-->

Chuyện về những người chăm sóc "Chúa sơn lâm"

(LĐTĐ) Theo quan niệm của dân gian Việt Nam, hình tượng con hổ được coi là biểu tượng của sức mạnh, nguy hiểm và hung dữ. Ấy thế mà với những nhân viên tại Vườn thú Hà Nội, hàng ngày họ vẫn miệt mài với công việc, bất chấp hiểm nguy, chăm sóc "Chúa sơn lâm".
Những em bé chào đời trong ngày đầu tiên của năm Nhâm Dần Đầu năm mới kiêng kỵ không cho lửa, cho nước để tránh xui xẻo

Chuyện thường ngày

Một ngày đầu xuân Nhâm Dần, cùng gia đình đi tham quan vui chơi tại Công viên Thủ Lệ, tôi có dịp tìm hiểu, trò chuyện với những công nhân chăm sóc, nuôi dưỡng mãnh thú như: hổ, báo, gấu... Được tận mắt chứng kiến công việc của những cán bộ nơi đây tôi mới hiểu được nỗi vất vả của những "bảo mẫu" tại Vườn thú Hà Nội.

Chị Lê Thu Hà - bác sĩ thú y tại Vườn thú Hà Nội, kể, hai năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch nên Vườn thú có lúc phải đóng cửa, nhưng việc chăm sóc các loài vật tại đây vẫn diễn ra bình thường. Đợt này, Vườn thú Hà Nội đang cải tạo, xây dựng một số chuồng, trại để tạo không gian tốt hơn cho một số loài vật, trong đó có các “Chúa sơn lâm”.

Tại Vườn thú Hà Nội hiện có tổng cộng 9 cá thể hổ đang được chăm sóc, đa phần là giống hổ Đông Dương. Trung tâm chăm sóc được chia thành 2 khu: Khu chăm sóc hổ trưng bày và khu chăm sóc hổ sinh sản. Hiện tại, cá thể hổ nhỏ tuổi nhất tại đây là 3 tuổi, nhiều nhất từ 16-17 tuổi.

Chị Hà đưa tôi vào nơi ở tạm của một số con hổ để quan sát gần hơn loài mãnh thú này. Trước đó, để vào khu vực "không phận sự, miễn vào" này, chúng tôi phải báo cáo với đơn vị quản lý. May mắn được vào đây tác nghiệp, bên cạnh tôi luôn có một nam công nhân đi kèm, anh luôn nhắc tôi giữ khoảng cách an toàn với chấn song chuồng thú ít nhất 1m.

Năm Nhâm Dần kể chuyện những người chăm sóc "Chúa sơn lâm"
Chị Trần Thị Ngọc: "Việc chăm sóc các cá thể hổ vừa là niềm vui nhưng cũng nhiều khó khăn". (Ảnh: Lê Phú)

Tại đây, tôi gặp chị Trần Thị Ngọc, với dáng người mảnh dẻ, khuôn mặt hiền hậu, ít ai nghĩ rằng chị là người đã gắn bó với công việc chăm sóc hổ hơn hai mươi năm. Lúc này, chị Ngọc đứng gần một con hổ lớn, nói chuyện với nó như người bạn. Con hổ trông to lớn, hung dữ, nhưng lại tỏ ra thân thiện với chị Ngọc.

Chị Ngọc là một trong số những công nhân được giao trọng trách chăm sóc những loài thú dữ của Tổ chăm sóc thú dữ (Tổ gồm hơn 10 thành viên), chia thành các ca kíp trực bắt đầu từ 7h30 tới 16h30 hàng ngày. Chuồng nuôi hổ được chia thành 2 khu, được ngăn cách bởi các bức tường bê tông và hàng rào sắt kiên cố.

Hơn 20 năm nay, công việc của chị Ngọc là tắm rửa và cho những chú hổ, sử tử, gấu ở trong công viên ăn. Xuất phát từ tình yêu thương động vật, công việc chăm sóc thú dữ đến với chị Ngọc như một cơ duyên.

Chị Ngọc tâm sự, những ngày đầu, khi mới đến làm việc tại công viên, chị gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp, chị đã dần làm quen và ngày càng yêu thích công việc của mình.

"Những con vật hung dữ ấy cũng có tình cảm thân thiết như con người. Tôi vẫn thường vuốt ve chúng khi rảnh rỗi. Sáng nào thấy tôi các bạn ấy cũng mừng và có những cử chỉ âu yếm, thân thiện với mình.

Tuy nhiên, chúng vẫn là những loài vật ăn thịt, vẫn có bản năng hoang dã nên chúng tôi luôn phải đề phòng. Tôi và nhiều đồng nghiệp cũng đã từng bị các vết cào, cắn của hổ và sư tử khi đùa nghịch với chúng", chị Ngọc nói.

Năm Nhâm Dần kể chuyện những người chăm sóc "Chúa sơn lâm"
Hiện tại, Công viên Thủ Lệ có 10 cán bộ công nhân thay nhau chăm sóc, nuôi dưỡng các loại thú dữ. (Ảnh: Tuấn Anh)

Cũng theo chị Ngọc, chế độ ăn của hổ cũng phải đảm bảo chất lượng, thức ăn tươi sống và đầy đủ chất dinh dưỡng. Từng con hổ theo lứa tuổi khẩu phần ăn sẽ khác nhau. Mỗi suất ăn của hổ sẽ bao gồm thịt bò và sườn, thực đơn cũng có thể thay đổi theo ngày.

Tuy nhiên, với những cá thể hổ trẻ tuổi thì có thể cho ăn cả tảng thịt lớn hoặc xương, nhưng với cá thể hổ lớn tuổi chế độ ăn lại phải thay đổi cho phù hợp.

