Chuyên gia khuyến cáo nên xét nghiệm kháng thể SARS-CoV2 diện rộng cho trẻ em
Chuyên gia dịch tễ: Nên làm thêm xét nghiệm kháng thể Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu không sử dụng xét nghiệm kháng thể Covid-19 sai mục đích |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Hiện nay, dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt, cuộc sống người dân đã trở lại “bình thường mới”. Bên cạnh đó, thời gian gần đây tốc độ tiêm chủng tại một số địa phương đang chậm lại, đặc biệt là công tác tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi, một số nơi còn có văn bản đề nghị không nhận vắc xin hoặc điều chuyển vắc xin đã được phân bổ. Trước thực tế này, Bộ Y tế vẫn thường xuyên đốc thúc các địa phương triển khai tiêm chủng phòng Covid-19 để đảm bảo công tác phòng dịch.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội về nội dung này, GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội cho biết, có thực trạng trên. Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, tốc độ tiêm chủng cho trẻ em hiện nay đang chững lại do dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt.
“Song bên cạnh đó cũng phải thừa nhận, nhóm đối tượng được tiêm lần này là con cháu chúng ta, nên bất cứ người làm bố mẹ, ông bà nào cũng rất quan tâm, lo lắng và trong tâm lý phụ huynh nhiều người vẫn đang lo ngại về tác dụng phụ của vắc xin”, GS.TS Nguyễn Anh Trí lý giải.
Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, hiện, tình hình tiêm chủng đang bị chững lại, Bộ Y tế đã đề nghị lên Chính phủ, có yêu cầu các tỉnh tiêm vắc xin cho trẻ. Đánh giá đây là sự cố gắng của Bộ Y tế, song ông Trí cho rằng, giải pháp này còn mang tính hành chính nhiều hơn.
Dưới góc độ nhà khoa học về y khoa, GS.TS Nguyễn Anh Trí cho rằng, cần có cách làm thuyết phục hơn, đúng hơn, dựa trên cơ sở khoa học, chứ không phải dựa trên mệnh lệnh hành chính.
“Tôi cho rằng, nên làm xét nghiệm kháng thể cho các cháu trên diện rộng, xét nghiệm này không đắt, trường hợp nào nồng độ kháng thể cao có thể tạm hoãn hoặc không cần tiêm chủng. Còn trường hợp nào chưa có kháng thể thì mới nên tiêm. Cách làm này nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bởi qua 2 năm dịch bệnh, nhiều trẻ có thể đã bị nhiễm bệnh, có miễn dịch cộng đồng tự nhiên. Nếu trẻ đã có kháng thể nồng độ cao thì không cần phải tiêm vaccine ngay. Theo tôi 6 tháng trẻ làm xét nghiệm một lần và yên tâm đi học, chỉ những trẻ nào không có kháng thể và kháng thể quá thấp mới tiêm. Như vậy, sẽ an toàn và tiết kiệm hơn”, ông Trí chia sẻ.
![]() |
GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội. |
Chuyên gia này cho rằng, cách làm này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, đây là cách làm an toàn và rất khoa học, đồng thời cũng giúp người dân tiếp nhận việc tiêm vaccine cho trẻ em thoải mái hơn, hiệu quả hơn, đúng đối tượng hơn.
Trước đó, ngày 25/5, Bộ Y tế có Công điện 702/CĐ-BYT chỉ đạo triển khai tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Tại công điện này, Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 21/5/2022, cả nước đã triển khai tiêm được hơn 219 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Các địa phương đã nỗ lực tổ chức tiêm chủng trong thời gian qua đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả, đạt tỷ lệ tiêm chủng liều cơ bản cao.
Theo Bộ Y tế, hiện nay số vắc xin Bộ đã tiếp nhận đủ để sử dụng tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêm chủng. Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các địa phương rà soát đối tượng tiêm và đề xuất nhu cầu vắc xin trong thời gian tới.
Tuy nhiên theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các địa phương có văn bản đăng ký nhu cầu tháng 5-6/2022 chưa đầy đủ, một số địa phương có văn bản đề nghị không nhận vaccine hoặc điều chuyển vắc xin đã được phân bổ dẫn đến việc có thể không đạt được mục tiêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp lần thứ 14 Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 trực tuyến với các địa phương.
Để tăng cường công tác tiêm chủng nhằm đạt các mục tiêu tiêm chủng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Y tế đề nghị các địa phương quan tâm chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan khẩn trương tiếp tục rà soát đối tượng, tập trung đẩy mạnh việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong quý 2/2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Nếu địa phương nào không tiếp nhận đủ vắc xin sử dụng để tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên, cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và không rà soát đủ đối tượng thuộc diện phải tiêm, để xảy ra dịch tại địa phương thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.
Theo Nguyễn Trang/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng
Tin khác

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công
Y tế 25/07/2025 17:45

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Xã hội 24/07/2025 15:56

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết
Y tế 24/07/2025 15:54

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản
Y tế 23/07/2025 13:07

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân
Y tế 22/07/2025 18:56

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão
Y tế 22/07/2025 10:57

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống
Y tế 21/07/2025 20:07

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3
Y tế 21/07/2025 18:24

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3
Y tế 21/07/2025 15:56

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết
Y tế 21/07/2025 10:49