Có ai còn nhớ bữa cơm thời “bao cấp”?
Tò he - đồ chơi đậm nét văn hóa dân gian Thương về... chạn bát ngày xưa |
Ngày ấy, gạo được phân phối cho các thành viên trong gia đình theo sổ mua lương thực. Mỗi hộ gia đình có một cuốn sổ ghi chỉ tiêu được mua lương thực trong một tháng. Ở thời điểm đó, sổ mua lương thực quan trọng đến nỗi có câu thành ngữ: “Mặt như mất sổ gạo”. Bởi vì, nếu mất sổ gạo đồng nghĩa với việc cả nhà bị nhịn đói một thời gian khá lâu trong khi chờ cấp lại sổ mới.
Một bữa cơm thời "bao cấp" |
Không chỉ có sổ mua lương thực quan trọng, các loại tem phiếu mua thực phẩm, chất đốt cũng chứa trong mình biết bao câu chuyện vui buồn. Trên những tờ tem phiếu nhỏ xinh, định mức thịt lợn, cá, chất đốt, vải... đều được quy định rõ ràng theo tiêu chuẩn. Gần Tết, cũng từ tem phiếu mà các gia đình được cấp túi hàng Tết đủ hết cả rượu, bóng, miến, mứt, kẹo, trà, thuốc...
Lớp trẻ lớn lên trong thời bao cấp chúng tôi hầu như ai cũng đã trải qua tháng ngày xếp hàng đong gạo, mua thực phẩm. Những sáng cuối tuần, tôi và các bạn trong khu tập thể thường rủ nhau ra cửa hàng mậu dịch, xếp hàng bằng làn hoặc viên gạch, nón, mũ vào đó rồi chờ các cô mậu dịch viên mở cửa hàng. Lúc đó, ai đứng vào đúng chỗ đó. Dòng người cứ thế nhích dần lên. Và... niềm vui vỡ òa khi mua được đúng thứ mình cần. Niềm vui ngày bao cấp thật đơn giản biết bao.
Mâm cơm thời bao cấp thường chỉ là những món ăn bình dị như dưa chua xào tóp mỡ, cá khô rán, lạc rang muối, đậu sốt cà chua, dưa muối, tép xào khế, canh rau muống... hãn hữu lắm trong bữa cơm mới có thịt. Nồi cơm thời bao cấp ở thành phố cũng vẫn độn ngô, khoai, sắn, bo bo... Nhiều khi, bố mẹ thường dành cơm cho các con, còn mình lựa chỗ cơm độn ăn cho no bụng. Có những bữa cơm chiều, tôi ăn xong đi chơi với bạn đã lâu, khi quay về vẫn thấy mẹ nhẩn nha bên mâm cơm. Đến gần, thấy mẹ trệu trạo nhai những hạt bo bo cứng ngắc, thi thoảng lại chiêu một thìa canh cho dễ nuốt. Cứ mỗi lần nhớ lại hình ảnh đó, tôi lại thấy nghèn nghẹn trong tim.
Lại nói về cách ủ ấm cơm thời bao cấp. Buổi sáng, các bà mẹ thường dậy sớm nấu cơm cho cả nhà ăn trước khi đi học, đi làm. Ở nhà tôi, sau khi ăn xong, số cơm còn lại, một phần mẹ lấy vào cặp lồng để bố mẹ mang đến cơ quan ăn buổi trưa, một phần đơm vào bát to, lấy bát khác úp lại rồi ủ kín trong chiếc chăn bông dày. Đến trưa, khi anh em tôi đi học về, lấy bát cơm ủ trong chăn ra vẫn còn ấm nóng hôi hổi. Chúng tôi thường cho cơm vào cái bát to, cho hết cả thức ăn vào đó, trộn lên. Mỗi người một bát, mang ra sân chung khu tập thể, vừa ăn vừa tán chuyện rôm rả. Có mấy đứa bạn thân thường sẻ thức ăn cho nhau theo kiểu “đổi khẩu vị”.
Năm tháng trôi, cuộc sống giờ đã khác. Mâm cơm của mỗi nhà đã thịnh soạn hơn. Vậy nhưng, cứ mỗi khi nhớ tới mâm cơm thời bao cấp, lòng tôi lại nao nao với những kỷ niệm khó quên thời đó. Chỉ là mâm cơm bình dị nhưng chứa bao nắng mưa tảo tần của mẹ, bao vất vả nhọc nhằn của cha, bao nỗi niềm vui giản tiện xinh xinh của chúng tôi. Đôi khi, lòng chợt thầm hỏi: “Có ai còn nhớ bữa cơm thời bao cấp?”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47