1970, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Trước nhu cầu cấp bách chi viện cho chiến trường miền Nam, từ năm 1970 đến 1972, có khoảng 10 nghìn sinh viên các trường đại học ở miền Bắc lên đường nhập ngũ. Nửa thế kỷ đã trôi qua, song những ký ức về một thời “xếp bút nghiên ra trận” của các cựu chiến binh sinh viên nhập ngũ năm 1970 lại ùa về khi họ vừa có cuộc gặp mặt ý nghĩa trong không gian ấm cúng của Bảo tàng Phòng không - Không quân (Hà Nội).
Thường trực Thành ủy Hà Nội sẽ làm việc với 5 huyện đang phát triển lên quận Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Vì sao trong khó khăn của dịch Covid-19 kinh tế Thủ đô vẫn tăng trưởng tích cực? Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tổ chức Hội nghị lần thứ hai

Tổ quốc gọi, chúng tôi lên đường!

Tiết trời mưa rét do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường không cản được những bước chân của các cựu chiến binh sinh viên nhập ngũ năm 1970 tham gia cuộc gặp.

Vượt qua quãng đường hơn 150km từ Lạng Sơn, ông Tô Ngọc Thắng, cựu sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp 1 (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) có mặt từ sớm để gặp đồng đội sau 50 năm xa cách. Dù hầu hết đã ngoài 70 tuổi, song ông Thắng cũng như các đồng đội vẫn bồi hồi khi nhớ lại ký ức một thời “xếp bút nghiên ra trận”.

Ông Thắng kể: “Khi đó tôi là sinh viên năm thứ 4, vừa trở lại trường sau nghỉ hè thì nhận được lệnh động viên cục bộ của Nhà nước lên đường nhập ngũ. Thực ra, tôi là đối tượng được miễn gọi nhập ngũ vì có anh trai là liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Song, lúc đó tôi chỉ suy nghĩ đơn giản rằng, sau này đất nước hòa bình thì sẽ có nhiều cơ hội cống hiến hơn. Tổ quốc gọi thì chúng tôi sẵn sàng lên đường!”.

Ký ức về một thời “Xếp bút nghiên ra trận”
Các cựu chiến binh sinh viên nhập ngũ năm 1970 vừa có cuộc gặp mặt ý nghĩa tại Bảo tàng Phòng không - Không quân (Hà Nội).

Cùng với 600 sinh viên của Trường Đại học Nông nghiệp 1, ông Thắng tạm gác lại việc học tập để lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian huấn luyện tại Thanh Hóa, ông được điều động vào mặt trận Quảng Trị. “Nhiệm vụ của Sư đoàn 325 chúng tôi là tham gia giải phóng và bảo vệ thành cổ Quảng Trị trong mùa hè rực lửa năm 1972. Ký ức mà tôi không quên là trận chiến quyết liệt tại xã Phong Điền, huyện Hải Lăng. Do trời mưa tầm tã nên lực lượng pháo binh cùng bộ binh của chúng ta gặp nhiều khó khăn vì ướt đạn. Trong trận chiến đấu ác liệt đó, 6 đồng đội của chúng tôi mãi mãi nằm lại trên mảnh đất Quảng Trị khi tuổi đời mới đôi mươi”, ông Thắng nghẹn lại.

Vừa nắm chặt tay các đồng đội trong ngày gặp mặt, Thượng tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Xuân vừa nhớ lại thời điểm cách đây 50 năm: “Khi đó tôi là sinh viên năm cuối Trường Đại học Thủy Lợi thì nhận được lệnh điều động lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian huấn luyện, tôi và một số đồng đội được cử đi học một khóa huấn huyện cấp tốc về sử dụng tên lửa A72 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Đến tháng 1-1972, cả Tiểu đoàn A72 hành quân vào chiến trường B2 - miền Đông Nam Bộ, để phối hợp chiến đấu với các lực lượng bộ binh”.

Theo lời kể của Thượng tá Trần Văn Xuân, khi vào chiến trường ông là Tiểu đội trưởng kiêm xạ thủ A72. Khi đó trên thế giới, loại tên lửa vác vai này mới "ra lò" được vài năm nên việc sử dụng nó trên chiến trường cực kỳ mới mẻ. Vì thế, trong trận ra quân đầu tiên ấy, quả đạn ông bắn lên không trúng mục tiêu, bị địch bắn lại làm 2 đồng đội hy sinh. Cái chết của đồng đội ám ảnh ông mãi, thôi thúc ông cách làm ra khung điểm đón cho tên lửa A72 trên máy ngắm của súng phòng không 12,7mm. Sáng kiến cải tiến này của ông Xuân giúp nâng cao hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của tên lửa A72.

