-->

Chuyện tác nghiệp của phóng viên thường trú

(LĐTĐ) Ở xa toà soạn, gắn bó với địa phương nơi thường trú, dù có những thiệt thòi, thiếu thốn nhưng anh em phóng viên thường trú luôn nỗ lực làm tốt công việc của mình, đóng góp cho toà soạn, cho địa phương.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân chúc Tết cán bộ, phóng viên báo Lao động Thủ đô Xứng đáng với niềm tin của bạn đọc

Khá áp lực

Tôi làm phóng viên thường trú của Báo Lao động Thủ đô tại Nghệ An, một địa phương có số lượng đông cơ quan báo chí Trung ương, địa phương khác đóng trên địa bàn, với số lượng phóng viên hùng hậu. Hiện nay, Nghệ An có 85 cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn, trong đó có 3 cơ quan báo chí địa phương, 39 Văn phòng đại diện, 43 cơ quan báo chí thường trú, với tổng số hơn 300 nhà báo, phóng viên.

Chuyện tác nghiệp của phóng viên thường trú
Phóng viên Báo Lao động Thủ đô tác nghiệp tại Nghệ An.

Phóng viên thường trú của các báo tại Nghệ An chủ yếu là người địa phương. Làm phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí tại Nghệ An khá áp lực. Áp lực đầu tiên là bởi Nghệ An có rất nhiều nhà báo công tác tại các báo lớn, nhỏ trên cả nước; người làm báo quê Nghệ An luôn được đánh giá cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tên tuổi trong nghề, trong xã hội, do đó, đòi hỏi các phóng viên trẻ, các thế hệ đi sau cũng phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tự tin tác nghiệp, khẳng định bản thân, kế thừa truyền thống. Tuy nhiên, áp lực này cũng là may mắn khi được các anh, chị đi trước chỉ dạy, dẫn dắt, khích lệ.

Áp lực thứ hai cũng thuộc về địa bàn hoạt động, Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ nên phóng viên thường trú ở đây phải nắm bắt, bao quát được các chương trình, sự kiện, hoạt động nổi bật, sự vụ nóng thu hút sự quan tâm của người dân để không bị sót tin; phải khai thác tin ở các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn, không thể theo từng lĩnh vực như phóng viên ở các Ban của toà soạn. Đặc biệt, có những phóng viên thường trú tại Nghệ An nhưng phải “ôm” luôn tin các tỉnh lân cận như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, thậm chí là cả 6 tỉnh Bắc Trung Bộ vì toà soạn chưa bố trí phóng viên ở đó.

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện, trong đó có 11 huyện, thị xã miền núi. Có những huyện như: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, từ thành phố Vinh đi lên phải mất 3 đến 4 tiếng, nếu vào các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới phải mất 6 đến 7 tiếng, vào đến nơi có khi trời tối, phải ở lại qua đêm, phóng viên lại thấp thỏm di chuyển khắp các vị trí để dò mạng điện thoại, máy tính.

Thế nên, khi xảy ra các sự vụ nóng trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An, anh em báo chí thường trú lại lên xe đi huyện và thỉnh thoảng đùa nhau: “Nhớ dặn toà soạn một tiếng sau chưa có bài đâu nhé”. Bởi vì đôi lúc toà soạn không thể nắm bắt, hình dung được hết về địa bàn phóng viên tác nghiệp nên giục bài thời sự. Cũng bởi địa bàn nhiều huyện miền núi nên khi anh em phóng viên thường trú đi làm việc cũng được hoà mình vào phong tục, thói quen của địa phương. Nhiều phóng viên chia sẻ khả năng uống rượu, uống nước chè xanh được nhiều hơn khi thường trú tại Nghệ An.

