-->

Cố họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc: Góp phần nâng tầm hội họa Việt Nam

(LĐTĐ) Họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc được biết đến là một trong những nghệ sỹ đi đầu của nền Mỹ thuật Việt Nam với nhiều đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật tạo hình. Với phong cách hiện thực - sáng tạo, ông đã cho ra đời những bức tranh mô tả chân thực những nơi mà ông đã từng đi qua.

Họa sỹ của những người lính

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1918-2018), ngày 25/12, Hội mỹ thuật Việt Nam và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm trang trọng, cùng nhìn lại những đóng góp của Nguyễn Sỹ Ngọc với lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc sinh ngày 25/12/1918 tại Thanh Trì, TP Hà Nội. Ông sinh sống và làm việc nhiều năm ở Khu tập thể Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Với năng khiếu mỹ thuật và tự học, ngay từ khi còn trẻ họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc đã có tác phẩm tham gia Triển lãm Mỹ thuật của SADEAI lần thứ 3 năm 1937 và được tặng Bằng khen của Triển lãm. Năm 1939, vào tuổi 21, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 13 và tốt nghiệp khoa Hội họa niên khóa (1939-1944).

co hoa sy nguyen sy ngoc gop phan nang tam hoi hoa viet nam
Họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc thời trẻ

Họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc ra trường đúng vào năm đặc biệt trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông và nhiều nghệ sỹ tham gia đoàn quân Nam tiến gia nhập Đoàn kịch kháng chiến tại Thanh Hóa. Tại đây, ông hoạt động trong đoàn Văn hóa Kháng chiến, sau Đại hội Văn nghệ toàn quốc năm 1948 được đổi thành Chi hội Văn nghệ Liên khu IV, tham gia giảng dạy tại Phân trường Mỹ thuật Khu IV với họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ. Cùng với nhiều họa sỹ khác, ông đã ghi chép, ký họa và sáng tác các tác phẩm mỹ thuật phục vụ kháng chiến.

Tại Thanh Hóa, ngoài công việc giảng dạy ở trường, ông còn minh họa sách báo, sáng tác nhiều tranh in thạch bản. Họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc đã có nhiều tác phẩm tham gia Triển lãm Hội họa Liên khu 4. Tiêu biểu là những bức tranh về du kích Cảnh Dương và đặc biệt bức tranh sơn mài “Bát nước” (sáng tác năm 1949, sau đổi tên là “Tình quân dân”) đã được lựa chọn cùng với một số tác phẩm của các họa sỹ khác đi tham gia Triển lãm tại Liên hoan Thanh niên Sinh viên Thế giới Berlin, Đức. Bức tranh này được sáng tác khi họa sỹ được vào tuổi 31, cũng là ít ỏi những bức tranh sơn mài được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và sau này là một trong những tác phẩm của ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông cùng các văn nghệ sỹ kháng chiến trở về Thủ đô. Ông tham gia Ban tổ chức Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1954 chào mừng Thủ đô giải phóng. Tại triển lãm, họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc đã có nhiều tác phẩm với các chất liệu bột màu, sơn dầu, ký họa như: Hoan hô chiến thắng Tây Bắc; Một bản ở Tây Bắc; Đèo lũng Lô; Xòe quạt; Phụ nữ Tây Bắc…

Năm 1957, ông cùng với các họa sỹ Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Đức Nùng… cùng sáng tác tác phẩm sơn mài “Xô Viết Nghệ Tĩnh”. Đây là tác phẩm sơn mài đầu tiên sáng tác tập thể và có kích thước lớn nhất vào thời kỳ đó. Hiện nay tác phẩm này đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Sau những chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh, họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc đã cho ra đời nhiều tác phẩm sơn mài, trong đó có tác phẩm “Đổi ca” sáng tác năm 1962, là một tác phẩm Sơn mài nổi tiếng vẽ về đề tài công nghiệp và cũng là tác phẩm được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh sau này.

