-->

Thương về... chạn bát ngày xưa

(LĐTĐ) Cái chạn bát đơn giản chỉ là tủ đựng thức ăn, nhưng đã đi vào ký ức của nhiều người. Không hiểu sao, chạn chỉ là nơi để úp bát, cất thức ăn thôi, mà mỗi khi nhắc tới lại khiến ta bỗng rưng rức nhớ thương.
Những gói hoa ngát thơm trong miền ký ức Tết ở... khoảnh sân trước nhà!

Ở Hà Nội thời xưa, nhiều nhà gọi chạn bát là gạc-măng-rê. Có lẽ, bởi chiếc tủ này ra đời từ thời Pháp thuộc nên phiên âm theo từ “garde à manger”. Tôi còn nhớ, ngày dọn về nhà mới trong khu tập thể, mẹ tôi liền đi mua ngay một chiếc chạn bát rồi thuê xích lô chở về.

Thương về... chạn bát ngày xưa
Ảnh minh họa

Chạn được đóng bằng gỗ mộc rất chắc chắn. Tầng trên cùng là nơi cất thức ăn được gắn lưới sắt mắt nhỏ, kín mà thoáng gió, cánh cửa có một chiếc móc nhỏ. Mẹ tôi thường cất liễn mỡ, hũ đường, lọ ruốc, lọ muối vừng và chút đồ ăn còn dư vào đây. Mỗi khi đi học về, anh em tôi lấy cơm nguội trong nồi rồi lục chạn tìm thức ăn mẹ phần. Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể quên hương vị của cơm nguội ăn với muối vừng. Đôi khi, chỉ là chút tóp mỡ sốt cà chua mà chúng tôi vẫn “đánh bay” vài bát cơm. Bây giờ, thịt cá nhiều mà sao vẫn không tìm được cảm giác “ngon miệng” ngày xưa.

Bề mặt của tầng giữa có những thanh nan đóng thưa để úp bát đĩa. Mẹ dặn tôi rửa bát phải nhớ úp nghiêng cho ráo nước. Ngày đó, bát đĩa cũng chả nhiều nhặn gì, chỉ có vài cái bát ăn cơm bằng sứ Hải Dương, canh thường được múc vào cái bát loa, thêm vài cái đĩa sâu, đĩa phẳng. Tất cả chỉ có vậy thôi. Các loại muôi, thìa, đũa được cắm vào một cái “rọ” bằng tre cật nâu bóng buộc ở cạnh chạn.

Tầng dưới cùng có chiều cao nhỉnh hơn hai tầng trên nên khá thoáng. Đây là chỗ để các bà mẹ cất hũ dưa cà, âu mẻ, chai nước mắm, lọ muối hạt, xoong nồi, chày, cối... Các đồ khô như nắm lạc sống, hạt tiêu, ớt bột, tý miến... cùng trăm thứ bà rằn nho nhỏ được mẹ tôi để trong chiếc bị cói, treo lủng lẳng bên cạnh chạn. Riêng hành, tỏi khô được mẹ tôi để trong chiếc túi gai thưa mắt, treo cạnh bị cói để tiện lấy khi nấu ăn.

Có một điều khá thú vị về chiếc chạn bát, đó là cách “đuổi kiến” có một không hai của các bà các mẹ thời đó. Thức ăn được để trong chạn, đóng kỹ cửa thì mèo, chuột không thể vào được, nhưng lũ kiến thì vẫn rủ nhau kéo đàn kéo lũ tới đánh chén. Thế là các gia đình nghĩ ra cách kê 4 cái chân chạn lên 4 cái bát đổ ngập nước pha chút dầu luyn. Chỉ thế thôi mà lũ kiến đành phải tránh xa cái chạn.

Giờ đây, các thế hệ sau này chỉ còn biết tới những loại tủ lạnh sáng bóng, hiện đại mà không biết tới cái chạn bát. Trong những cuộc “trà dư tửu hậu”, lớp “người cũ” chúng tôi thường hỏi nhau: “Không hiểu sao ngày đó, chúng ta không cần đến tủ lạnh nhỉ?”. Rồi lại cùng tự tìm ra câu trả lời: “Thời đó chúng ta không cần nước đá lạnh, kem, sữa chua và thức ăn đâu có nhiều như bây giờ”.

Thời gian trôi, cái chạn bát ngày nào đã lùi vào quá khứ. Nhưng tôi tin, những ai đã từng sống qua thời đó sẽ vẫn còn lưu dấu những kỷ niệm vui về nó với những nhớ thương. Vâng, chạn bát không chỉ là nơi cất thức ăn, bát đũa... mà là nơi để ta nhớ về sự vén khéo, đong đầy yêu thương của các bà mẹ dành cho cả gia đình một thời đã xa.

Tường Vy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động