Áp lực thứ ba khi thường trú tại Nghệ An và có lẽ cũng là áp lực của phóng viên thường trú ở nhiều tỉnh, thành, đó là phải lo các việc như lựa chọn vị trí, bố trí văn phòng đại diện, văn phòng thường trú, trang bị thiết bị máy móc, các phương án tác nghiệp, quan hệ tại địa phương,… Toà soạn chủ yếu hỗ trợ từ xa và phóng viên thường trú phải trực tiếp làm các công việc liên quan đến hoạt động báo chí tại địa phương. Nhiều cơ quan báo chí chỉ bố trí được một người thường trú nên phóng viên phải quen với trạng thái một mình, thậm chí là cô đơn, nhất là khi đi các nơi tác nghiệp dài ngày.

Một điểm riêng của phóng viên thường trú ở Nghệ An như đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nghệ An thường nói một cách thú vị, đầy tự hào tại các cuộc họp giao ban báo chí, đó là những phóng viên mang tính cách người Nghệ: chân thật, hiền lành, yêu thương, tình nghĩa vô cùng nhưng cũng thẳng thắn, cương trực, phản biện, đấu tranh đến cùng với cái xấu, cái ác, một kiểu “yêu thì yêu đến chết và ghét thì cũng ghét đến chết”.

Gần 15 năm làm báo ở Nghệ An, tôi cảm nhận được tình yêu, trách nhiệm và những đóng góp của anh chị em báo chí thường trú dành cho tỉnh Nghệ An để đáp lại sự trân trọng, quan tâm, tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự yêu mến của người dân, bạn đọc. Không thể kể hết những nỗ lực để tuyên truyền kịp thời những chủ trương, chính sách của địa phương đến với người dân, phản ánh kịp thời tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; nêu gương người tốt, việc tốt; góp ý, phản biện trong các lĩnh vực; và phản ánh, đấu tranh với những tiêu cực, sai phạm.

Cũng không thể kể hết những hoạt động từ thiện, an sinh, xã hội, vì cộng đồng của các phóng viên báo chí thường trú để đồng hành với cấp uỷ, chính quyền chăm lo cho người dân; giúp nhiều mảnh đời éo le, khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Những đóng góp của các cơ quan báo chí trung ương cho địa phương là rất lớn.

Tự hào về nghề nghiệp của mình

Hằng năm, cứ cận kề kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), anh em báo chí thường trú lại nhắn tin, gọi điện cho nhau hẹn lịch liên hoan, chúc mừng ngày vui của nghề. Ở xa toà soạn, không có nhiều cơ hội được chung vui, tham gia các hoạt động của cơ quan trong dịp ý nghĩa, thế nên những buổi liên hoan của anh em “xa nhà” tự kết nối luôn ấm cúng, ý nghĩa và đáng nhớ. Và những hôm đó, câu chuyện của anh em cũng xoay quanh niềm vui, nỗi buồn của nghề báo; về mong mỏi của những người làm báo - những người lao động đặc thù về đời sống, thu nhập, sự quan tâm, thăm hỏi, chăm lo của toà soạn.

Tôi nhớ, một lần trong bữa nhậu ở thành phố Vinh, thư ký toà soạn của một tờ báo vào công tác, lúc cao hứng chia sẻ: “Tôi thề không sợ trời, không sợ đất, không sợ vợ, nhưng tôi sợ lên cơ quan vào thứ Hai. Vì thứ Hai phải họp giao ban, đông người mà bị nhắc nhở, phê bình là ngại lắm”. Cậu phóng viên trẻ thường trú ở Nghệ An, quê ở Hà Tĩnh ngồi đối diện thành thật nói: “Em lại mong được họp giao ban cơ quan, vì bữa đó, em nhìn thấy mọi người trong toà soạn, thấy mình có cơ quan làm việc, nhất là vui khi nghe tổng biên tập hỏi thăm anh em thường trú trước. Khi mô sếp hỏi, phóng viên Nghệ An có chưa là em trả lời rành to, có ạ”. Câu chuyện nhỏ thế thôi nhưng thể hiện phần nào những mong muốn, niềm vui giản đơn, tình cảm của anh em báo chí thường trú.