Đậm chất hiện thực - sáng tạo

Nói về chất hiện thực và sáng tạo trong các bức tranh của họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Thị Hải Yến khẳng định: “Bút pháp của Sỹ Ngọc không dừng lại ở giá trị hiện thực mà đi xa hơn ông biểu lộ tình cảm dữ dội của mình trên từng nhân vật, khuynh hướng biểu hiện được ông ấp ủ từ tuổi hoa niên đầy khát vọng tâm tư. Nhưng cuộc kháng chiến toàn quốc đã lôi cuốn nhiều nghệ sỹ còn ngập ngừng trước ngã ba đường. Sỹ Ngọc đã mạnh dạn trút bỏ tâm sự tình cảm cũ, con đường sáng đang chờ ông và các bạn, và họ đã là những người có mặt sớm nhất tại chiến khu. Chính nơi này đã định hình cho ông nhiều cảm nhận nghệ thuật tinh tế với một bút pháp giản dị, chân thành”.

co hoa sy nguyen sy ngoc gop phan nang tam hoi hoa viet nam
Bức họa nổi tiếng thời kháng chiến “Cái bát” (ảnh tư liệu)

Theo Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Thị Hải Yến, ngay từ khi ra đời, tác phẩm “Cái bát” đã chiếm trọn tình cảm của công chúng bởi tính nhân văn của nó. Những cử chỉ đẹp đẽ hàng ngày của người Việt Nam hiện lên trong tranh như sống giữa cuộc đời. Bà mẹ già trung du với váy xồi áo nâu, bộ mặt già nua nhăn nheo trìu mến đứng quạt cho anh bộ đội trẻ măng đang cầm bát nước uống giữa cơn khát trong bước đường hành quân vội vã. Cảm giác như anh đang tạt vào bên đường, súng còn ở trên vai, bao đạn giắt quanh lưng, bà mẹ chạy ra đón cái mũ ngụy trang đầy lá xanh, tay kia ân cần quạt mát tương giao tình cảm giữa bà mẹ và chiến sĩ được hiện lên giữa đôi mắt nhăn nheo tuổi già sung sướng ngước nhìn anh, còn anh với ánh mắt mở to chân chất hàm ý biết ơn.

Bức tranh “Tình quân dân” là một tác phẩm đẹp có ý nghĩa ngay từ khi nó ra đời của tác giả Nguyễn Sỹ Ngọc. Bên cạnh đó trên chất liệu bột màu sắt in litô ông đã ghi lại tất cả chiến công, sự hy sinh và lòng kiêu hãnh. Hàng trang sáng tác trên những nẻo đường kháng chiến từ năm tháng thử thách người nghệ sĩ được ông tái hiện trên những tranh sơn mài mang phong cách riêng. Thập niên 60, 70 khi các bạn dùng chất liệu sơn mài mô tả phong cảnh thiên nhiên êm đềm lãng mạn thì Sỹ Ngọc chọn những nhân vật sống giữa đời thường vạm vỡ khỏe mạnh từ anh công nhân trong Mỏ Đèo Nai đến chị người Thái trong Vò lúa giã gạo.

Từ nhóm công nhân tất bật trong lao động trên công trường trong một ngày mới bắt đầu đến cô gái Lào trong khung cảnh bận rộn Dệt Tin Xịn… Bút pháp sơn mài của ông là những hình khối gọn nghẽ, thuyết phục chủ đề, tuyên ngôn của ông là :”Màu là hình khối”, bởi thế trên tranh của họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc ngổn ngang nhân vật sự kiện khu trú trên một cảm thức nghệ thuật riêng của ông.

Họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc còn là một nhà minh họa nổi tiếng, từng bức tranh minh họa của ông có giá trị như một tác phẩm đồ họa hoàn chỉnh. Thập niên 60, 70 ông cộng tác trên tuần báo Văn nghệ với những bức tranh minh họa và bài phê bình mỹ thuật hiện đại sắc bén đã phác thảo chân dung một tài năng đa dạng trong sáng tác - phê bình mỹ thuật ở những thập niên cuối thế kỷ 20 của Việt Nam.

Họa sỹ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng, tranh của Nguyễn Sỹ Ngọc có bút pháp phóng khoáng, sống động và có sức truyền cảm mạnh mẽ, tài hoa trong đường nét và màu sắc.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động