-->

Chuyện tác nghiệp ở Trường Sa

Reng … reng … reng … tiếng chuông báo thức vang lên, hàng chục phóng viên trên tàu KN-491 vội bật dậy, ôm chiếc laptop leo lên boong tàu để “canh sóng” gửi tin bài về tòa soạn. Lúc đó là 2 giờ sáng, tàu đang neo đậu gần đảo Đá Tây A (thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).
Nhà giàn DK1 vững vàng nơi trùng khơi
Những pháo đài vững chắc giữa biển khơi
Những chàng trai Hà Nội ở Trường Sa
2059 20191225 105523 1
Phóng viên báo Lao động Thủ đô gặp gỡ trò chuyện với chiến sĩ Hà Nội đang công tác trên đảo Trường Sa Lớn (Ảnh Mai Quý)

“Canh sóng” ở nơi sóng dạt dào

Đối với những phóng viên đã từng đi tác nghiệp ở Trường Sa, có lẽ chuyện “canh sóng” lúc nửa đêm đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ nhất trong suốt chuyến hải trình. Ở giữa trùng khơi, sóng biển dạt dào nhưng sóng điện thoại và mạng Internet lại chập chờn khiến quá trình tác nghiệp và gửi tin bài về tòa soạn trở thành một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Nhưng cũng chính nhờ đó mà sự kiên nhẫn của mỗi phóng viên có dịp được tôi luyện, minh chứng là đã có không ít những tác phẩm báo chí được “thai nghén” ngay trên tàu và gửi về đất liền, đảm bảo tính thời sự và yêu cầu của tòa soạn.

Để “canh sóng” chúng tôi phải đợi tàu neo đậu gần các đảo, bởi khi đó sóng điện thoại mới xuất hiện. Lúc này, không ai bảo ai, mỗi người chọn một góc trên tàu, gọi điện về hỏi thăm gia đình, trao đổi công việc… thành ra bị nghẽn mạng, nên việc kết nối dữ liệu di động để gửi tin bài về tòa soạn gần như là “nhiệm vụ bất khả thi”. Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chúng tôi lựa chọn phương án tối ngủ sớm, để đêm thức “canh sóng” gửi tin bài về tòa soạn.

Đến 2 giờ sáng, khi chuông báo thức kêu, những người cần gửi tin bài về tòa soạn lại lẳng lặng ôm laptop lên boong tàu để “canh sóng”. Khi đó, mọi người đã ngủ say, nên sóng điện thoại di động khỏe hơn, nhưng sóng 3G vẫn phập phù, có những hôm thức trắng đêm mà vẫn không bắt được sóng.

Chúng tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của nhà báo Dương Hưng (Báo Thái Nguyên) lọ mọ mấy đêm liền để “canh sóng” gửi những bài viết chân thực, xúc động về cuộc sống, con người ở Trường Sa về tòa soạn để kịp in số báo Xuân 2020.

Anh ví von: “Mười mấy năm làm nghề mà chưa khi nào cảm thấy khó khăn như lúc này, gửi bài về tòa soạn mà như đi đánh giặc. Nào là phải giảm dung lượng ảnh tối đa nhưng vẫn đảm bảo khi in không bị vỡ ảnh, nào là lựa chọn hình thức gửi qua Email, Facebook, Zalo… để nhanh tới được người nhận.

Trong khi đó, ở tòa soạn liên tục giục gửi bài về mà đâu có biết ở giữa biển khơi mênh mông việc bắt được sóng điện thoại hay mạng Internet là rất khó khăn. Nhiều lúc nản quá tưởng như bỏ cuộc nhưng khi nghe thấy tiếng báo thức lại bật dậy ôm máy lên boong tàu để “canh sóng”.

Có những đêm ngồi trên boong tàu, từng cơn gió biển thổi đến buốt óc, dù đã thả neo, nhưng tàu vẫn lắc lư, chòng chành theo từng đợt sóng khiến chúng tôi vừa phải ôm máy vừa phải bám chặt vào thành tàu. Có những người may mắn đã mỉm cười ngay lần đầu “canh sóng” vì tìm đúng điểm “sóng rơi”, nhưng cũng có những người dường như may mắn không mỉm cười khi ảnh đã load được đến 90% lại đột nhiên mất sóng và rồi họ lại kiên nhẫn “canh sóng”.

Dù thành hay bại trong việc “canh sóng” nhưng tất cả đều cảm thấy vui và hạnh phúc khi được tác nghiệp, được trải qua những thử thách ở nơi đầu sóng ngọn gió để thấy Trường Sa thật gần, để thấy trân quý hơn nghề báo mà mình đã chọn.

