“Co mình” trong những phòng trọ ẩm thấp, chật hẹp
Kỳ 1: Chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ |
Chị Trương Thị T., công nhân Công ty TNHH Matrix (khu công nghiệp Bắc Vinh) cho biết, chúng tôi thường thuê phòng trọ tuềnh toàng, lợp pro-xi-măng, thấp lè tè, mùa hè nóng hừng hực, mùa đông lại lạnh giá, rất ảnh hưởng tới sức khỏe. Thế nhưng, nếu người dân ở xung quanh khu công nghiệp có đầu tư xây phòng trọ khang trang, thì những người lao động thu nhập thấp như tôi đều không có khả năng để thuê ở.
Tiếp chuyện với PV ngay dưới nền phòng trọ, chị Đinh Thị Th, công nhân Công ty TNHH Matrix gọi nơi mình đang tá túc là “chỗ ở đa năng”. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngỡ ngàng, chị Th. phân tích: “Vì không gian chật hẹp, nên công nhân chúng tôi phải “sáng tạo” để sử dụng hết công suất của nó. Trong diện tích chưa đến 12m2 của căn phòng trọ, gia đình tôi phải “thiết kế” một phần đặt giường để ngủ, một phần làm bếp nấu, phần nữa để đồ dùng sinh hoạt, còn phần diện tích ở chính giữa phòng thì làm nơi ăn uống, tiếp khách và chỗ để xe vào ban đêm”.
Khu vực sinh hoạt chung của công nhân trong nhà trọ |
Còn anh Thái Văn Kh., công nhân Công ty TNHH MTV Masan Miền Bắc (đóng tại khu công nghiệp Nam Cấm) bộc bạch: “Vì thu nhập thấp, nên tôi và ba công nhân khác cùng nhau thuê chung một phòng trọ. Để chia bớt tiền thuê trọ, chúng tôi phải “co mình” ở trong một không gian chật chội. Với thu nhập hàng tháng khoảng 3,7 triệu đồng, chi tiêu tằn tiện mới đủ, không còn tiền tích cóp”.
Qua quan sát, PV nhận thấy nơi ở trọ của công nhân, thường là những dãy phòng trọ được thiết kế úp mặt vào nhau, ở giữa là hành lang rộng khoảng 1m, dùng để đi lại, phơi quần áo…. Mỗi phòng thường được xây dựng với diện tích từ 12 – 15m2, tường bao quanh thấp, trên lợp tôn, hoặc pro- xi- măng. Khu vệ sinh, tắm giặt, rửa ráy thường được bố trí chung tại một vị trí. Nhìn chung, đó là một không gian nhếch nhác, chật chội.
Đề cập đến cuộc sống “thiếu trước, hụt sau” của công nhân, bà Trần Thị Nguyệt, Phó chủ tịch Công đoàn khu kinh tế Đông Nam, bày tỏ: “Chúng tôi thường xuyên về cơ sở để nắm bắt cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của công nhân. Hiện tại, cuộc sống của công nhân đang quá thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần. Với đồng lương bình quân là 3,7 triệu/người/tháng, họ đã phải cắt xén khẩu phần ăn, để dành dụm tiền trang trải cho nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Điều bức thiết nhất hiện tại vẫn là chỗ ở cho công nhân”.
Khi được hỏi, tất cả công nhân đều có chung tâm tư, nguyện vọng: Mong những doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, sớm quan tâm đến việc đầu tư các hạng mục công trình phúc lợi xã hội như nhà ở cho công nhân, bếp ăn tập thể, nhà giữ trẻ, trường mầm non, khu vui chơi giải trí, khu thể dục, thể thao… |
Được biết, trước đây, Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam cũng đã lập quy hoạch về khu nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp Nam Cấm. Thế nhưng, do thiếu vốn và trị trí triển khai lại trùng với một dự án khác nên phải dừng lại. Hiện tại, Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam đang khảo sát, lựa chọn địa điểm khác và giao cho Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển hạ tầng Nghệ An lập quy hoạch, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Ông Nguyễn Tử Phương, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, cho biết: 100% doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều chưa đầu tư xây dựng được nhà ở cho công nhân. Do vậy, hầu hết công nhân hiện đang phải thuê phòng trọ trong nhà dân để ở, nên điều kiện về cơ sở vật chất không được đảm bảo. Thực trạng về nhà ở công nhân, hay các công trình phúc lợi xã hội khác trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang là những vấn đề khiển chúng tôi băn khoăn. Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận, chúng tôi đang phối hợp với Công đoàn khu kinh tế Đông Nam để hoàn thiện hồ sơ của dự án xây dựng “Khu văn hóa mở ” tại khu công nghiệp Nam Cấm, nhằm tạo không gian chung cho công nhân hoạt động các phòng trào văn hóa, thể dục, thể thao…”.
Theo ông Đặng Cao Thắng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An: Để xây nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, cần phải có nguồn vốn, trong khi ngân sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để xây dựng được nhà ở cho công nhân, ngoài sự đầu tư từ ngân sách của tỉnh, cần có sự hỗ trợ từ trung ương. Đặc biệt, các doanh nghiệp nên quan tâm, tạo điều kiện bằng việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của mình, cũng như các công trình phúc lợi xã hội khác. Song, điều này lại không có quy định bắt buộc, nên khi chúng tôi đề xuất vấn đề nhà ở cho công nhân, một số doanh nghiệp than vãn hiện chưa có kinh phí để làm”.
Văn Cương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49