-->

Chuyện về những "chiến binh" áo Blouse trắng thời "giặc SARS"

Hôm nay (27/2) là ngày để chúng ta tri ân những người mang sứ mệnh cứu người. Và trong ngày đặc biệt này, trong tôi lại trào dâng cảm xúc về những "chiến binh" mặc áo Blouse trắng chống lại giặc SARS hơn 2 thập kỷ trước.
Bộ Y tế yêu cầu thực hiện nghiêm giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 Từ 00 giờ ngày 15/5/2022 nhập cảnh vào Việt Nam không phải xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 Chuyên gia khuyến cáo nên xét nghiệm kháng thể SARS-CoV2 diện rộng cho trẻ em

Mệnh lệnh từ trái tim

22 năm trước, vào một ngày đầu tháng 3/2003, y tá Nguyễn Thị Mến, công tác tại Bệnh viện Việt Pháp bị nhiễm virus SARS. Lúc đó, chị không có khái niệm về căn bệnh toàn cầu này. Một thời gian ngắn sau đó, một loạt bệnh nhân nhập viện Việt Pháp vì căn bệnh kì lạ nhưng hết sức nguy hiểm.

Nguồn lây bệnh bắt đầu từ một người nước ngoài. Người này nhập viện Việt Pháp vào ngày 26/2, với các triệu chứng giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ, sốt, ho nhiều và khó thở sau khi nhập cảnh được 3 ngày. Ở thời điểm đó, các y bác sĩ đã để ý thấy bệnh nhân ho quá nhiều, có lúc ho liên tục trong 40 phút. Họ chẩn đoán ông đã nhiễm cúm gà Hong Kong và các nhân viên y tế không dùng bất cứ biện pháp phòng ngừa nào.

Ngày 12/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức ra báo động toàn cầu về đại dịch SARS. Chỉ trong một thời gian ngắn, SARS đã lây lan ra 32 quốc gia, hơn 8.000 người mắc và 916 người tử vong. Việt Nam cũng là nước hứng chịu dịch bệnh với 65 người bị nhiễm, 5 người tử vong. Chỉ riêng Bệnh viện Việt Pháp, dịch SARS đã khiến 44 y tá, bác sĩ lây bệnh, 6 người (trong và ngoài nước) đã tử vong. Ngoài ra, có 2 người liên quan cũng tử vong...

Chuyện về những
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đơn vị hai lần tuyên bố phân lập được virus SARS và virus corona mới (nCoV).

Lúc này, đa số người dân đều nghĩ rằng, chiến tuyến đương đầu với giặc SARS chính là ở hai bệnh viện: Việt Pháp và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chứ ít ai nghĩ rằng một mặt trận nữa cũng đang diễn ra ngay trong lòng Hà Nội. Ở đó các y bác sĩ cũng phải đương đầu với tử thần SARS, thậm chí sự nguy hiểm còn hơn gấp cả trăm lần. Đó chính là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Một buổi chiều tháng 3/2003, trong căn phòng nhỏ, GS.TS. Hoàng Thuỷ Nguyên, chuyên gia đầu ngành về virus học đi lại nhiều lần, ánh mắt đăm chiêu, ông đang tìm thứ ngôn ngữ diễn đạt tốt nhất nhằm giảm tải được nỗi lo lắng cho người đối diện. Bởi ít phút nữa, cô bác sĩ Nguyễn Thị Thường ông cho gọi sẽ có mặt ở đây. Từng đảm nhận chức Viện trưởng, sau khi về hưu ông vẫn toàn tâm gắn bó với viện, với phòng thí nghiệm.

Sau tiếng chào khe khẽ, nữ bác sĩ ông cần đã có mặt. Cố ra vẻ bình tĩnh, ông nhẹ nhàng: “Cô Thường này, hôm nay tôi gọi cô lên đây có việc, tình hình dịch SARS thì cô biết rồi đấy mà SARS thì cả thế giới người ta làm rồi nhưng bây giờ mình có dịch thì mình phải làm thôi. Tôi muốn cô vào phòng thí nghiệm phân lập virus SARS”.