Vượt gian nan tìm niềm hạnh phúc

Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự, tự hào và là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Nhưng để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn, mỗi người đều phải vượt qua thử thách của biển cả và giới hạn của bản thân. Trong chuyến hải trình từ Quân cảng Cam Ranh ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, có những ngày biển động, gió lớn, những con sóng cao chừng 5 – 7 mét đua nhau táp mạnh vào mạn tàu khiến mọi thứ trở nên chao đảo, chòng chành.

Có thể nói, phóng viên báo chí đến với Trường Sa dường như đã trở nên gắn bó hơn với quân và dân trên đảo, hòa cùng với đời sống của họ để thấu hiểu, sẻ chia và truyền tải tâm tư tình cảm của quân, dân Trường Sa đến với bạn đọc cả nước. Mỗi một bài viết, hình ảnh, câu chuyện chân thực nhất về Trường Sa được truyền tải tới đất liền sẽ góp phần tiếp thêm sức mạnh để những cán bộ, chiến sĩ đang công tác ở Trường Sa luôn vững tay súng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhiều phóng viên lần đầu đi đảo, chưa quen với sóng gió đã thấm mệt và say sóng. Có những lúc tưởng như cơn say sóng sắp đánh gục, tưởng như có lúc rụng tim vì sợ. Nhưng khi được ngắm nhìn và đặt chân lên những hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc, được chứng kiến sức sống kỳ diệu tại mảnh đất khắc nghiệt nơi đầu sóng ngọn gió thì mọi mệt mỏi đều tan biến.

Để lên được các đảo, đa phần phóng viên phải “tăng bo” bằng xuồng, với nhiều người, đó như một trò chơi “sinh tử”. Dù trên tàu và dưới xuồng đều có các thủy thủ dày dạn kinh nghiệm đón đỡ từng người, nhưng bước được xuống xuồng cũng không phải dễ. Mỗi người phải tận dụng thời khắc ngắn ngủi giữa hai ngọn sóng để xuống thật nhanh, phải đặt chân đúng chỗ để tránh bị kẹp giữa thành xuồng và mạn tàu.

Sóng lớn, xuồng lắc nhồi liên tục, chỉ đi tay không đã thấy mệt và nguy hiểm, huống hồ phóng viên phải mang theo đủ thứ nào là máy ảnh, máy quay, laptop, sổ sách… để phục vụ cho quá trình tác nghiệp. Khi xuống xuồng, các thiết bị tác nghiệp luôn được bọc kín bằng nhiều lớp ni lông bởi chỉ cần dính nước biển là máy rất dễ bị hỏng.

Do hải trình phải trải qua nhiều đảo chìm, đảo nổi nên thời gian mỗi lần tàu vào thăm các đảo thường rất ngắn, với đảo chìm chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ, còn đảo nổi thì nhiều thời gian hơn, thường là 1 ngày 1 đêm, nên phóng viên phải tranh thủ tối đa thời gian, kể cả giờ nghỉ, giờ ăn để tác nghiệp, lấy tư liệu.

Tác nghiệp ở Trường Sa, ngoài việc phát hiện đề tài mới lạ thì làm sao ghi lại được những tấm ảnh, những cảnh quay đầu tiên, những khoảnh khắc sống động, độc đáo cũng là cả một vấn đề lớn. Cường độ làm việc luôn được đẩy lên cao nhất, không có thời gian dành cho nghỉ ngơi vì mỗi phút giây trên đảo đều rất đáng quý, không dễ có lại được.

Ở trên đảo Trường Sa Lớn và đảo Thuyền Chài, chúng tôi may mắn gặp được các cán bộ chiến sĩ là những người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội đang công tác tại đây. Trong niềm vui khôn tả, các anh kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống ở trên đảo, về tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn, đoàn kết cùng nhau vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy.

Thiếu úy Nguyễn Việt Phương (quê ở Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) vui mừng nói: “Tôi bắt đầu ra đảo Trường Sa Lớn công tác từ năm 2019, xa gia đình, xa đất liền nên mỗi khi có đoàn công tác từ đất liền ra thăm chúng tôi rất hào hứng đón đợi. Đó chính là động lực để lính đảo chúng tôi vượt qua khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao”.

Tận dụng khoảng thời gian quý báu trên các đảo, chúng tôi được chứng kiến và tham gia vào nhiều hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đây, từ hoạt động văn hóa thể thao, tăng gia sản xuất đến tuần tra canh gác và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Có thể nói, phóng viên báo chí đến với Trường Sa dường như đã trở nên gắn bó hơn với quân và dân trên đảo, hòa cùng với đời sống của họ để thấu hiểu, sẻ chia và truyền tải tâm tư tình cảm của quân, dân Trường Sa đến với bạn đọc cả nước.

Mỗi một bài viết, hình ảnh, câu chuyện chân thực nhất về Trường Sa được truyền tải tới đất liền sẽ góp phần tiếp thêm sức mạnh để những cán bộ, chiến sĩ đang công tác ở Trường Sa luôn vững tay súng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Xem thêm
Phiên bản di động