Những lúc chúng vui sẽ thường xuyên chạy nhảy, chơi đùa. Lúc hổ ốm sẽ nằm bệt, bỏ ăn. Những lúc như vậy, chị Ngọc phải vuốt ve, dỗ dành để chúng ăn. Mỗi khi thấy hổ có vẻ mệt mỏi, bỏ ăn là lòng chị lại nóng như lửa đốt.

Tâm huyết với nghề đã chọn

Cũng như chị Ngọc, đều đặn 7h30 mỗi ngày, anh Nguyễn Quang Phúc - Tổ trưởng Tổ thú dữ, lại có mặt tại chuồng nuôi hổ để cùng những công nhân khác bắt đầu cho ngày làm việc.

Anh Phúc đã gắn bó với việc chăm sóc hổ tại Vườn thú Hà Nội từ năm 1996 tới nay. Suốt hơn 25 năm làm việc, anh Phúc vẫn còn nhớ lần bị thương khi cho hổ ăn cách đây 18 năm.

"Nguyên tắc cho thú ăn là phải đưa cả tảng thịt để chúng lấy răng xé. Khi đó tôi cầm tảng thịt vứt qua cửa, nhưng miếng thịt bị kẹt ở chấn song nên tôi cố đẩy vào. Con hổ đói vồ nhanh như chớp, móng vuốt vô tình móc xuyên bàn tay phải của tôi.

Nếu không có kinh nghiệm, một người giật mình, tay yếu, có thể bị hổ lôi vào chuồng, rất nguy hiểm. Tôi khi đó phải gồng hết sức, chấp nhận vết thương rách toạc để giật tay lại", anh Phúc kể.

Nhìn vào vết sẹo trên tay, anh Phúc cho biết phải rất cảnh giác và tuân thủ quy định an toàn tuyệt đối, vì chỉ cần bất cẩn một giây là tai nạn sẽ ập đến. Để làm được công việc hiện tại ngoài việc kiên trì, can đảm thì cần phải dành tình cảm, tình yêu thương với động vật.

Năm Nhâm Dần kể chuyện những người chăm sóc "Chúa sơn lâm"
Khi cho hổ ăn, phải rất cảnh giác và tuân thủ quy định an toàn tuyệt đối. (Ảnh: Tuấn Anh)

Về khoản ăn uống, hổ thuộc loại ăn tốn kém và kén chọn nhất. Mỗi ngày, suất của một chú hổ là 5 kg thịt bò và 1kg kg sườn, tất cả đều phải là thịt tươi ngon loại đầu bảng.

Ngoài ra, cứ đến ngày cuối tuần, hổ được bổ sung 2 lạng gan nhằm điều tiết hệ tiêu hóa, tránh bị táo. Những ngày Tết, thịt bò đắt đỏ, có khi không mua được loại ngon, anh em phải mua gà về cắt tiết vặt lông, làm sạch lòng mề thì hổ mới chịu ăn, chứ để cả con thì bỏ ngay.

"Vừa cho ăn, chúng tôi phải vừa theo dõi chúng ăn nhanh hay chậm, có bỏ ăn, uể oải hay không để phát hiện dấu hiệu bất thường. Ấy là những lúc cho ăn, sau khi hổ ăn, chúng tôi lại phải thường xuyên kiểm tra… phân của hổ, để thay đổi khẩu phần ăn sao cho phù hợp. Nếu hổ bị bệnh đường ruột thì tăng xương, bị táo thì tăng gan, giảm xương…", anh Phúc nói.

Theo anh Phúc, nuôi hổ là nghề vất vả. "Mình ốm không sao chứ hổ ốm thì lại khổ”, anh Phúc cười đùa. Do việc nuôi nhốt không được như tự nhiên, nên phải cố gắng làm sao để hổ được sống trong điều kiện tốt nhất trong khả năng...

Dõi mắt theo những "đứa con" sau song sắt, anh Phúc trầm ngâm: "Anh em trong Tổ thú dữ tại đây đều tự nhủ với nhau chăm sóc hổ phải có tâm mới gắn bó được với nghề".

Ông Phạm Đình Mạnh - Trưởng phòng Kỹ thuật (Công viên Thủ Lệ), cho biết, hiện tại, Công viên Thủ Lệ có 10 cán bộ, công nhân thay nhau chăm sóc, nuôi dưỡng các loại thú dữ. Tất cả công nhân đều thay ca nhau làm việc bất kể ngày lễ, Tết.

Công việc của họ bắt đầu từ 7h đến tận đêm. Mỗi cán bộ chăm sóc thú đều thân quen với hổ, sư tử như những người thân trong gia đình. Lịch làm việc của anh em trong đội ngày nào cũng vậy, sáng bắt đầu từ 7h30 với công việc dọn vệ sinh chuồng trại, thay cát bể vầy. Đến 10h bắt đầu cho ăn, loài hổ đặc biệt chỉ ăn một bữa trong ngày. Đến chiều, nhân viên lại lùa hổ ra chuồng phụ. Nghe có vẻ rất nhàn nhã nhưng thực ra nếu ai được tận mắt chứng kiến công việc sẽ hiểu được nỗi vất vả.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng. Mỗi lễ hội có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng miền.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

(LĐTĐ) Những ngày đầu Xuân năm mới, đông đảo khách thập phương đến khu di tích lịch sử Đền Trần - chùa Phổ Minh (Lộc Vượng, Nam Định) chiêm bái và vãn cảnh đầu xuân. Đây là một nét đẹp và cũng là thói quen không thể thiếu trong những ngày đầu năm của nhiều người dân thành Nam.
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Xem thêm
Phiên bản di động