Mỗi phóng viên thường trú một nét tính cách và họ luôn tự hào bản thân là những người làm báo, tự hào về cơ quan báo chí của mình; đều xúc động, vui mừng khi bản thân, tên cơ quan công tác được xướng tên trong các giải thưởng báo chí của địa phương, của Quốc gia; nhiều phóng viên thầm lặng rong ruổi ở các huyện miền núi cao, đau đáu, trăn trở với những hoàn cảnh khó khăn, với những mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo, họ kêu gọi, vận động xây nhà, xây trường, xây cầu, hỗ trợ học phí cho học sinh,…Họ vui và tự hào khi làm được những việc tốt đẹp cho cuộc sống, cho cộng đồng.

Bản thân tôi đã trở nên quen thuộc và lấy làm vui khi nghe anh em đồng nghiệp, cán bộ công đoàn, các đơn vị giới thiệu một cách thú vị rằng: Đây là một người lao động của Thủ đô làm việc tại Nghệ An hay tờ báo thường trú tại Nghệ An, nơi sinh: Hà Nội.

Dù có những thiệt thòi, thiếu thốn, dù còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước nhưng anh em phóng viên thường trú ở Nghệ An luôn chia sẻ: vẫn bám trụ, gắn bó, yêu nghề, làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Và, họ vui, tự hào khi hằng năm đến ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, lại đón nhận những lẵng hoa tươi thắm, những lời chúc mừng, cảm ơn từ lãnh đạo tỉnh.

Mai Liễu

Nên xem

Nữ tân binh nhập ngũ: Viết tiếp thanh xuân tươi đẹp trong màu áo lính

Nữ tân binh nhập ngũ: Viết tiếp thanh xuân tươi đẹp trong màu áo lính

(LĐTĐ) Trẻ trung, xinh đẹp, vừa tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khi Tổ quốc gọi, cô gái Đặng Anh Thư đã làm đơn tình nguyện nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng, viết tiếp thanh xuân tươi đẹp trong màu áo lính.
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

(LĐTĐ) Sáng 12/2, sau phiên khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM sẽ hoàn tất thủ tục đầu tư trong tháng 2/2025

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM sẽ hoàn tất thủ tục đầu tư trong tháng 2/2025

(LĐTĐ) Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ cơ bản hoàn thành về mặt thủ tục đầu tư trong tháng 2/2025 để kịp khởi công xây dựng, nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đền Quán Thánh rộn ràng hoạt động văn hóa tâm linh đầu Xuân Ất Tỵ

Đền Quán Thánh rộn ràng hoạt động văn hóa tâm linh đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Đền Quán Thánh, một trong "Thăng Long tứ trấn" xưa, đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 8/2024. Được xây dựng từ thời nhà Lý và trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền tọa lạc bên Hồ Tây không chỉ là công trình kiến trúc có giá trị về mặt lịch sử mà còn là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Thăng Long - Hà Nội.
TP.HCM: Đào tạo nghề cho hơn 4.000 lao động nông thôn

TP.HCM: Đào tạo nghề cho hơn 4.000 lao động nông thôn

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ đào tạo nghề cho 4.170 lao động nông thôn gồm 1.648 người học nghề nông nghiệp và 2.522 người học nghề phi nông nghiệp; phấn đấu tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 85%.
Chủ tịch Quốc hội: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách

Chủ tịch Quốc hội: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa rất quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đức Phúc kết hợp Hoa hậu Thanh Thủy trong MV Valentine ngọt ngào

Đức Phúc kết hợp Hoa hậu Thanh Thủy trong MV Valentine ngọt ngào

(LĐTĐ) Sau thời gian úp mở với teaser MV khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên, đúng 20h00 ngày 11/02/2025, Đức Phúc chính thức phát hành MV “Chăm em một đời” - sản phẩm âm nhạc được ra mắt dịp Valentine, mang đến trải nghiệm có một không hai khi khán giả là nhân vật chính của câu chuyện.