Mệnh lệnh từ trái tim không cho phép người nữ bác sĩ nói lời thoái thác dù biết tính mạng có thể bị virus nguy hiểm tước đi bất cứ lúc nào.

Vậy công việc lúc này bác sĩ Thường và các đồng nghiệp sẽ phải làm là gì? Thay vì nghe kết quả chẩn đoán lâm sàng về SARS từ các bệnh viện, đội ngũ giáo sư và bác sĩ của Viện phải có câu trả lời cụ thể rằng bệnh phẩm lấy từ cơ thể người nhiễm bệnh có chắc chắn là SARS hay không. Từ đó ta mới có hướng điều trị rõ ràng hoặc sản xuất ra vacxin, những bộ kit phục vụ điều trị bệnh.

Hôm đó là thứ hai, ngày 7/4/2003, bệnh phẩm đầu tiên nhóm tiến hành làm được mang về từ một bệnh nhân quê Ninh Bình. Bằng cách áp dụng dòng tế bào Vero thường, sau 24h bác sĩ Thường không khỏi ngỡ ngàng khi kết quả cho thấy đã phân lập được virus SARS. Nhưng PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền vẫn yêu cầu theo dõi thêm cho chắc chắn. 80h nữa trôi qua, kết quả đúng như mong đợi khiến các chuyên gia y tế của Mỹ cũng phải ngạc nhiên.

Ngày 28/4/2003, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch.

Bằng kết quả này, cùng với Mỹ, Việt Nam trở thành nước thứ hai trên thế giới phân lập được virus SARS. Ít ngày sau, nhóm thí nghiệm cũng trung hòa thành công, huyết thanh của bệnh nhân SARS hồi phục.

Sinh tử trong gang tấc

Hãy hình dung, mỗi chai tế bào 10ml cũng đồng nghĩa với việc bên trong chứa tới 100 triệu con virus SARS. Mỗi khi mở chai tế bào ra, nhóm có nguy cơ phơi nhiễm với hàng triệu triệu virus.

Đây cũng là lý do vì sao chúng tôi luôn nói nguy cơ dính SARS của cả nhóm rất cao, tính mạng họ có thể bị virus SARS lấy đi bất cứ lúc nào, bởi khi đó chưa có loại thuốc nào chế ngự được căn bệnh này.

Chuyện về những
TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Thường.

Ngày ấy, ta nghèo từ phòng thí nghiệm đến trang bị cá nhân của các bác sĩ. Bác sĩ Thường kể lại: “Phòng thí nghiệm có tủ an toàn sinh học, tủ ấm và kính hiển vi nhưng chất lượng kính kém lắm, camera quay và chụp hình ảnh cũng không có. Với cá nhân như tôi, việc sắm một chiếc máy ảnh kĩ thuật số càng là chuyện không thể. Để ghi lại kết quả thí nghiệm, tôi phải vẽ vào nhật ký, vẽ không đẹp nhưng vẫn vẽ”.

Hình ảnh CPE sắc nét được công bố rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng sau này là nhờ máy ảnh của một chuyên gia CDC Mỹ chụp lại và gửi tặng bác sĩ Thường.

Thời điểm đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE) chưa có phòng thí nghiệm P3 nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ bác sĩ làm việc và tránh lây lan virus ra ngoài. Tháng 5/2003, Viện nhận được thư của WHO khuyến cáo các nước không có P3 thì không nên làm phân lập SARS. Nhưng dịch SARS hoành hành ta vẫn cứ phải làm thí nghiệm trong điều kiện thiếu an toàn.

Sau đó một tuần, WHO chính thức yêu cầu ta dừng phân lập. Đây chính là một trong những lý do quan trọng để sau này ta thành lập ra những phòng thí nghiệm hiện đại, đủ sức đương đầu với đại dịch lớn.