Ông Tô Ngọc Thắng và Thượng tá Trần Văn Xuân chỉ là hai trong số hơn 10 nghìn sinh viên các trường đại học ở miền Bắc lên đường nhập ngũ từ năm 1970 đến năm 1972. Nhiều người trong số họ là những người lính đầy bản lĩnh, chiến đấu giỏi, lập công xuất sắc, được tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý, đã trở thành cán bộ cao cấp, tướng lĩnh quân đội. Trong đó, tiêu biểu là 4 đồng chí đã được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là: Anh hùng Liệt sĩ Nghiêm Xuân Danh - trắc thủ tên lửa Trung đoàn 257 của Quân chủng Phòng không – Không quân, cựu sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Anh hùng Liệt sĩ Lê Xuân Đĩnh - Đại đội trưởng Đại đội 15, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 - cựu sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Anh hùng Trần Văn Xuân – cựu sinh viên Trường Đại học Thủy Lợi, xạ thủ tên lửa A72 của Quân chủng Phòng không – Không quân đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ trên chiến trường miền Đông Nam bộ; Anh hùng Phan Kim Kỳ (đã mất) – cựu sinh viên Trường Đại học Thủy lợi, xạ thủ tên lửa A72 của Quân chủng phòng không không quân đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ…

Và ước nguyện tri ân đồng đội

Tuy chưa có thống kê chính xác, song có tài liệu cho rằng hơn một nửa trong số sinh viên “xếp bút nghiên ra trận” đã hy sinh trên các chiến trường. Số còn lại, nhiều người mang thương tật hoặc di chứng của chiến tranh, sau khi thống nhất đất nước đã trở lại giảng đường đại học tiếp tục học tập, ra trường phục vụ công cuộc tái thiết đất nước. Thế nhưng, không phải ai cũng có được may mắn như vậy.

Trong số hàng trăm cựu chiến binh sinh viên tham gia buổi gặp mặt, tôi thực sự xúc động khi trò chuyện với ông Nguyễn Hữu Hoàn, cựu sinh viên Trường Đại học Giao thông - Vận tải. Nhập ngũ tháng 5/1970, ông Hoàn tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 và bị thương vào tháng 12 năm đó trong một lần làm nhiệm vụ nối lại đường dây thông tin bị trúng mìn của quân Mỹ. Với tỷ lệ thương tật đến 81%, ông Hoàn không thể tiếp tục việc học hành và quyết định trở về quê ở thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên lập gia đình.

Dù cuộc sống dựa vào nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, trong khi một chân đã gửi lại chiến trường, song ông Hoàn luôn quyết tâm cho các con học hành “đến nơi đến chốn”. Ông Hoàn bày tỏ: “Ở cái tuổi gần đất xa trời, không biết còn được gặp lại đồng đội bao nhiêu lần nữa, nên dù xa xôi mấy tôi cũng cố gắng đến đây. Chỉ cần gặp nhau, nhìn thấy nhau là mừng rồi. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến các thương, bệnh binh, nên tôi không có ước nguyện gì hơn là các đồng đội khỏe mạnh, sống an vui tuổi già bên gia đình”.

Trở về với cuộc sống đời thường sau bao năm phục vụ quân đội, nhưng Thượng tá Trần Văn Xuân vẫn trăn trở: "Đối với những đồng đội đã hy sinh, sau ngày hòa bình, tôi cũng đã đến gặp các gia đình và thông báo. Song, vì thời gian quá lâu, nên chúng tôi chưa thực hiện được ước nguyện của một số thân nhân và gia đình liệt sĩ là quy tập cất bốc hài cốt đồng đội về quê hương. Bản thân may mắn hơn nhiều đồng đội khác, nên tôi sẽ cố gắng tri ân đồng đội, tri ân cuộc đời".

Các đại biểu và cựu chiến binh sinh viên dự cuộc gặp mặt vô cùng xúc động khi ông Nguyễn Hữu Mão - cựu sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức phát biểu nhấn mạnh: “Sinh thời, cố nhà giáo Hoàng Xuân Tùy - nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - từng đề cập đến việc Nhà nước cần có một hình thức động viên, khen thưởng nào đó đối với lớp sinh viên “xếp bút nghiên ra trận”. Ông cũng hy vọng các trường có thể tổng hợp danh sách sinh viên ra trận qua các năm và số liệt sỹ đã hy sinh… Thế nhưng, nửa thế kỷ trôi qua mà ước nguyện rất nhân văn đó, ở nhiều trường đại học, vẫn chưa làm được”. Đó cũng là ước nguyện và nỗi canh cánh trong lòng của nhiều cựu chiến binh sinh viên “xếp bút nghiên ra trận” còn sống hôm nay!

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động