Tin khác

Nữ tân binh nhập ngũ: Viết tiếp thanh xuân tươi đẹp trong màu áo lính

Nữ tân binh nhập ngũ: Viết tiếp thanh xuân tươi đẹp trong màu áo lính

(LĐTĐ) Trẻ trung, xinh đẹp, vừa tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khi Tổ quốc gọi, cô gái Đặng Anh Thư đã làm đơn tình nguyện nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng, viết tiếp thanh xuân tươi đẹp trong màu áo lính.
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử phạt thế nào?

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử phạt thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 13/2 đến 15/2, thanh niên cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025. Công dân đi nghĩa vụ quân sự cần lưu ý một số quy định về việc xử phạt, mức phạt đối với hành vi không chấp hành lệnh điều động.
Những điều cần biết về mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Những điều cần biết về mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

(LĐTĐ) Mâm cúng rằm tháng Giêng thường gồm có hoa quả, nhang đèn, vật thực… Tùy theo vùng miền, mâm cỗ cúng sẽ có những lễ vật khác nhau.
Cảnh giác với 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến trong nước

Cảnh giác với 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến trong nước

(LĐTĐ) Cài đặt 12 điểm giấy phép lái xe; đặt phòng khách sạn dịp cao điểm du xuân; bán sơn trên mạng xã hội là 3 chiêu trò lừa đảo trực tuyến trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 3/2 - 9/2) được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo tới người dân.
Ngôi chùa hàng trăm năm tuổi ở Bắc Giang bị cháy

Ngôi chùa hàng trăm năm tuổi ở Bắc Giang bị cháy

(LĐTĐ) Chùa Vẽ ở thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) có tuổi đời hàng trăm năm vừa bị cháy vào rạng sáng nay (10/2).
Kịp thời cứu 12 vận động viên đua thuyền bị lật trên sông Đồng Nai

Kịp thời cứu 12 vận động viên đua thuyền bị lật trên sông Đồng Nai

(LĐTĐ) Sau khi thuyền bị lật, các vận động viên rơi xuống nước đã được ca nô chuyên dụng cùng lực lượng cứu hộ thuộc Công an tỉnh Đồng Nai có mặt đưa lên bờ an toàn.
Xe container bốc cháy ngùn ngụt khi đang trên đường ở Bắc Ninh

Xe container bốc cháy ngùn ngụt khi đang trên đường ở Bắc Ninh

(LĐTĐ) Ngày 7/2, một xe đầu kéo đang chạy lên cầu Bình Than, Bắc Ninh thì bốc cháy ngùn ngụt khiến phần cabin bị thiêu rụi hoàn toàn.
Những bài văn khấn cúng ngày vía Thần Tài 2025

Những bài văn khấn cúng ngày vía Thần Tài 2025

(LĐTĐ) Ngày vía Thần Tài diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng, là dịp để những người làm ăn, kinh doanh cầu mong may mắn, tài lộc cho cả năm. Những người làm công việc khác cũng có thể cúng Thần Tài khi muốn có thêm may mắn về tài chính.
Nên xử lý thức ăn thừa sau Tết thế nào?

Nên xử lý thức ăn thừa sau Tết thế nào?

(LĐTĐ) Dân gian ta có câu “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”. Mâm cỗ Tết truyền thống luôn luôn phải đầy đặn, ngon lành với những món ăn giàu đạm, giàu chất béo. Tuy thế, vấn đề xử lý thức ăn thừa sau Tết lại khiến không ít người đau đầu.
Gợi ý chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025

Gợi ý chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025

(LĐTĐ) Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm là một dịp lễ quan trọng đối với những người kinh doanh buôn bán. Trong ngày này, người ta thường chuẩn bị mâm cúng Thần Tài với mong muốn nhận được sự phù hộ về tài lộc, làm ăn thuận lợi trong cả năm.
Xem thêm
Phiên bản di động