Mùa Xuân không trọn vẹn

Tháng 2, khi những cánh hoa đào báo mùa Xuân vẫn còn tươi tắn, khi hoa mận phủ trắng núi rừng Tây Bắc thì tại một góc nhỏ khiêm nhường trong khuôn viên Bệnh viện Việt Pháp là rêu phong và nét thời gian vây phủ kín ngôi miếu nhỏ vốn là nơi thờ 6 y bác sĩ đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS 22 năm trước.

Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người, theo thứ tự thời gian họ đều ra đi năm 2003: Y tá Nguyễn Thị Lượng 15/3; bác sĩ Jean - Paul Dirosier 19/3; y tá Phạm Thị Uyên 24/3; bác sĩ Nguyễn Thế Phương 24/3; bác sĩ Nguyễn Hữu Bội 12/4 và bác sĩ Jacque 7/2003 (mất sau khi về Pháp).

Ngày ấy, cái chết cũng sẽ đến bất cứ lúc nào với không ít bác sĩ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Họ sẵn sàng hy sinh để làm nên sự sống cho cộng đồng.

22 năm trước, PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh và bác sĩ Nguyễn Thị Thường không bao giờ nghĩ rằng mình lại có một kỷ niệm nghề nặng nề đến như vậy. Sau thành công phân lập được virus SARS từ một bệnh nhân quê Ninh Bình thì mẫu bệnh phẩm tiếp theo mang tới Phòng thí nghiệm lại được lấy trên cơ thể của 3 y bác sĩ đồng nghiệp vừa hy sinh tại Bệnh viện Việt Pháp. Trên mỗi mẫu bệnh phẩm còn ghi rõ tên từng người. Họ ra đi khi không kịp đón một mùa Xuân trọn vẹn.

Trong câu chuyện với chúng tôi, bác sĩ Thường nhớ lại: “Trước đây, coronavirus toàn chỉ gây cảm cúm “vớ vẩn” thôi. Tôi nhớ cô giáo dạy chúng tôi về họ Coronaviridae ở Viện Pasteur Paris. Mở đầu bài học, cô nói: “Tôi cũng thích làm việc với các tác nhân “quý tộc” như HIV, cúm, Dengue….nhưng ở Pháp tôi không xin được việc, chỉ còn mỗi vị trí làm với Coronaviridae thôi nên tôi đành chấp nhận làm việc với cái con virus “nhà quê” này vậy”. Từ một virus “nhà quê”, chỉ một thời gian sau nó đã tạo ra nhiều chủng mới cực kì nguy hiểm như: SARS, MERS, Covid-19.

Từ tuyên bố phân lập được virus SARS, giờ đây ta cũng là một trong số ít các nước công bố phân lập thành công chủng virus corona mới (nCoV) trong phòng thí nghiệm, tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV, sau được đổi tên thành Covid-19. NIHE một lần nữa làm nên điều kì diệu này.

Sau cuộc chiến chống SARS, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền Thanh và bác sĩ Nguyễn Thị Thường đều được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tháng 11/2017, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền Thanh chính thức về hưu sau 36 năm gắn bó với NIHE.

Còn với TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Thường, chị vẫn vui vẻ với công việc chuyên môn tại phòng thí nghiệm viêm gan, Khoa virus. Hằng tuần, chị vẫn đều đặn tới giảng dạy tại Đại học Y và Đại học Việt Pháp thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.

Khắc Hạnh

Nên xem

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng. Tại một số doanh nghiệp, giá vàng miếng và vàng nhẫn đã lên mức kỷ lục 111 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.
Nhận định Newcastle vs Crystal Palace: “Chích chòe” tung cánh

Nhận định Newcastle vs Crystal Palace: “Chích chòe” tung cánh

Cuộc tiếp đón Crystal Palace trên sân St. James’ Park sắp tới là cơ hội quý giá để Newcastle United khẳng định lại vị thế tại Premier League. Sau những tháng đầu mùa có phần thiếu ổn định, đội bóng của HLV Eddie Howe đang cho thấy tín hiệu khởi sắc cả về phong độ lẫn tinh thần thi đấu.

Tin khác

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn Thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Một người lớn tử vong do sởi

Một người lớn tử vong do sởi

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm 2025. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Xem thêm
Phiên bản di động